Các bà nội trợ ngày càng vất vả hơn trong khâu lựa chọn thực phẩm, bởi động đến thứ gì cũng sợ “bẩn”, sợ hóa chất. Rau xanh còn có thể “tự cung tự cấp” bằng cách trồng trong thùng xốp, trên mái nhà, còn các đồ thủy sản như tôm cá thì bó tay, khó lòng tự… nuôi được, đành chấp nhận tôm cá ngâm… hóa chất.
Cho tôm cá ăn… hóa chất diệt cỏ
Các loại thủy sản như tôm, cua, cá là món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người Việt bởi dễ ăn, dễ chế biến, hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhưng vì lợi nhuận, muốn tăng năng suất một cách nhanh chóng, nhiều hộ nuôi thủy sản đã sử dụng thuốc tăng trọng, tạp chất, thậm chí hóa chất liều cao để đẩy nhanh quá trình phát triển của vật nuôi, khiến cho người tiêu dùng vừa ăn vừa hãi.
Một người chuyên bỏ mối thủy sản cho các chợ đầu mối ở Hà Nội cho biết: Ngay từ giai đoạn con giống, tôm cá đã được “tắm” cơ man các loại hóa chất vượt mức cho phép, từ thức ăn đến thuốc chữa bệnh. Trong quá trình nuôi, chúng tiếp tục được “bồi bổ” bằng thuốc tăng trọng giúp lớn nhanh như thổi.
Thoạt nhìn, loại hàng này khá bắt mắt, nặng cân, tuy nhiên một nửa trọng lượng của chúng là nước và các hóa chất nguy hiểm tích trữ lâu ngày.
Chị Hoàng Thanh Hồng (ngụ Gia Lâm, Hà Nội) kể lại, có hôm đi chợ, mua được con cá rô phi to gần 1kg, bỏ lên chiên đầy một chảo. Để “ngâm nga” một lúc, đến khi nhìn lại, chị giật thót mình: Con cá to đùng, béo vàng ở chợ, khi rán bị ra nước, teo lại chỉ còn bằng nửa bàn tay “bơi” trong chảo ngập dầu, cá rán không thơm ngậy mà có mùi hắc khó chịu. Từ đấy chị cạch luôn mấy thứ thủy sản phổng phao, mỡ màng, chỉ dám mua mấy con cá đồng, tôm tép đồng, hoặc ăn cá biển.
Thủy sản vớt lên từ đầm nuôi đã “bẩn”, đến được tay người tiêu dùng cũng phải qua nhiều lần tẩm hóa chất, đặc biệt là các loại cần vận chuyển đi xa. Người bán sẽ ngâm chúng vào một loại hỗn hợp bảo quản thường là formaldehyde, một chất độc cấm sử dụng trong thực phẩm, có tác dụng giữ cho tôm cá luôn tươi, thịt không bị rữa, không bốc mùi, để được lâu.
Thậm chí, để tiết kiệm, người bán tận dụng tối đa các loại thủy hải sản thu mua được, ngay cả tôm cua đã chết, hoặc ngắc ngoải. Chủ một vựa thủy, hải sản tại chợ đầu mối Long Biên “tiết lộ”, dân trong nghề gọi đó là hàng “say, ngất”, loại này giá rẻ hơn hẳn so với tôm cua còn tươi, chủ yếu bán cho các bà nội trợ ham của rẻ, hoặc các quán ăn.
Báo cáo của Hiệp hội xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam và báo cáo của Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy hải sản quý đầu năm 2013 đã “điểm danh” một số hóa chất như Aminosid và các chất kháng sinh, nhiều loại thuộc danh mục cấm sử dụng vì độ độc hại như Triflurain (một loại hóa chất dùng để diệt cỏ), Chloramphenicol, Malachite Green…trộn cùng thức ăn thô để tôm cá phát triển nhanh chóng, sức đề kháng cao.
