Bóng đá VN: Đừng vấy bẩn một giải trẻ!

T

T$

Guest



151129031634_10-640.gif


Image caption

U21 Báo Thanh niên thể hiện quyết tâm trước trận đấu

Những ngày qua dư luận trong nước được dịp dậy sóng với màn đấu khẩu “có một không hai” trong làng bóng đá giữa hai HLV Nguyễn Quốc Tuấn (HAGL) và Phạm Minh Đức (U21 Báo Thanh niên) sau trận đấu giữa U21 HAGL và U21 Báo Thanh niên.
[h=2]Gà tức nhau tiếng gáy?[/h]“U21 Việt Nam không có điểm yếu” – câu phát biểu vốn gây xôn xao dư luận trên cùng với những phát ngôn “đá xoáy” HAGL của HLV Phạm Minh Đức được xem là ngọn nguồn dẫn đến những hành xử vô cùng nghiệp dư của ông Đức cùng ông Tuấn.
Ở một buổi họp báo ngay sau một trận cầu hấp dẫn, truyền thông muốn lắng nghe điều gì ? Đó là những nhận xét thuần túy về chuyên môn, về trận đấu, về những toan tính chiến thuật của hai HLV. Nhưng rốt cuộc buổi họp báo sau trận U21 HAGL và U21 Báo Thanh niên lại đi về đâu?
HLV Phạm Minh Đức thì đột ngột viện cớ việc riêng để rút lui thật trùng hợp với thời điểm đội bóng “không có điểm yếu” của ông thua cay đắng trên loạt luân lưu. HLV Nguyễn Quốc Tuấn thì khiến dư luận nóng mặt bởi những lời chỉ trích gây sốc nhắm vào người đồng nghiệp mà đỉnh điểm là hình ảnh 500 đồng cùng bó rau muống được ông lấy ra để “chế giễu” ông Đức.
Ông Đức cũng cho thấy mình không phải tay vừa. HLV này đã khéo léo đồng ý trả lời phỏng vấn cho một tờ báo trong nước ngay sáng hôm sau. Trên lý thuyết là để giải thích lý do vắng mặt buổi họp báo trước đó nhưng thực tế ai cũng hiểu là để mượn báo chí “bẻ” lại HLV Nguyễn Quốc Tuấn.
Sau tất cả, qua màn khẩu chiến ấy, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến câu thành ngữ “Con gà tức nhau tiếng gáy”. Thế nhưng, liệu những “con gà” trong vụ việc trên là ông Tuấn và ông Đức đã đủ tầm để “tức nhau tiếng gáy” chưa?
Câu trả lời là chưa. Cả hai vị HLV này đều chưa có nhiều kinh nghiệm. HLV Nguyễn Quốc Tuấn thậm chí chỉ là một HLV thủ môn trước khi bất ngờ được bầu Đức đưa lên thay thế Graechen. Còn ông Phạm Minh Đức từ khi bước vào nghiệp cầm quân cũng chỉ làm việc ở lứa trẻ và việc được chọn dẫn dắt đội U21 Báo Thanh niên chính là dịp để tên tuổi ông được biết đến nhiều hơn.
Hai vị HLV có bảng thành tích còn khiêm tốn lại cộng thêm màn khẩu chiến diễn ra ở một giải đấu giao hữu của lứa trẻ đem ví von với câu thành ngữ “con gà tức nhau tiếng gáy” vốn thường được dùng để chỉ sự ganh đua giữa những người đã khẳng định được địa vị, chỗ đứng của mình, bởi vậy thiết nghĩ hơi khập khiễng.
[h=2]Hãy để giải đấu trẻ là của người trẻ![/h]







Image caption

HAGL ăn mừng sau khi thắng luân lưu.

Có lẽ nhiều người hâm mộ đã thở phào nhẹ nhõm khi vụ scandal này xảy ra sau khi trận đấu kết thúc.
Bởi cả U21 Báo Thanh niên và U21 HAGL đã cống hiến cho khán giả một trận cầu đẹp mắt, một trận bóng đá vị “nghệ thuật” thật sự. Ở đó kịch bản của trận đấu trước đó một năm đã không còn lặp lại, khi hai đội đã chơi một trận đấu thật sự “sạch sẽ”.
Hãy tưởng tượng nếu màn khẩu chiến giữa ông Tuấn và ông Đức xảy ra trước trận đấu thì sao. Nên nhớ đây là một giải đấu trẻ, các cầu thủ mới chỉ đôi mươi và vẫn còn đang học - học đá bóng và thậm chí là cả học làm người. Do vậy, vai trò của những người thầy (chính các HLV) là rất quan trọng.
Chính vì thế, nếu cuộc đụng độ giữa hai “người thầy” của những Công Phượng, Tuấn Anh hay Duy Mạnh xảy ra trước khi trận đấu bắt đầu, khi ông Tuấn và ông Đức tiêm nhiễm vào đầu các học trò mình những sự bức xúc, cay cú của bản thân dành cho nhau thì có lẽ trận đấu đã diễn biến theo một chiều hướng rất khác.
Nói vậy để thấy, dù là một giải đấu dành cho những cầu thủ trẻ nhưng sự tác động của những 'người không phải cầu thủ trẻ' vẫn rất lớn.
Trong rất nhiều những câu chữ đả kích huấn luyện viên Phạm Minh Đức từ HLV Nguyễn Quốc Tuấn, bất chợt có một lời nhận xét mà chúng ta đồng cảm. HLV của HAGL cho rằng U21 Báo Thanh niên có thể giành chiến thắng nếu họ chọn một lối chơi khác, cụ thể là chơi đôi công chứ không phải là phòng ngự tiêu cực.
Đúng vậy, U21 Quốc tế là một sân chơi dành cho những cầu thủ trẻ, ở đó sự cống hiến và nhiệt huyết của tuổi trẻ phải được đề cao lên hàng đầu chứ không phải những con tính khô cằn dưới áp lực thành tích.
Giá như HLV Phạm Minh Đức mạnh dạn hơn, có lẽ HLV Nguyễn Quốc Tuấn đã không có “cớ” để chỉ trích ông mà từ đó dẫn đến một màn khẩu chiến khiến người ta “cười ra nước mắt” như bây giờ.
Liệu sau những màn tranh cãi “ấu trĩ” giữa hai vị huấn luyện viên, họ có còn nhận được sự tôn trọng trọn vẹn của các học trò như trước đây. Đó là còn chưa kể, sau chuyện này, liệu họ còn nhận được lòng tin của cấp trên để tiếp tục công việc?
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.



Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top