[h=2]Không ít khách ngoại quốc đi du lịch tại TP.HCM mắc bẫy của bọn "hai ngón", kêu trời vì đồ không cánh mà bay ngay giữa ban ngày. Ngay cả những vị khách thích giải trí bằng "hoa thơm cỏ lạ" sau khi vào khách sạn, chưa rời khỏi phòng tắm đã bị mất đồ bởi người đẹp.[/h]
Và sau đó, bằng mọi cách, những món đồ đó lại được bày bán ngay trên đường, quanh một số con phố ở Q.1 (TP.HCM).
Những món hàng ngoại có giá rẻ
Tìm đến những con đường mát mẻ nhiều cây cổ thụ và ít xe cộ quanh Q.1, có rất nhiều món "đồ cũ, đồ cổ" nhưng "chất", phải người hiểu rõ nguồn gốc của nó và biết "chơi" mới săn mua được. Theo chân Phát (một khách hàng quen nơi này), tôi rà xe vào đường Nguyễn Thái Bình và dừng trước một quầy hàng vỉa hè chuyên bán đồng hồ đeo tay, điện thoại cũ. Thấy có khách dừng xe, một anh thanh niên mặc áo ba lỗ, cổ đeo "sợi xích" chà bá với hình răng lợn rừng nhọn hoắt đon đả: "Hai anh muốn tìm hàng gì?"... Dứt lời, ông chủ chỉ tay và giới thiệu các món hàng có sẵn trên quầy.
Một quầy hàng bán "điện thoại và đồng hồ cũ các loại" (ảnh Thu Trần)
Chúng tôi gợi ý muốn mua một chiếc đồng hồ "côn số xịn" và "hàng cổ" thì càng tốt, kèm theo tác dụng ngâm nước vẫn không hề gì. Hiểu được ý khách, anh chủ trẻ nhanh tay lục lọi trong két sắt, gỡ cái vỏ hộp cũ rích lôi ra chiếc "đồng hồ rất cổ". Sau đó, anh ta "lăng xê" cho sản phẩm với kiểu dáng ngoại, sang trọng, cổ kính, vừa tắm vừa đeo, dân chơi không dùng đến mặt số vẫn xem được giờ… Vị chủ hàng phát giá một "chai" (một triệu đồng - PV), kèm theo lời giới thiệu: "Đây là "đồ hiệu" đã qua "chài" (dùng rồi - PV) nên mới bán thế. Còn nguyên xi chưa bóc tem thì cũng không có ở đây và có đi chăng nữa cũng phải vài trăm "đô". Hàng này "khách Tây" mới có! Thi thoảng hàng chúng em mới "nhập" được một, hai chiếc do khách quen mang lại gửi".
Cầm món hàng mà ông chủ trẻ giới thiệu, tôi và Phát cũng ưng lắm nhưng đoán được nguồn gốc "kín" nên chúng tôi chỉ trả nửa giá. Cò kè mãi, cuối cùng chúng tôi đã đồng ý mua với giá 600.000 đồng. Tiếp theo, tôi gợi ý hỏi muốn mua chiếc máy quay phim "xịn" thì chủ hàng nói không còn. Muốn mua đồ "xịn" giống chiếc đồng hồ thì cho số điện thoại để anh ta hẹn khi nào có hàng sẽ gọi. Bởi những hàng mang mác đồ của khách ngoại đi du lịch sẵn có, nhưng không phải tìm sẽ mua được mà phải chờ người mang tới mới có.
Chạy xe đến con đường Phó Đức Chính cắt đường Nguyễn Thái Bình (Q.1), tại góc ngã tư đường hàng chuyên bán đồ trang sức, nước hoa ngoại, giày dép cũ..., thấy có khách, hai ba cậu thanh niên choai choai chạy ra vẫy tay mời xem hàng. Tôi cầm chiếc vòng tay có khảm ngọc lên coi thì được phát giá 300.000 đồng. Tôi chê hàng cũ mà giá mắc, chị chủ vội đáp ngay: "Muốn mua hàng mới thì phải vào shop, ở đây thì tất cả mọi thứ đều là đồ cũ, nhưng chất lượng hơn hẳn hàng mới vì đây là hàng nước ngoài".
