Bảo lãnh diện hôn thê hay hôn phu (visa k-1)

T

T$

Guest
Nếu bạn là một công dân Mỹ đã đính hôn với một người nước ngoài và đang nghĩ đến chuyện kết hôn thì visa K-1 có thể là giải pháp tốt nhất để bạn mang hôn phu hay hôn thê của bạn qua Mỹ sống trọn đời với bạn. Visa K-1 cho phép bạn mời hôn phu hay hôn thê của bạn đến Mỹ trong thời gian 90 ngày. Trong vòng 90 ngày đó, hôn phu hay hôn thê của bạn phải kết hôn với bạn. Nếu không thì hôn phu hay hôn thê của bạn phải trở về nước. Hôn phu hay hôn thê của bạn không thể xin gia hạn thời gian ở lại Mỹ. Hôn phu hay hôn thê của bạn và bạn không bắt buộc phải kết hôn với nhau nếu có nhiều chuyện không xảy ra như ý bạn mong đợi. Nếu bạn không kết hôn với hôn phu hay hôn thê của bạn, bạn cũng sẽ không bị cấm nộp đơn bảo lãnh diện hôn thê hay hôn phu khác trong tương lai. Bạn có thể phải nộp đơn xin ân xá chiếu theo luật IMBRA (International Marriage Broker Regulation Act) nếu bạn nộp đơn trong vòng hai năm kể từ ngày chấp nhận đơn lần thứ nhất. Hôn phu hay hôn thê của bạn cũng sẽ không bị cấm xin visa diện phu hay hôn thê khác trong tương lai.

Thường trú nhân Hoa Kỳ không thể nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu hay hôn thê.

Để có thể nôp đơn bảo lãnh diện hôn phu hay hôn thê, bạn phải hội đủ những điều kiện sau đây :

*Bạn là công dân Mỹ.
*Bạn đã quen biết với hôn phu hay hôn thê của bạn trong vòng hai năm trước khi nộp đơn bảo lãnh.
*Bạn và Fiancé(e) của bạn tự do kết hôn với nhau về mặt luật pháp.
*Bạn và Fiancé(e) của bạn có ý định kết hôn trong vòng 90 ngày kể từ khi Fiancé(e) của bạn đặt chân đến đất Mỹ.

Trước tiên, bạn phải nộp đơn bảo lãnh I-129F cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (US Citizenship and Immigration Services - USCIS). Bạn và fiancé(e) của bạn sẽ phải nộp nhiều đơn và giấy tờ cho USCIS để chứng minh rằng hai người hội đủ điều kiện cho visa diện hôn phu hay hôn thê. Thời gian chờ USCIS chấp thuận có thể kéo dài từ hai tuần đến vài tháng tùy theo số hồ sơ tương tự chờ USCIS chấp thuận. Hồ sơ có thể bị chậm trễ nếu đơn điền sai. Lúc đó, thời gian chờ đợi có thể lâu hơn thời gian bình thường gấp hai lần. Đơn điền sai sẽ khiến USCIS yêu cầu bạn bổ sung chứng từ (Request for Additional Evidence – RFE).

Khi đơn được chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển cho Trung tâm Chiếu khán Quốc gia (National Visa Center – NVC) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Nơi đây sẽ kiểm tra tiền sự của Fiancé(e) của bạn. Sau đó, NVC sẽ chuyển hồ sơ của bạn cho Đại sứ quán Hoa Kỳ hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ có thẩm quyền ở quốc gia mà Fiancé(e) của bạn nộp đơn xin visa. Sau khi Đại sứ quán hay Lãnh sự quán nhận được hồ sơ của bạn, Fiancé(e) của bạn sẽ được hướng dẫn đi khám sức khỏe, nộp một số mẫu đơn khác cùng giấy tờ hỗ trợ cho đơn xin visa diện Fiancé(e) và đồng thời được mời phỏng vấn. Nếu giấy tờ đầy đủ và hợp lệ và không có trở ngại gì trong cuộc phỏng vấn thì Fiancé(e) của bạn sẽ được cấp visa trong ngày đó hay trong tuần lễ đó tại một vài đại sứ quán hay lãnh sự quán.