Những chất này tích tụ ngấm vào thịt sẽ khiến tôm cá căng nước, béo mọng, nhưng thành phần dinh dưỡng rất thấp, chỉ còn khoảng 40 - 50%. Không những bị mất chất, những thực phẩm này còn chứa hàm lượng chất độc hại cao. Thủy sản là một loại thức ăn chú trọng đến việc tươi ngon, khi chúng đã chết, những dư lượng hóa chất tích tụ trong cơ thể sẽ không được chuyển hóa, thịt của chúng sẽ nhanh chóng bị các loại vi khuẩn có hại xâm nhập khiến người sử dụng ăn phải dễ mắc các bệnh đường ruột dẫn đến ngộ độc cấp rất nguy hiểm.
Kỹ nghệ “thổi” tôm
Việc tôm bơm tạp chất bẩn đã bị phát hiện và lên án mạnh mẽ, tuy các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý nhiều lần, nhưng thực tế vẫn tồn tại với chiêu thức ngày càng tinh vi. Vì siêu lợi nhuận, một số gian thương vẫn “xúi” các hộ nuôi trồng sử dụng các thủ thuật để tăng trọng lượng “siêu tốc” cho tôm trước khi đưa ra thị trường.
Trong một cuộc họp báo đầu năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Thanh Hoàng, cán bộ tại Cà Mau cho biết: Con tôm sau khi được bơm tạp chất có thành phần chủ yếu là bột agar (bột rau câu) và một số hóa chất, tôm sẽ phình to, bóng mướt, tăng trọng hơn. Lúc này người bán sẽ mang ướp nước đá ngay, đợi cho đủ số lượng rồi mới đem đổ mối cho các nơi.
Các chất cấm thường được sử dụng bơm vào tôm là bột rau câu, tinh bột, chất CMC (một chất ổn định dùng trong thực phẩm để kiểm soát độ nhớt của thủy, hải sản). Khi bơm vào tôm, tỷ lệ này chiếm từ 15 - 30% trọng lượng tôm.
Dẫn chứng thực tế từ một hộ nuôi tôm đã từng sử dụng “bí kíp” tăng trọng: Cứ 1kg tôm sú, sau khi bơm “no” tạp chất có thể đạt trọng lượng đến tận 1,25kg. Bình thường một 1kg tôm chất lượng phải gồm ít nhất 30 con. Dùng mánh khóe này, sẽ giúp giảm số lượng tôm/kg chỉ còn khoảng 25 con. Gian thương sẽ đạt được lợi nhuận, vừa “ăn” chênh lệch về khối lượng, vừa “ăn” chênh lệch về chất lượng. Sau khi được bơm tạp chất, con tôm to và căng mẩy cũng sẽ được xếp vào loại I với giá tiền khác hẳn với tôm ban đầu.
Thông qua một người “trong nghề” đã từng có thời gian bơm tôm bằng tạp chất, được biết con tôm trước khi bán ra thị trường sẽ được chuyển đến một nơi an toàn, vắng vẻ. Tại đây có các thùng hỗn hợp nguyên liệu và hóa chất đã pha sẵn, chỉ cần vài người với thời gian ngắn cũng có thể “bơm thổi” cho đám tôm trở nên “đẹp long lanh”. Công việc được thực hiện rất nhanh chóng, thành thục, yên lặng.
Tôm ăn no tạp chất sẽ được chuyển vào một bể ngâm với thứ nước không rõ thành phần, dùng để “hồi phục sức khỏe”. Chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, hàng chục kg tôm thành phẩm vẫn giữ được màu sắc tươi nguyên như lúc vừa đánh bắt, chỉ khác là toàn thân đã căng phồng, cảm giác béo “nứt vỏ”. Những con tôm này khi đem ra thị trường, nhìn bằng mắt thường khó phân biệt được. Chỉ khi người tiêu dùng mua về chế biến mới phát hiện do tôm bị teo lại, chảy hết nước và hỗn hợp chất phụ gia. Loại này thịt thường bở hoặc rữa, không chắc, ăn nhạt hơn so với bình thường.
