T
T$
Guest
Trung Quốc nói đường bay trên Bãi Chữ Thập có thể được sử dụng cho mục đích quân sự
Các nước ASEAN cần nhanh chóng hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông ngay cả khi không có sự tham gia của Trung Quốc, theo ý kiến một nhà quan sát.
Nhận định trên được bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington đưa ra trong bài viết với tựa
'Lời trấn an của Bắc Kinh không đủ thuyết phục: Một Bộ Quy tắc Ứng xử không thể đợi lâu hơn".
Bài viết của bà Glaser nhắc lại một tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong đó cho biết Bắc Kinh đã ngưng các hoạt động xây đảo nhân tạo ở khu vực quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, ông Vương đã không đề cập đến hoạt động quân sự hóa các bãi đá do Trung Quốc kiểm soát, bà Glaser nhận định.
Một đường băng dài 10.000 mét đang sắp được hoàn thiện trên Bãi Chữ Thập, trong khi Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ Harry Harris nói Trung Quốc có thể đang xây các bãi đổ cho máy bay chiến đấu, bài viết cho biết.
Các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy Trung Quốc đang sẵn sàng xây dựng một đường băng thứ hai trên Bãi đá Subi.
Bài viết cũng đề cập đến việc hệ thống radar cảnh báo sớm, trại lính, bãi đỗ trực thăng và tháp canh được xây dựng trên một số bãi đá.
Bà Glaser nói cho đến nay, sự phản đối từ các nước ASEAN vẫn "không đủ để thay đổi tính toán của Trung Quốc", dù nước này ý thức được hành động của mình đang làm gia tăng lo ngại trong khu vực.
ASEAN cần yêu cầu chốt lại COC trước cuối năm 2015, trong đó bao gồm các cơ chế giảm rủi ro và giải quyết tranh chấpBà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế
Về dài hạn, Bắc Kinh cho rằng rằng các quốc gia Đông Nam Á "sẽ buộc phải chấp nhận các lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông", bài viết nhận định.
Bà Glaser cho rằng các nước ASEAN "cần nỗ lực hơn" để buộc Trung Quốc giải quyết các tranh chấp một cách ôn hòa và tôn trọng lợi ích của các bên liên quan, bất chấp kích cỡ và khả năng quân sự của từng nước.
"Để đạt được mục tiêu này, ASEAN cần yêu cầu chốt lại COC trước cuối năm 2015, trong đó bao gồm các cơ chế giảm rủi ro và giải quyết tranh chấp", bà nhận định.
"Nếu Trung Quốc không sẵn sàng làm vậy thì ASEAN ... cần tiến tới [việc ký kết COC] một cách đơn phương" và Hoa Kỳ "cần làm hết sức" để giúp các bên liên quan hoàn tất COC, bài viết có đoạn.
[h=2]Đảo nổi[/h]Hôm 9/8, trang
Navy Recognition cho biết Tập đoàn Phát triển Ký Đông của Trung Quốc vừa cho ra mắt thiết kế đầu tiên của sản phẩm “cơ cấu nổi siêu lớn" (VLSF) tại một triển lãm khoa học ở Bắc Kinh hồi cuối tháng Bảy.
Trong bài viết trên tạp chí The Diplomat hồi tháng Tư, nhà nghiên cứu Jack Detsch dẫn thông tin từ trang Popular Science nói các cơ cấu này nặng khoảng 1 triệu tấn và có khả năng được sử dụng như những căn cứ quân sự trên biển.
Ông cho rằng các 'đảo nổi' này có thể tiếp tế cho các lực lượng trên biển trong khu vực, tiếp nhận máy bay chiến đấu và đóng vai trò là căn cứ hải quân di động cho các phương tiện lưỡng cư.
Bài viết cho biết 'đảo nổi' lớn nhất của hãng Ký Đông dài khoảng 900m, rộng 120m.
"Các đảo nổi sẽ là bổ sung hữu hiệu cho hệ thống chống ngăn chặn, chống tiếp cận (A2AD) của Trung Quốc”, ông Detsch nhận định.
Theo BBC Vietnamese