Quang cảnh trên phố bán các món hàng cũ (ảnh Thu Trần)
Đường đi của những món hàng "khan"
Vị khách người Hàn Quốc tạm trú tại khách sạn B.B trên đường Phạm Ngũ Lão (Q.1) cho hay: "Tôi đi dạo trên phố và ghé vào một quán bar uống một lon bia, quay đi quay lại, lúc rời quán thì phát hiện mất chiếc máy ảnh Nikon D600 - 24.3 MP trị giá gần 42 triệu đồng, cũng may không mất giấy tờ tuỳ thân. Bây giờ, tôi thấy cần cảnh giác cao độ ngay khi ngồi ở trong quán ăn hay khách sạn, chứ không riêng gì ngoài đường. Người bạn đi cũng tour của tôi tên Jin Hoo trong lúc xem những album ảnh lưu niệm và nói chuyện với cô chủ nhỏ, mấy phút sau thì bị mất cái bóp…".
Một ông chủ bán hàng trên đường Nguyễn Thái Bình (giấu tên - PV) cho biết: "Thực ra, các món đồ bán của chúng tôi ở đây chủ yếu là hàng "chôm". Mỗi chủ quầy hàng đều có mối cung cấp riêng. Các món đồ xịn như máy quay phin, máy hình, đồng hồ, điện thoại đều có các nhóm cung cấp theo đường dây, trong đó sự góp mặt của các "chân dài" không ít. Mỗi lần họ đi khách rất dễ dàng quen tay "lượm" luôn vài món quà kỉ niệm của các vị khách sơ ý. Giá thì dựa vào món hàng và mối, khi họ săn được hàng của khách cứ việc mang đến đây tiêu thụ. Nếu hàng chất lượng tốt, bán được ngay sẽ ăn chia 6/4 (người bán được 40%), còn hàng "ngâm" chờ khách thì lại theo thoả thuận".
Bên cạnh hàng hóa có nguồn gốc của khách du lịch nước ngoài thì nhiều du khách trong nước ở các vùng khác cũng bị trộm đồ trong chớp mắt, bởi những tên trộm chuyên nghiệp. Chị Thư Hoài (ở Hà Nội) vào Sài Gòn nhân chuyến công tác, chị ghé thăm chợ Bến Thành đã bị ám ảnh. Chị cho biết: "Tôi cũng không hiểu làm sao mất chiếc máy tính bảng chỉ mấy phút tôi quay sang nói chuyện với bà chủ quán nước đường về nhà thờ Đức Bà. Trước đó, một người bạn đi cùng tôi mất chiếc điện thoại Galaxy III, khi chen vào trong quầy hàng quần áo".
Một ông chủ quán cà phê trên địa bàn phường Cầu Kho kể: "Ở đây, vốn dĩ tập trung đông đúc khách du lịch nước ngoài. Những kẻ "trộm cắp" vẫn rình rập trong vai "đánh giày, bán vé số, bán hàng lưu niệm...". Có lần, một du khách người Trung Quốc đến uống cà phê ở chỗ chúng tôi. Sau khi đi khỏi quán hơn một tiếng đồng hồ, ông ấy quay lại tìm chiếc điện thoại và tập giấy tờ hợp đồng trong túi xách du lịch. Trước đó, ông khách này có kêu người đánh giày. Nhìn khuôn mặt méo mó, không giấu nổi vẻ bực bội vì sự việc mất đồ, tôi thấy thật buồn vì hiện tượng này sẽ làm ảnh hưởng cho những người làm ăn như chúng tôi. Ông khách lí giải phải làm lại tài liệu để xử lí khối công việc cho công ty trong cuộc họp với đối tác ở TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) vào ngày mai. Sau đó, chúng tôi giúp ông gọi taixi về khách sạn và báo cáo cho cơ quan công an".
Thu Trần
Và sau đó, bằng mọi cách, những món đồ đó lại được bày bán ngay trên đường, quanh một số con phố ở Q.1 (TP.HCM).