Những chiêu trò biến thủy sản sạch trở nên độc hại nhằm tăng lợi nhuận ngày càng tinh vi và khép kín, từ khâu nuôi trồng cho đến khi sơ chế đưa ra thị trường, nhất là trong tình hình nhiều chất cấm, phụ gia đang được bày bán và sử dụng rộng rãi. Điều này đã gây hoang mang lớn cho người tiêu dùng, gây thiệt hại cho các hộ kinh doanh và doanh nghiệp làm ăn chân chính. Người dân mong muốn có sự can thiệp mạnh tay của các cơ quan chức năng nhằm có những sản phẩm thủy sản thực sự có chất lượng, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo Xa lộ Pháp luật
Cho tôm cá ăn… hóa chất diệt cỏ
Các loại thủy sản như tôm, cua, cá là món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người Việt bởi dễ ăn, dễ chế biến, hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhưng vì lợi nhuận, muốn tăng năng suất một cách nhanh chóng, nhiều hộ nuôi thủy sản đã sử dụng thuốc tăng trọng, tạp chất, thậm chí hóa chất liều cao để đẩy nhanh quá trình phát triển của vật nuôi, khiến cho người tiêu dùng vừa ăn vừa hãi.
|
Hình chỉ mang tính minh họa (Internet) |
Thoạt nhìn, loại hàng này khá bắt mắt, nặng cân, tuy nhiên một nửa trọng lượng của chúng là nước và các hóa chất nguy hiểm tích trữ lâu ngày.
Chị Hoàng Thanh Hồng (ngụ Gia Lâm, Hà Nội) kể lại, có hôm đi chợ, mua được con cá rô phi to gần 1kg, bỏ lên chiên đầy một chảo. Để “ngâm nga” một lúc, đến khi nhìn lại, chị giật thót mình: Con cá to đùng, béo vàng ở chợ, khi rán bị ra nước, teo lại chỉ còn bằng nửa bàn tay “bơi” trong chảo ngập dầu, cá rán không thơm ngậy mà có mùi hắc khó chịu. Từ đấy chị cạch luôn mấy thứ thủy sản phổng phao, mỡ màng, chỉ dám mua mấy con cá đồng, tôm tép đồng, hoặc ăn cá biển.
Thủy sản vớt lên từ đầm nuôi đã “bẩn”, đến được tay người tiêu dùng cũng phải qua nhiều lần tẩm hóa chất, đặc biệt là các loại cần vận chuyển đi xa. Người bán sẽ ngâm chúng vào một loại hỗn hợp bảo quản thường là formaldehyde, một chất độc cấm sử dụng trong thực phẩm, có tác dụng giữ cho tôm cá luôn tươi, thịt không bị rữa, không bốc mùi, để được lâu.
Thậm chí, để tiết kiệm, người bán tận dụng tối đa các loại thủy hải sản thu mua được, ngay cả tôm cua đã chết, hoặc ngắc ngoải. Chủ một vựa thủy, hải sản tại chợ đầu mối Long Biên “tiết lộ”, dân trong nghề gọi đó là hàng “say, ngất”, loại này giá rẻ hơn hẳn so với tôm cua còn tươi, chủ yếu bán cho các bà nội trợ ham của rẻ, hoặc các quán ăn.
Anh Mai, chủ một cửa hàng bán thủy, hải sản tại chợ đầu mối Long Biên đưa ra lời khuyên: Tốt nhất các bà nội trợ nên chọn mua những loại tôm, cua, cá còn sống, bày bán trong các bể chứa oxy, không nên mua các loại đã ướp đá đông lạnh vì gần 100% hàng ướp lạnh đều được bơm tạp chất và ngâm tẩm hóa chất bảo quản độc hại; đồng thời nên cảnh giác với các loại thủy sản “to béo” bất thường, hoặc hình thức quá bắt mắt, giá rẻ, vì có thể chúng là sản phẩm đã được gian thương “nhào nặn” để trục lợi. |
Những chất này tích tụ ngấm vào thịt sẽ khiến tôm cá căng nước, béo mọng, nhưng thành phần dinh dưỡng rất thấp, chỉ còn khoảng 40 - 50%. Không những bị mất chất, những thực phẩm này còn chứa hàm lượng chất độc hại cao. Thủy sản là một loại thức ăn chú trọng đến việc tươi ngon, khi chúng đã chết, những dư lượng hóa chất tích tụ trong cơ thể sẽ không được chuyển hóa, thịt của chúng sẽ nhanh chóng bị các loại vi khuẩn có hại xâm nhập khiến người sử dụng ăn phải dễ mắc các bệnh đường ruột dẫn đến ngộ độc cấp rất nguy hiểm.
