Trong cái nắng oi bức tháng 4, nhiều vùng ven Sài Gòn bỗng rộ lên tiếng loa: “Ai bán tóc dài không, tóc dài bán nào!”. Tiếng loa, phát ra từ đội quân chuyên “hành quyết” tóc dài.
Vĩnh biệt tóc thề
Cứ tưởng chuyện bán tóc chỉ có từ thời xưa, hay các phiên chợ nghèo miền núi, nào ngờ tại Sài Gòn hiện đại, hằng ngày vẫn có hàng chục, hàng trăm phụ nữ không đến nổi thiếu ăn nhưng vẫn vĩnh biệt tóc thề.
Trong cái nắng oi bức 4, nhiều vùng ngoại thành Sài Gòn bỗng rộ lên tiếng loa: “Ai bán tóc dài không, tóc dài bán nào!”. Tiếng loa này phát ra từ đội quân chuyên “hành quyết” tóc dài.
Vĩnh biệt tóc thề
Cứ tưởng chuyện bán tóc chỉ có từ thời xưa, hay các phiên chợ nghèo miền núi, nào ngờ tại Sài Gòn hiện đại, hằng ngày vẫn có hàng chục, hàng trăm phụ nữ không đến nổi thiếu ăn nhưng vẫn vĩnh biệt tóc thề.
Trong cái nắng oi bức 4, nhiều vùng ngoại thành Sài Gòn bỗng rộ lên tiếng loa: “Ai bán tóc dài không, tóc dài bán nào!”. Tiếng loa này phát ra từ đội quân chuyên “hành quyết” tóc dài.
Một "kéo phủ" đang xem tóc và ra giá. Ảnh: H.Mến
Nếu những người chuyên chặt đầu các phạm nhân trong phim kiếm hiệp gọi là đao phủ thì những người mua tóc dài được gọi vui là “kéo phủ”. Trưa một ngày giữa tháng 4, đường Sài Gòn nóng như đổ lửa, tôi bắt gặp nữ “kéo phủ” chạy chiếc xe Dream đang “truy lùng” tóc dài trên đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp. “Kéo phủ” đeo khẩu trang, mang một cái túi lớn, trên xe có một chiếc loa. Xe vừa chạy, loa vừa phát: “Ai bán tóc dài không, tóc dài bán nào!”. Giữa tiết trời ngột ngạt tiếng loa vọng lên một cách thách thức.
“Ê! mua tóc dài!”- một phụ nữ mặc áo vàng, bước ra từ căn nhà khang trang trên đường Phạm Văn Chiêu vẫy người đi mua tóc. “Kéo phủ” nhanh xem hàng. Cầm suối tóc của người phụ nữ, nâng lên nâng xuống, tách từng lọn tóc xem kỹ lưỡng, “kéo phủ” hô: “Tóc dài, nhưng hơi thô, 300.000 đồng!”.
Không tốn một giây kì kèo, người phụ nữ mặc áo vàng nói luôn: “Bao nhiêu cũng được, cắt phứt đi, nóng nực chịu không nổi nữa rồi!”. Nhanh như chớp, “kéo phủ” lôi chiếc kéo sáng loáng, xoẹt một nhát rồi buộc dây thun vào đầu lọn tóc vừa được cắt rời. Sau đó lọn tóc được bỏ vào chiếc túi lớn. Xuống tóc xong, người phụ nữ áo vàng, chẳng lộ một chút luyến tiếc, ưu tư, chị phủi phủi mái đầu gọn lủm của mình, cười hể hả!
