T
T$
Guest
Chính phủ Anh nói họ sẽ truy quét các cơ sở kinh doanh thuê nhân công bất hợp pháp
Các cơ sở kinh doanh thuê nhân công bất hợp pháp sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi "tổng lực từ bộ máy của chính quyền", thứ trưởng Di trú James Brokenshire vừa cảnh báo.
Tuyên bố "một cách tiếp cận mới" đối với "những chủ kinh doanh lừa đảo"- những người thuê nhân công di trú bất hợp pháp - ông nói họ đang lấy đi của công dân Anh công ăn việc làm và đẩy mức lương xuống thấp.
Các viên chức di trú được biết đang chuẩn bị một chiến dịch truy quét trong mùa thu này nhắm vào những khu vực nhất định.
Tờ The Times cho biết các công ty dịch vụ dọn vệ sinh, các địa điểm xây dựng và các nhà dưỡng lão sẽ là mục tiêu của chiến dịch này.
Phóng viên chính trị BBC Robin Brant cho biết các quan chức của Bộ Di trú sẽ tìm cách "tăng cường" các biện pháp thực tế để đương đầu với nạn lao động bất hợp pháp, hơn là đưa ra các biện pháp mới.
Chính phủ đang tìm cách gửi ra một thông điệp tới cử tri rằng họ "đang làm tất cả những gì có thể làm được" để giải quyết vấn đề xung quanh di dân bất hợp pháp, ông nói thêm.
[h=2]Bao nhiêu người làm việc bất hợp pháp tại Anh?[/h]Một nghiên cứu năm 2009 được thực hiện theo yêu cầu của Thị trưởng thành phố London, ông Boris Johnson, đã ước tính rằng Anh Quốc có 618.000 cư dân "bất thường", trong đó London chiếm khoảng 70%. Nhóm vận động Migrantion Watch nói con số có lẽ là gần 1,1 triệu.
[h=2]Chính phủ sẽ làm gì?[/h]Các nhóm tăng cường thực thi luật di trú sẽ tiến hành thêm các cuộc truy quét, có sự tham gia của các cơ quan như Thuế và Hải quan, Cơ quan cấp phép lao động, và Cơ quan Sức khỏe và An toàn lao động.
[h=2]Điều gì sẽ xảy ra với những chủ thuê nhân công bất hợp pháp?[/h]Các chủ kinh doanh có thể bị phạt tới 20.000 bảng cho mỗi người lao động bất hợp pháp. Các chủ lao động nào biết mình đang thuê nhân công bất hợp pháp có thể bị bỏ tù tới hai năm.
Hồi năm 2011 Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế ước tính rằng việc sử dụng di dân bất hợp pháp chiếm 1% tổng lực lượng lao động đang làm việc tại Anh Quốc.
Năm 2013, một cuộc điều tra của BBC phát hiện thấy trong năm năm liền đã không hề thu được tiền nộp phạt của hai phần ba số vụ thuê nhân công bất hợp pháp trong giai đoạn 5 năm.
Tuần trước có tuyên bố các chủ nhà tại xứ Anh sẽ phải đuổi người thuê nhà nào bị mất quyền sống tại Anh nếu không các chủ nhà đó có thể sẽ bị bỏ tù.
Theo kế hoạch này, bao gồm cả Luật Di trú sắp tới, thì các chủ nhà cũng sẽ được yêu cầu phải kiểm tra vị thế của một di dân trước khi đồng ý cho họ thuê nhà.
Những tuyên bố của ông Brokenshire được đưa ra sau kêu gọi từ Ngoại trưởng Anh, ông Philip Hammond, muốn các luật của Liên Hiệp châu Âu (EU) phải được cải tổ để đảm bảo những người vào châu Âu từ châu Phi có thể được trả về dất nước quê hương họ.
Ông nói châu Âu không thể "duy trì mức sống và cơ sở xã hội" nếu phải nhận "hàng triệu" di dân từ châu Phi.
Những tuyên bố của ông Hammond đã bị tổ chức Ân xá quốc tế lên án là "đáng xấu hổ" trong khi Bộ trưởng Ngoại giao đảng đối lập, Hilary Benn, cáo buộc ông Hammond là "phao tin gây sợ hãi".
Ông Steve Symonds thuộc tổ chức Ân xá quốc tế nói chính phủ Anh có nghĩa vụ bảo vệ những người bỏ chạy vì các cuộc xung đột và các chế độ tàn bạo, và nói rằng các quốc gia như Lebanon, Ethiopia và Chad đang nhận nhiều người tị nạn hơn các nước châu Âu.
Theo BBC Vietnamese