T
T$
Guest
Reuters
Image caption
Bộ trưởng tài chính Anh George Osborne nhấn mạnh quan hệ với Trung Quốc
Nhiều chính phủ tránh đặt cược vào Trung Quốc.
Từ Washinton đến Tokyo, Berlin đến Singapore, các chính phủ đang hy vọng điều tốt đẹp nhất ở Trung Quốc nhưng chuẩn bị cho kết quả kém tốt đẹp hơn.
Nhưng chính phủ Anh thì không. Không còn như vậy nữa.
Bộ trưởng tài chính Anh George Osborne nói ông bác bỏ cách nghĩ đó. Anh quốc muốn là “đối tác tốt nhất của Trung Quốc ở phương Tây”.
“Chúng tôi muốn một quan hệ vàng với Trung Quốc mà sẽ giúp củng cố một thập niên vàng cho đất nước này.”
Giọng điệu này thật ấn tượng khi so sánh với ngôn ngữ thẳng tuột của Washington trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ tuần này.
Washington cũng đã ghi nhận sự khác biệt.
Khi ông Osborne nhanh chóng ký kết để Anh quốc trở thành thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á, do Trung Quốc dẫn dắt, các viên chức Mỹ giấu tên than phiền rằng London “liên tục chiều ý” Bắc Kinh.
Bất chấp các ưu thế và thành tựu phi thường, kinh tế Trung Quốc vẫn phức tạp vì các động thái trái ngược của chính phủ, vừa muốn giải phóng vừa muốn kiểm soát.
Sau cú đánh vào thị trường chứng khoán và việc phá giá đồng tiền thất bại mùa hè này, giấc mơ Trung Quốc đang phai dần.
Sự tụt giảm tăng trưởng đau đớn mà Bắc Kinh từ lâu cảnh báo đang đến và phần nào đó còn tệ hơn tưởng tượng.
Vì thế các lãnh đạo Trung Quốc trông có vẻ bình thường hơn và hệ thống của họ kém ưu việt hơn.
Nhưng quyết tâm của ông Osborne đã tạo ra một số kết quả lớn, khiến nước Anh khác biệt các đồng minh châu Âu và Mỹ.
Thật không thể hình dung Mỹ lại để Trung Quốc thiết kế, xây dựng và vận hành một nhà máy điện hạt nhân trên đất Mỹ.
Anh sẽ là chính phủ phương Tây đầu tiên làm như vậy.
Ngoài câu hỏi an toàn, Washington sẽ còn phản đối về mặt an ninh khi để Trung Quốc tham gia cơ sở hạ tầng quốc gia.
Image caption
Trung Quốc sẽ được phép đầu tư để xây nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point
Dĩ nhiên Mỹ và Trung Quốc là đối thủ chiến lược tại châu Á, trong khi Anh và Trung Quốc thì không.
Nhưng cho đến gần đây, cơ quan tình báo Anh MI5 vẫn còn công khai than phiền rằng Trung Quốc định “ăn cắp công nghệ nhạy cảm của chúng ta trong các dự án dân sự và quân sự”.
Dĩ nhiên, Trung Quốc có lo ngại an ninh riêng của họ.
Sau vụ Edward Snowden tiết lộ các chương trình theo dõi của Mỹ, Trung Quốc bắt đầu giảm phụ thuộc vào công nghệ viễn thông nước ngoài.
Và khi Trung Quốc định nghĩa về an ninh quốc gia, điều đó áp dụng cho nhiều lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất và nhiều tiền nhất của nền kinh tế.
Bắc Kinh sẽ không cho phép nước ngoài xây nhà máy điện hạt nhân, hay bất kỳ cơ sở hạ tầng quan trọng nào trên đất Trung Quốc.
Hiện nay Anh vẫn bị cấm tham gia các lĩnh vực mà Anh mạnh như tài chính, tin học, truyền thông và y tế.
Những điều này sẽ khiến ông Osborne khó đạt mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại thứ nhì của Anh vào cuối thập niên này.
Và những khía cạnh khác của chính sách Trung Quốc của Anh sẽ bị đóng cửa.
Sẽ không có “thời đại vàng son” nếu quan chức Anh làm Bắc Kinh bực dọc.
Vì thế đừng mong đợi Dalai Lama vào phủ thủ tướng Anh từ nay đến 2020.
Đừng mong đợi London sẽ mạnh mẽ bảo vệ quyền chính trị của công dân Hong Kong.
Theo BBC Vietnamese