Kỹ nghệ “thổi” tôm
Việc tôm bơm tạp chất bẩn đã bị phát hiện và lên án mạnh mẽ, tuy các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý nhiều lần, nhưng thực tế vẫn tồn tại với chiêu thức ngày càng tinh vi. Vì siêu lợi nhuận, một số gian thương vẫn “xúi” các hộ nuôi trồng sử dụng các thủ thuật để tăng trọng lượng “siêu tốc” cho tôm trước khi đưa ra thị trường.
Trong một cuộc họp báo đầu năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Thanh Hoàng, cán bộ tại Cà Mau cho biết: Con tôm sau khi được bơm tạp chất có thành phần chủ yếu là bột agar (bột rau câu) và một số hóa chất, tôm sẽ phình to, bóng mướt, tăng trọng hơn. Lúc này người bán sẽ mang ướp nước đá ngay, đợi cho đủ số lượng rồi mới đem đổ mối cho các nơi.
Các chất cấm thường được sử dụng bơm vào tôm là bột rau câu, tinh bột, chất CMC (một chất ổn định dùng trong thực phẩm để kiểm soát độ nhớt của thủy, hải sản). Khi bơm vào tôm, tỷ lệ này chiếm từ 15 - 30% trọng lượng tôm.
Dẫn chứng thực tế từ một hộ nuôi tôm đã từng sử dụng “bí kíp” tăng trọng: Cứ 1kg tôm sú, sau khi bơm “no” tạp chất có thể đạt trọng lượng đến tận 1,25kg. Bình thường một 1kg tôm chất lượng phải gồm ít nhất 30 con. Dùng mánh khóe này, sẽ giúp giảm số lượng tôm/kg chỉ còn khoảng 25 con. Gian thương sẽ đạt được lợi nhuận, vừa “ăn” chênh lệch về khối lượng, vừa “ăn” chênh lệch về chất lượng. Sau khi được bơm tạp chất, con tôm to và căng mẩy cũng sẽ được xếp vào loại I với giá tiền khác hẳn với tôm ban đầu.
Thông qua một người “trong nghề” đã từng có thời gian bơm tôm bằng tạp chất, được biết con tôm trước khi bán ra thị trường sẽ được chuyển đến một nơi an toàn, vắng vẻ. Tại đây có các thùng hỗn hợp nguyên liệu và hóa chất đã pha sẵn, chỉ cần vài người với thời gian ngắn cũng có thể “bơm thổi” cho đám tôm trở nên “đẹp long lanh”. Công việc được thực hiện rất nhanh chóng, thành thục, yên lặng.
Tôm ăn no tạp chất sẽ được chuyển vào một bể ngâm với thứ nước không rõ thành phần, dùng để “hồi phục sức khỏe”. Chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, hàng chục kg tôm thành phẩm vẫn giữ được màu sắc tươi nguyên như lúc vừa đánh bắt, chỉ khác là toàn thân đã căng phồng, cảm giác béo “nứt vỏ”. Những con tôm này khi đem ra thị trường, nhìn bằng mắt thường khó phân biệt được. Chỉ khi người tiêu dùng mua về chế biến mới phát hiện do tôm bị teo lại, chảy hết nước và hỗn hợp chất phụ gia. Loại này thịt thường bở hoặc rữa, không chắc, ăn nhạt hơn so với bình thường.
Những chiêu trò biến thủy sản sạch trở nên độc hại nhằm tăng lợi nhuận ngày càng tinh vi và khép kín, từ khâu nuôi trồng cho đến khi sơ chế đưa ra thị trường, nhất là trong tình hình nhiều chất cấm, phụ gia đang được bày bán và sử dụng rộng rãi. Điều này đã gây hoang mang lớn cho người tiêu dùng, gây thiệt hại cho các hộ kinh doanh và doanh nghiệp làm ăn chân chính. Người dân mong muốn có sự can thiệp mạnh tay của các cơ quan chức năng nhằm có những sản phẩm thủy sản thực sự có chất lượng, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo Xa lộ Pháp luật