Những món hàng ngoại có giá rẻ
Tìm đến những con đường mát mẻ nhiều cây cổ thụ và ít xe cộ quanh Q.1, có rất nhiều món "đồ cũ, đồ cổ" nhưng "chất", phải người hiểu rõ nguồn gốc của nó và biết "chơi" mới săn mua được. Theo chân Phát (một khách hàng quen nơi này), tôi rà xe vào đường Nguyễn Thái Bình và dừng trước một quầy hàng vỉa hè chuyên bán đồng hồ đeo tay, điện thoại cũ. Thấy có khách dừng xe, một anh thanh niên mặc áo ba lỗ, cổ đeo "sợi xích" chà bá với hình răng lợn rừng nhọn hoắt đon đả: "Hai anh muốn tìm hàng gì?"... Dứt lời, ông chủ chỉ tay và giới thiệu các món hàng có sẵn trên quầy.
Một quầy hàng bán "điện thoại và đồng hồ cũ các loại" (ảnh Thu Trần)
Chúng tôi gợi ý muốn mua một chiếc đồng hồ "côn số xịn" và "hàng cổ" thì càng tốt, kèm theo tác dụng ngâm nước vẫn không hề gì. Hiểu được ý khách, anh chủ trẻ nhanh tay lục lọi trong két sắt, gỡ cái vỏ hộp cũ rích lôi ra chiếc "đồng hồ rất cổ". Sau đó, anh ta "lăng xê" cho sản phẩm với kiểu dáng ngoại, sang trọng, cổ kính, vừa tắm vừa đeo, dân chơi không dùng đến mặt số vẫn xem được giờ… Vị chủ hàng phát giá một "chai" (một triệu đồng - PV), kèm theo lời giới thiệu: "Đây là "đồ hiệu" đã qua "chài" (dùng rồi - PV) nên mới bán thế. Còn nguyên xi chưa bóc tem thì cũng không có ở đây và có đi chăng nữa cũng phải vài trăm "đô". Hàng này "khách Tây" mới có! Thi thoảng hàng chúng em mới "nhập" được một, hai chiếc do khách quen mang lại gửi".
Cầm món hàng mà ông chủ trẻ giới thiệu, tôi và Phát cũng ưng lắm nhưng đoán được nguồn gốc "kín" nên chúng tôi chỉ trả nửa giá. Cò kè mãi, cuối cùng chúng tôi đã đồng ý mua với giá 600.000 đồng. Tiếp theo, tôi gợi ý hỏi muốn mua chiếc máy quay phim "xịn" thì chủ hàng nói không còn. Muốn mua đồ "xịn" giống chiếc đồng hồ thì cho số điện thoại để anh ta hẹn khi nào có hàng sẽ gọi. Bởi những hàng mang mác đồ của khách ngoại đi du lịch sẵn có, nhưng không phải tìm sẽ mua được mà phải chờ người mang tới mới có.
Chạy xe đến con đường Phó Đức Chính cắt đường Nguyễn Thái Bình (Q.1), tại góc ngã tư đường hàng chuyên bán đồ trang sức, nước hoa ngoại, giày dép cũ..., thấy có khách, hai ba cậu thanh niên choai choai chạy ra vẫy tay mời xem hàng. Tôi cầm chiếc vòng tay có khảm ngọc lên coi thì được phát giá 300.000 đồng. Tôi chê hàng cũ mà giá mắc, chị chủ vội đáp ngay: "Muốn mua hàng mới thì phải vào shop, ở đây thì tất cả mọi thứ đều là đồ cũ, nhưng chất lượng hơn hẳn hàng mới vì đây là hàng nước ngoài".
Quang cảnh trên phố bán các món hàng cũ (ảnh Thu Trần)
Đường đi của những món hàng "khan"
Vị khách người Hàn Quốc tạm trú tại khách sạn B.B trên đường Phạm Ngũ Lão (Q.1) cho hay: "Tôi đi dạo trên phố và ghé vào một quán bar uống một lon bia, quay đi quay lại, lúc rời quán thì phát hiện mất chiếc máy ảnh Nikon D600 - 24.3 MP trị giá gần 42 triệu đồng, cũng may không mất giấy tờ tuỳ thân. Bây giờ, tôi thấy cần cảnh giác cao độ ngay khi ngồi ở trong quán ăn hay khách sạn, chứ không riêng gì ngoài đường. Người bạn đi cũng tour của tôi tên Jin Hoo trong lúc xem những album ảnh lưu niệm và nói chuyện với cô chủ nhỏ, mấy phút sau thì bị mất cái bóp…".