Visa diện K-1 là visa rất đáng tin nếu làm đúng thủ tục. Tuy nhiên ngày phỏng vấn, chỉ có phân nửa người diện Fiancé(e) đựợc cấp visa. Việc không được cấp visa trong ngày phỏng vấn có thể đưa đến những chậm trễ gây ra buồn chán và làm mệt nhoài cả hai người, và cũng có thể dẫn đến việc visa bị từ chối và đơn bảo lãnh bị gởi trở lại USCIS để «duyệt xét hành chánh» hay để thu hồi lại. Một vài những vấn đề thường hay xảy ra - tự một mình nó hay phối hợp với những vấn đề khác - có thể dẫn đến việc bị từ chối visa. Đó là:

#Giấy tờ không đầy đủ.
#Giấy tờ làm không đúng.
#Thu nhập hoặc tiết kiệm không đủ của người bảo lãnh.
#Cách biệt lớn lao về tuổi tác giữa hai người.
#Người hôn phối cũ của Fiancé(e) của bạn không viết thư cho phép đứa con được ra khỏi nước.
#Fiancé(e) của bạn yếu tiếng Anh (trong trường hợp hai người không cùng chung ngôn ngữ phải sử dụng tiếng Anh để liên lạc với nhau).
#Hai người không có thời gian đi chơi chung nhiều với nhau trong quá khứ.
#Hai người thiếu những chứng từ về quan hệ thường nhật.
#Fiancé(e) của bạn phỏng vấn tồi và nhân viên lãnh sự nghi ngờ quan hệ giữa hai người.
#Fiancé(e) của bạn có người thân hay bạn bè ở Mỹ. Những người này có vẻ giữ một vai trò qua lớn trong vấn đề môi giới.
#Fiancé(e) của bạn đã có thời gian ở Mỹ và ở quá hạn visa.
#Bạn đã bảo lãnh một người trước đó nhưng không chứng minh được rằng người đó đã duy trì được tình trạng hợp pháp của họ.
#Fiancé(e) của bạn đã có hồ sơ tiền án.
#Fiancé(e) bị bệnh dễ lây loại nặng (như AIDS, ho lao, v.v…).
#Fiancé(e) của bạn khai man trong cuộc phỏng vấn (hay là nhân viên lãnh sự nghĩ như vậy).
#Trong hồ sơ bảo lãnh có một văn kiện bị xem là có ý gian lận.

Năm vấn đề đầu tiên nêu ở trên có thể khiến Đại sứ quán hay Lãnh sự quán giữ lại hồ sơ để yêu cầu bạn hay/và Fiancé(e) của bạn bổ sung giấy tờ hay qua cuộc phỏng vấn lần thứ hai. Nếu giấy tờ bổ sung hay cuộc phỏng vấn lần thứ hai không thuyết phục được họ thì họ gởi hồ sơ trở lại cho USCIS. Nếu gặp phải một trong những vấn đề này, hồ sơ có thể bị chậm trễ khoảng từ vài tuần cho đến vài tháng.

Những vấn đề từ số 6 đến số 10 có thể gây cho nhân viên lãnh sự nghi ngờ về quan hệ của hai người sẽ khiến hồ sơ bị gởi trở lại USCIS để duyệt xét hay thu hồi hoặc bị giao cho bộ phận chống gian lận của đại sứ quán hay lãnh sự quán để điều tra. Lúc đó, họ sẽ gởi người đến khu vực nơi Fiancé(e) của bạn đang cư trú phỏng vấn bạn bè hay hàng xóm ngõ để xem hai người có quan hệ chân thật với nhau hay không. Nếu gặp phải một trong những vấn đề này, hồ sơ có thể bị chậm trễ ít nhất là trên 6 tháng.

Những vấn đề từ số 11 đến số 16 sẽ khiến Fiancé(e) của bạn không được nhận vào nước Mỹ chiếu theo luật định. Trong trường hợp đó, bạn phải làm đơn xin ân xá vì «lý do nhân đạo» (extreme hardship) mặc dù việc xin ân xá rất khó được chấp thuận. Việc xử lý đơn I—601 xin ân xá vì lý do nhân đạo sẽ kéo dài từ 4 đến 6 tháng.

Visa diện hôn phu hoặc hôn thê là một visa tạm thời. nhưng có thể chuyển thành visa thường trực sau khi hai người kết hôn bên Mỹ. Sau khi kết hôn, bạn có thể xin qui chế thường trú nhân có điều kiện cho người hôn phối của bạn bằng cách nộp mẫu đơn I-485 cho USCIS. Vài tháng sau (thời gian chờ đợi cứu xét hồ sơ thay đổi tùy theo nơi bạn cư trú), bạn và người hôn phối của bạn sẽ được mời đến văn phòng địa phương của USCIS để phỏng vấn. Sau đó, người hôn phối của bạn sẽ được cấp thẻ xanh tạm thời hai năm. Hai mươi mốt tháng sau khi người hôn phối của bạn được cấp thẻ xanh tạm thời, bạn và người hôn phối của bạn có thể nộp đơn I-751 xin hủy bỏ điều kiện thường trú để người hôn phối của bạn có thẻ xanh chính thức 10 năm. Ba năm sau khi người hôn phối của bạn có thẻ xanh đầu tiên, người hôn phối của bạn có thể nộp đơn xin nhập tịch.

