T
T$
Guest
Phan Ngọc Thao Gửi tới BBC từ Tp HCM
Micheal Owen trong một sự kiện ở Kuala Lumpur hồi tháng 10/2014 Khi cả thế giới cùng hồi hộp hướng về Zurich (Thụy Sĩ) với Lễ trao giải Quả bóng vàng FIFA 2014, thì ở nước Anh, những người làm bóng đá và người hâm mộ nước này có lẽ đang lặng mình với những hoài niệm – đã từ bao giờ cuộc đua đến danh hiệu cá nhân cao quý nhất của làng bóng đá thế giới đã không còn là cuộc chơi của những cầu thủ đến từ xứ sở sương mù.
Năm 2001, Micheal Owen xuất sắc đánh bại hai đối thủ nặng kí là Raul Gonzalez và Oliver Kahn để giành Quả bóng vàng châu Âu (đến năm 2010 hợp với giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA thành Quả bóng vàng FIFA).
Trở thành cầu thủ người Anh đầu tiên đoạt giải thưởng này từ Kevin Keegan năm 1979, “thần đồng” nước Anh đã gieo nơi người hâm mộ bóng đá xứ sở sương mù những hy vọng, những hy vọng về sự phát triển của bản thân anh cũng như cả nền bóng đá Anh thời điểm đó.
Với Micheal Owen, ở tuổi 22, anh đã giành một trong hai giải thưởng danh giá nhất của bóng đá thế giới thời điểm ấy. Cùng với một kỳ World Cup 1998 bùng nổ ở tuổi 19, đó chính là nền tảng để người hâm mộ Anh tin tưởng anh sẽ một ngày nào đó bước vào ngôi đền của những huyền thoại bóng đá thế giới. Nhưng rồi, những chấn thương dai dẳng khiến anh dần dần tàn lụi ở chính độ tuổi đẹp nhất của đời cầu thù, để rồi anh mãi mãi không thể tìm lại chính mình nữa.
Với bóng đá Anh, Micheal Owen chính là cái tên thứ 6 của nước này được vinh danh ở Quả bóng vàng châu Âu. Đặc biệt hơn, nước Anh đã phải chờ tận 22 năm để lại được chứng kiến một cầu thủ của mình lên ngôi. Cùng với Micheal Owen, bóng đá Anh khi đó còn vô số những cái tên nổi bật như David Beckham, Ryan Giggs hay Paul Scholes… Và một thời gian sau là Wayne Rooney - một giải đấu Ngoại hạng ngày càng đi lên và chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong nền bóng đá thế giới.
Nhưng rồi vì nhiều lý do khác nhau, 14 năm trôi qua, và nước Anh trở nên khô hạn những cái tên trong cc cuộc đua đến danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu, Cầu thủ xuất sắc nhất FIFA hay từ năm 2010 là Quả bóng vàng FIFA đi cùng với những thất bại đau đớn của Tam sư.
[h=2]Premier League và cái giá phải trả[/h]
Wayne Rooney trong trận giải Ngoại hạng Manchester United gặp Southampton hôm 11/01 Premier League là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh, đó là sự thật không thể chối cãi nhiều năm qua. Đó chính là thành công của những nhà làm bóng đá Anh. Nhưng trong quá trình đi đến thành công ấy (và khi Ngoại hạng Anh đã đứng trên đỉnh thế giới), họ gần như đã “giết chết” những tài năng của mình.
Tất yếu muốn biến Ngoại hạng Anh thành giải đấu hấp dẫn thế giới, FA phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng chuyên môn của giải đấu mà trước hết là chất lượng các cầu thủ. Để làm được điều đó, họ mở cửa cho các ông chủ, tài phiệt nước ngoài rải tiền đầu tư vào các câu lạc bộ, họ đã tạo ra một giải đấu giàu tính cạnh tranh, nhưng vì cái tính cạnh tranh, ấy quá lớn ấy đã buộc các câu lạc bộ vung tiền chiêu mộ những ngôi sao trên thế giới để rồi các cầu thủ Anh dần dần không còn khẳng định được chỗ đứng của mình nữa: hoặc phải hy sinh thi đấu không đúng sở trường (như Wayne Rooney chẳng hạn) hoặc phải chấp nhận ngồi trên băng ghế dự bị và mặc cho tài năng lụi tàn.