"Kéo phủ" tiếp tục lùng xục các ngõ phố để săn tóc dài. Một bộ tóc dài đẹp có giá gần triệu bạc. Ảnh: M.Mến
Cách đó vài trăm mét, hai người phụ nữ tóc dài khác đang chăm sóc hoa lan trong vườn, nghe tiếng loa thu mua tóc dài liền hô lớn: “Dô đây, dô đây, bán tóc cho”. Thấy tiếc cho hai suối tóc, tôi hỏi thăm lý do, một trong hai cô cười: “Vướng víu lắm! Định cắt vứt lâu rồi nhưng nghĩ cũng uổng, dẫu sao cũng nuôi hơn 10 năm rồi, bán lấy ít tiền cho đỡ phí cái công tắm gội” Cô này cho biết ngay chính chồng cô thời chưa cưới cô vẫn thường bảo yêu nhất ở cô là mái tóc dài. Nhưng bây giờ anh ấy cũng khuyên cắt phách đi, tối nằm máy quạt thổi bay lung tung, châm vào mặt làm anh ấy ngứa ngáy, khó chịu. “Cắt rồi chiều nay tôi sẽ tới tiệm chuyển qua kiểu uốn lọn”, cô nói thêm.
Xuân, 29 tuổi, đầu bếp trong một nhà hàng có tiếng ở quận 3, sau khi vĩnh biệt tóc thề cũng chẳng nuối tiếc: “Thời này để tóc dài quê rồi! Em bỏ tóc dài chuyển qua tóc tém cho mình trẻ hơn, năng động hơn. Mà Sài Gòn ngày càng nóng, tóc dài càng làm em bực bội, stress lắm” Thấy cảnh người ta đua nhau trút bỏ tóc dài, tôi có cảm giác: Dường như cái nóng Sài Gòn, nhịp sống công nghiệp và nhiều nguyên nhân khác đang làm thay đổi gu thẩm mỹ của phái đẹp. Mái tóc dài từng đi vào thơ nhạc giờ bỗng trở thành “cái gai trong mắt” của chính chủ nhân nó.
20 năm, 1 nhát kéo
Trong khi đa phần người ta đều tỏ ra nhẹ nhõm khi vứt xong mái tóc của mình thì bà Hai ở tổ tổ 59 đường Tân Sơn, phường 12, quận Gò Vấp lại khóc. Vò mái tóc ngắn cũn cỡn, lại bị cắt phân tầng như ruộng bậc thang, bà nói nước mắt lưng tròng: “Cách đây 3 ngày tóc tôi dài chấm mông. Nhưng bây giờ nhìn như con gà mái bị cụt đuôi. Kiểu này chắc tui trốn luôn ở Sài Gòn này chứ không dám về quê gặp ông nhà đâu”.
Bà Hai cho biết quê mình ở Hải Dương, vào Sài Gòn để chăm cháu giúp con. Thấy trời nóng, tóc mình dài hay sát lên người cháu, sợ cháu bị ủ nhiệt sẽ sốt, bà suy đi nghĩ lại một hồi rồi quyết bán mái tóc nuôi hơn 20 năm nay. Lúc bán bà bảo “kéo phủ” cắt cho khéo. “Vậy mà nó làm một nhát trả tôi 500.000 đồng, tôi soi gương, giật bắn cả người”.
Sao khi bán mái tóc chị Nữ chỉ hơi tiếc chứ không bận tâm nhiều. Ảnh: H. Mến
“Kéo phủ” khi hạ kéo luôn tìm cách “chém” được mái tóc thật dài để bán có giá, còn chuyện giữ lại tí duyên cho người bán tóc thì gần như họ không quan tâm. Cách nhà bà Hai vài căn là chỗ trọ của một chị tên Nữ.
Trong những người bán tóc tôi gặp, chị Nữ là người duy nhất trông có vẻ khổ cực, vất vả. Chị bán trái cây, thuê trọ trong một căn phòng tồi tàn. Chị kể lại lúc đoạn tuyệt tóc thề. Biết kéo phủ tham lam luôn muốn cắt lẹm lên trên nên khi bán tóc Nữ chủ động dùng tay bóp mái tóc để làm dấu, buộc kéo phủ phải dưới nắm tay. Nhưng một hồi vo ve mái tóc, kéo phủ lẹ làng đẩy nắm tay của chị Nữ lên trên rồi phập một nhát. Giơ 300 ngàn tiền bán tóc, Nữ chép miệng: “Khôn 3 năm dại một giờ! Nhưng thôi dẫu sao cũng đã lấy chồng, qua cái thời con gái. Cái ăn còn không đủ, mơ chi cái đẹp”.
(theo vietnamnet)