Một ông chủ bán hàng trên đường Nguyễn Thái Bình (giấu tên - PV) cho biết: "Thực ra, các món đồ bán của chúng tôi ở đây chủ yếu là hàng "chôm". Mỗi chủ quầy hàng đều có mối cung cấp riêng. Các món đồ xịn như máy quay phin, máy hình, đồng hồ, điện thoại đều có các nhóm cung cấp theo đường dây, trong đó sự góp mặt của các "chân dài" không ít. Mỗi lần họ đi khách rất dễ dàng quen tay "lượm" luôn vài món quà kỉ niệm của các vị khách sơ ý. Giá thì dựa vào món hàng và mối, khi họ săn được hàng của khách cứ việc mang đến đây tiêu thụ. Nếu hàng chất lượng tốt, bán được ngay sẽ ăn chia 6/4 (người bán được 40%), còn hàng "ngâm" chờ khách thì lại theo thoả thuận".
Bên cạnh hàng hóa có nguồn gốc của khách du lịch nước ngoài thì nhiều du khách trong nước ở các vùng khác cũng bị trộm đồ trong chớp mắt, bởi những tên trộm chuyên nghiệp. Chị Thư Hoài (ở Hà Nội) vào Sài Gòn nhân chuyến công tác, chị ghé thăm chợ Bến Thành đã bị ám ảnh. Chị cho biết: "Tôi cũng không hiểu làm sao mất chiếc máy tính bảng chỉ mấy phút tôi quay sang nói chuyện với bà chủ quán nước đường về nhà thờ Đức Bà. Trước đó, một người bạn đi cùng tôi mất chiếc điện thoại Galaxy III, khi chen vào trong quầy hàng quần áo".
Một ông chủ quán cà phê trên địa bàn phường Cầu Kho kể: "Ở đây, vốn dĩ tập trung đông đúc khách du lịch nước ngoài. Những kẻ "trộm cắp" vẫn rình rập trong vai "đánh giày, bán vé số, bán hàng lưu niệm...". Có lần, một du khách người Trung Quốc đến uống cà phê ở chỗ chúng tôi. Sau khi đi khỏi quán hơn một tiếng đồng hồ, ông ấy quay lại tìm chiếc điện thoại và tập giấy tờ hợp đồng trong túi xách du lịch. Trước đó, ông khách này có kêu người đánh giày. Nhìn khuôn mặt méo mó, không giấu nổi vẻ bực bội vì sự việc mất đồ, tôi thấy thật buồn vì hiện tượng này sẽ làm ảnh hưởng cho những người làm ăn như chúng tôi. Ông khách lí giải phải làm lại tài liệu để xử lí khối công việc cho công ty trong cuộc họp với đối tác ở TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) vào ngày mai. Sau đó, chúng tôi giúp ông gọi taixi về khách sạn và báo cáo cho cơ quan công an".
Bán cả hàng "dỏm"Anh T.T.K, chuyên bán đồng hồ, điện thoại cũ trên vỉa hè gần bến xe buýt Bến Thành nói: "Hàng hóa bán ở đây cũng dễ mua và dễ bán. Nhiều khi những người bán hàng cũng chèn cả "đồ rởm" để dụ khách kém am hiểu hàng hóa. Thường các quầy vỉa hè bán hàng đêm gần đây đều có đội ngũ "bảo kê" săn khách, xử lí khách khi hỏi giá xong không mua mà còn thêm chuyện. Gần đây, có một cậu thanh niên bị mất đồ trong khách sạn, anh ta nghe được tin phố Nguyễn Thái Bính hay bán đồ "chôm" nên quyết tâm tìm mua lại sản phẩm của mình. Tìm đúng hàng và ngã giá mua lại 200.000 đồng, mua xong anh thanh niên hồn nhiên nói đôi giày bị ăn trộm nên sau đó đã bị đánh vỡ gương xe và sưng cả mặt…". |