Có một thực tế là trong nhiều năm qua giải thưởng Quả bóng vàng FIFA hầu như chỉ là cuộc chơi dành cho những cầu thủ tấn công, hay nói đúng hơn là những cầu thủ làm nhiệm vụ ghi bàn. Hãy nhìn vào hàng công của các đội bóng Anh, ở đây xét đến nhóm các đội bóng lớn: ngoại trừ Arsenal có Danny Welbeck thường xuyên có suất đá chính thì ở các câu lạc bộ còn lại hầu như không có cầu thủ Anh nào có thể cạnh tranh một vị trí tấn công (MU là Van Persie, Falcao, Chelsea là Diego Costa, Man City có Sergio Aguero)
Bóng đá Anh cả xưa lẫn nay không hiếm những tài năng, những cầu thủ xuất chúng. Đó là Bobby Charton, Dennis Law, Kevin Keegan, Micheal Owen… những người đã từng vinh dự nhận Quả bóng vàng châu Âu. Và để những cái tên ấy có được sự kế thừa xứng đáng, có lẽ những người làm bóng đá Anh cần một cuộc cách mạng, một sự thay đổi mang tính bước ngoặt, như bóng đá Đức đã từng làm hồi đấu thập kỷ.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
Theo BBC Vietnamese
- 14 tháng 1 2015
Năm 2001, Micheal Owen xuất sắc đánh bại hai đối thủ nặng kí là Raul Gonzalez và Oliver Kahn để giành Quả bóng vàng châu Âu (đến năm 2010 hợp với giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA thành Quả bóng vàng FIFA).
Trở thành cầu thủ người Anh đầu tiên đoạt giải thưởng này từ Kevin Keegan năm 1979, “thần đồng” nước Anh đã gieo nơi người hâm mộ bóng đá xứ sở sương mù những hy vọng, những hy vọng về sự phát triển của bản thân anh cũng như cả nền bóng đá Anh thời điểm đó.
Với Micheal Owen, ở tuổi 22, anh đã giành một trong hai giải thưởng danh giá nhất của bóng đá thế giới thời điểm ấy. Cùng với một kỳ World Cup 1998 bùng nổ ở tuổi 19, đó chính là nền tảng để người hâm mộ Anh tin tưởng anh sẽ một ngày nào đó bước vào ngôi đền của những huyền thoại bóng đá thế giới. Nhưng rồi, những chấn thương dai dẳng khiến anh dần dần tàn lụi ở chính độ tuổi đẹp nhất của đời cầu thù, để rồi anh mãi mãi không thể tìm lại chính mình nữa.
Với bóng đá Anh, Micheal Owen chính là cái tên thứ 6 của nước này được vinh danh ở Quả bóng vàng châu Âu. Đặc biệt hơn, nước Anh đã phải chờ tận 22 năm để lại được chứng kiến một cầu thủ của mình lên ngôi. Cùng với Micheal Owen, bóng đá Anh khi đó còn vô số những cái tên nổi bật như David Beckham, Ryan Giggs hay Paul Scholes… Và một thời gian sau là Wayne Rooney - một giải đấu Ngoại hạng ngày càng đi lên và chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong nền bóng đá thế giới.
Nhưng rồi vì nhiều lý do khác nhau, 14 năm trôi qua, và nước Anh trở nên khô hạn những cái tên trong cc cuộc đua đến danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu, Cầu thủ xuất sắc nhất FIFA hay từ năm 2010 là Quả bóng vàng FIFA đi cùng với những thất bại đau đớn của Tam sư.
[h=2]Premier League và cái giá phải trả[/h]
Tất yếu muốn biến Ngoại hạng Anh thành giải đấu hấp dẫn thế giới, FA phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng chuyên môn của giải đấu mà trước hết là chất lượng các cầu thủ. Để làm được điều đó, họ mở cửa cho các ông chủ, tài phiệt nước ngoài rải tiền đầu tư vào các câu lạc bộ, họ đã tạo ra một giải đấu giàu tính cạnh tranh, nhưng vì cái tính cạnh tranh, ấy quá lớn ấy đã buộc các câu lạc bộ vung tiền chiêu mộ những ngôi sao trên thế giới để rồi các cầu thủ Anh dần dần không còn khẳng định được chỗ đứng của mình nữa: hoặc phải hy sinh thi đấu không đúng sở trường (như Wayne Rooney chẳng hạn) hoặc phải chấp nhận ngồi trên băng ghế dự bị và mặc cho tài năng lụi tàn.
Có một thực tế là trong nhiều năm qua giải thưởng Quả bóng vàng FIFA hầu như chỉ là cuộc chơi dành cho những cầu thủ tấn công, hay nói đúng hơn là những cầu thủ làm nhiệm vụ ghi bàn. Hãy nhìn vào hàng công của các đội bóng Anh, ở đây xét đến nhóm các đội bóng lớn: ngoại trừ Arsenal có Danny Welbeck thường xuyên có suất đá chính thì ở các câu lạc bộ còn lại hầu như không có cầu thủ Anh nào có thể cạnh tranh một vị trí tấn công (MU là Van Persie, Falcao, Chelsea là Diego Costa, Man City có Sergio Aguero)
Bóng đá Anh cả xưa lẫn nay không hiếm những tài năng, những cầu thủ xuất chúng. Đó là Bobby Charton, Dennis Law, Kevin Keegan, Micheal Owen… những người đã từng vinh dự nhận Quả bóng vàng châu Âu. Và để những cái tên ấy có được sự kế thừa xứng đáng, có lẽ những người làm bóng đá Anh cần một cuộc cách mạng, một sự thay đổi mang tính bước ngoặt, như bóng đá Đức đã từng làm hồi đấu thập kỷ.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
Theo BBC Vietnamese