Xin lưu ý bạn là visa diện hôn phu hoặc hôn thê xét nhanh hơn visa diện vợ chồng khoảng 3 tháng, nhưng thời gian chờ được cấp thẻ xanh lâu hơn. Trong diện vợ chồng, khi người vợ hay người chồng vừa đặt chân đến đất Mỹ là có thẻ xanh liền.



h3. Những câu hỏi thường gặp trong visa K-1

*1. Tôi có thể kết hôn với Fiancé(e) của tôi ở nước ngoài và tiếp tục bảo lãnh người đó theo diện visa K-1 được không?*

Không. Visa K-1 chỉ dành cho những người đang chuẩn bị kết hôn với nhau. Nếu bạn đã làm kết hôn thì bạn phải nộp đơn I-130 bảo lãnh diện vợ chồng. Tuy nhiên, có một ngoại lệ là nếu đám cưới của bạn chỉ là đám cưới về mặt nghi lễ tôn giáo hay xã hội và không đăng ký với chính quyền địa phương thì bạn có thể làm bảo lãnh theo diện visa K-1.

*2. Fiancé(e) của tôi đang ở Mỹ với visa K-1 do tôi bảo lãnh, nhưng tôi không chắc chắn là sẽ kết hôn với người đó. Tôi có thể xin gia hạn visa K-1 cho Fiancé(e) của tôi hay không?*

Không. Visa K-1 không thể xin gia hạn. Nếu bạn không kết hôn trong thời hạn 90 ngày của visa K-1, Fiancé(e) của bạn phải rời khỏi nước Mỹ. Không có trường hợp ngoại lệ.

*3. Fiancé(e) của tôi đã đến Mỹ với visa K-1, tuy nhiên vì quan hệ của chúng tôi không được mỹ mãn nên Fiancé(e) của tôi đã về nước. Tuy nhiên, sau khi liên lạc lại, chúng tôi muốn làm lại diện visa K-1. Tôi có thể tíếp tục bảo lãnh cho Fiancé(e) của tôi không?*

Được. Tuy nhiên, nếu bạn nộp đơn bảo lnãh trở lại trong vòng hai năm kể từ khi đơn đầu tiên được chấp thuân, bạn sẽ phải làm đơn xin miễn những điều khoản của luật International Marriage Broker Regulation Act of 2005 (IMBRA). Fiancé(e) của bạn phải chuẩn bị giải thích cho nhân viên lãnh sự lý do tại sao quan hệ giữa hai người không thành tựu lần đầu tiên mà lần thứ hai này, hai người lại chắc tiến đến hôn nhân. Đại sứ quán hay lãnh sự quán không cho bạn dùng visa K-1 như một phương tiện để giúp bạn trai hay bạn gái của bạn đi du lịch qua Mỹ.

*4. Tôi bảo lãnh người hôn phối cũ của tôi theo diện visa K-1 và người đó đã trở thành thường trú nhân. Tuy nhiên, không may cho tôi là hôn nhân của chúng tôi bị đổ vỡ. Mới đây, tôi quen một người khác ở ngoài nước Mỹ và muốn bảo lãnh người này theo diện visa K-1 có được hay không?*

Có thể được. Tháng 5 năm 2006 vừa qua, Quốc Hội Mỹ đã thông qua những điều luật mới chiếu theo đó, một người phải chờ hai năm sau kể từ khi nộp đơn bảo lãnh visa K-1 lần đầu tiên. để có thể nộp đơn bảo lãnh visa K-1 lần thứ hai. Nếu bạn không chờ được hai năm thì bạn phải làm đơn xin ân xá vì những lý do nhân đạo. Bạn sẽ khó xin ân xá nếu bạn có hồ sơ tiền án bạo lực trong gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn xin ân xá được, bạn phải thuyết phục Đại sứ quán hay Lãnh sự quán rằng hôn nhân trong quá khứ của bạn không phải là hôn nhân giả. Bạn cũng phải nộp những giấy tờ chứng minh người hôn phối trước hoặc đã rời khỏi nước Mỹ hoặc đã trở thành thường trú nhân Mỹ.

*5. Fiancé(e) của tôi đã bị từ chối visa du lịch B1/B2. Điều này có ảnh hưởng đến việc xin visa K-1 không?*

Trong đa số trường hợp thì chuyện bị từ chối visa du lịch không ảnh hưởng đến việc xin visa K-1. Nếu Fiancé(e) của bạn không man khai trong cuộc phỏng vấn xin visa du lịch thì Fiancé(e) của bạn đủ điều kiện để nộp đơn xin visa K-1.

*6. Fiancé(e) của tôi có visa du lịch B1/B2. Như vậy Fiancé(e) của tôi có được phép nhập cảnh nước Mỹ trong khi đơn xin visa K-1 đang chờ cứu xét hay không?*

Được. Fiancé(e) của bạn sẽ được phép nhập cảnh nước Mỹ, nhưng Fiancé(e) của bạn sẽ gặp khó khăn vì phải thuyết phục với nhân viên di trú ở sân bay rằng Fiancé(e) của bạn không có ý định ở lại Mỹ một cách vĩnh viễn. Fiancé(e) của bạn phải chứng minh ý định ở Mỹ trong thời gian ngắn hạn với visa du lịch B1/B2 mặc dù có ý định sống luôn tại Mỹ với visa K-1.

*7. Fiancé(e) của tôi đã ở Mỹ trước đó trong chương trình trao đổi sinh viên (visa J-1) và đang bị chi phối bởi điều kiện bắt buộc những người thuộc diện visa J-1 phải trở về nước quốc tịch hay nước thường trú của mình ở trong vòng hai năm sau khi hoàn tất chương trình trao đổi. Liệu tôi có thể bảo lãnh Fiancé(e) của tôi theo diên visa K-1 mà không cần phải chờ Fiancé(e) của tôi tuân theo đúng điều kiện này hay không?*

Được. Tuy nhiên sác xuất thành công của bạn rất thấp bởi vì đơn xin miễn điều kiện này rất khó được thông qua.

*8. Fiancé(e) của tôi đã ở quá hạn visa trước đó. Liệu Fiancé(e) của tôi hội đủ điều kiện để xin visa K-1 hay không?*

Điều này tùy theo thời gian mà Fiancé(e) của bạn ở quá hạn visa. Nếu Fiancé(e) của bạn ở qua hạn visa trên một năm thì sẽ bị cấm vào nước Mỹ trong vòng 10 năm mặc dù bạn có thể làm đơn xin ân xá vì lý do nhân đạo. Nếu ở quá hạn từ 6 tháng cho đến một năm thì sẽ bị cấm vào nước Mỹ trong vòng 3 năm. Thời gian ở qua hạn visa càng ngắn thì càng ít gặp khó khăn và nếu có gặp khó khăn thì khó khăn cũng dễ khắc phục hơn.

*9. Tôi gặp Fiancé(e) của tôi qua mạng Internet, nhưng tôi không thể đi du lịch qua xứ của người ấy được. Có cách nào để tôi bảo lãnh người ấy mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp không?*

Có lẽ là không. Có một điều luật cho phép bạn không cần gặp mặt trực tiếp Fiancé(e) của bạn với điều kiện là sự gặp mặt đó là trái với phong tục tập quán của nước của Fiancé(e) của bạn hay là rất khó khăn đối với hai người.

Đơn xin miễn gặp mặt rất ít khi được USCIS chấp thuận, ngoại trừ trong những trường hợp của người tàn tật không thể đi máy bay được.

*10. Thu nhập của tôi quá thấp để bảo lãnh chiếu theo luật định. Có cách nào để tránh đòi hỏi về thu nhập không?*

Không. Nếu thu nhập của bạn thấp thì bạn có thể nhờ người đồng bảo trợ (Co-sponsor). Người đồng bảo trợ phải hội đủ điều kiện về mặt tài chánh cũng như về mặt giấy tờ như thể họ là người bảo trợ duy nhất. Bạn phải nộp tất cả những mẫu đơn và văn kiện đòi hỏi mặc dù những mẫu đơn và văn kiện đó cho thấy thu nhập của bạn thấp.

Hungviet
 
Hôn phu của em đã từng mở K1 vào tháng 5 2009 cho một cô gái Thai nhưng do có vấn đề nên hôn phu của em đã huỹ hồ sơ với cô ta và bắt đầu tìm hiều em, sau hơn 13 tháng liên lạc hôn phu em về cầu hôn em vào tháng 7 2010 và tụi em lập hồ sơ K1 nộp vào ngày 17 tháng 9 2010. Cho em hỏi như vậy thì hồ sơ của em có hợp lệ không? và có ảnh hưởng gì đến phỏng vấn không? xin giúp em với.Em cám ơn nhiều
 
Back
Top