Có thể gọi Bẫy rồng là tác phẩm bom tấn của điện ảnh Việt Nam, cho dù nếu so với những bom tấn của nước ngoài, kinh phí dành cho phim chỉ là một chấm khiêm tốn trên bản đồ chinh phục khán giả yêu điện ảnh, được tính bằng tiền hay cả bằng danh tiếng.
Câu chuyện Bẫy rồng ra đời từ sự cộng hưởng ý tưởng của Johnny Trí Nguyễn, đạo diễn Lê Thanh Sơn và tác giả Hồ Quang Hưng. Bộ ba những người sáng tạo này, đã mang đến cho khán giả một câu chuyện đậm tính nhân văn nhưng lại nhuốm đầy màu tranh đấu.
Chuyện kể về Trinh với biệt danh Phượng Hoàng, được xem như hiện thân của muôn vàn những số phận lầm than, bị bắt cóc, bị làm nô lệ tình dục và bị biến thành con cờ vô tri trên bàn cờ đầy toan tính bởi tham vọng tiền tài, quyền lực của một gã đàn ông nham hiểm.
Khi bị ép phải lao vào con đường nguy hiểm, Phượng Hoàng đã chiêu mộ một số anh tài, trong đó có Quân, biệt danh Bạch Hổ, là một chàng trai mang trong lòng nỗi đau riêng nhưng phải vượt lên những thử thách để dìm mình trong bóng đen bạo lực.
Rồi còn Cang, có biệt xanh là Xà, còn Tuấn, còn Ngưu.., tất cả họ, mỗi người một số phận nhưng có sự khắc khoải chung lồng trong những mơ ước riêng tư giản đơn nhưng không dễ dàng nắm bắt…
Trước khi xem Bẫy rồng, có thể nhiều người không tin vào phim hành động Việt Nam, cho dù Chánh Phương Films cũng như cặp đôi Johnny Trí Nguyễn và Ngô Thanh Vân đã từng ghi dấu ấn thành công qua Dòng máu anh hùng từ vài năm trước.
Lồng ghép trong những câu chuyện phức tạp, về thân thế, nỗi đau và cả những khát vọng tiền bạc, sự phản bội và trả thù, thôn tính, Bẫy rồng đã hóa giải cảm xúc của người xem, để họ không phải thót tim suy tưởng, nhưng cũng không hề dễ dàng suy đoán kết cục các tình huống, tạo một sự hồi hộp vừa phải để kịp thở phào cảm nhận tiếp bộ phim.
Khi Chánh Phương Films và Johnny Trí Nguyễn tuyên bố đưa Bẫy rồng lên màn ảnh, cũng đã nhiều người nghĩ tác phẩm này sẽ là món “lẩu thập cẩm” nấu chủ yếu theo sở trường các đầu bếp – đạo diễn Mỹ hay Hồng Kông. Thật bất ngờ, khi “món ăn” làm ra không bị lai căng, cho dù âm nhạc hay hình ảnh đều có vẻ..hơi Tây nhưng thật kỳ lạ, nó vẫn là phim Việt, giản đơn đủ để hấp dẫn người xem đến giây phút cuối cùng.
Những khoảng sáng tối đưa vào hợp lý, những câu thoại đậm chất đời thường, những giọt nước mắt, nỗi uất hận và cả sự đau đớn được diễn tả trên một cung độ cao, chứng tỏ đạo diễn và nhà sản xuất tin không lầm người khi chọn cho mình một ekip hoàn chỉnh, hoàn hảo ở từng vai trò và phù hợp đến từng chi tiết nhỏ.
Bẫy rồng không phải là phim xuất sắc, nếu như ai đó kỳ vọng vào một sự tuyệt mỹ thể hiện qua ngôn từ điện ảnh. Nhưng đây lại là một bộ phim đáng xem, vì sự bình thường, dễ chấp nhận đã trở thành yếu tố xuất sắc đầu tiên của một bộ phim được mạnh dạn coi như phim bom tấn xuất hiện trong thời điểm này.
Ở Bẫy rồng, hội tụ đủ sức nóng và sự mạnh mẽ, toát lên từ chính các vai diễn, đặc biệt qua sự ăn ý từ hình ảnh đến hành động, ánh mắt, nụ cười của Johnny Trí Nguyễn và Ngô Thanh Vân. Có thể nói, họ đã có được sự đồng cảm để cùng thể hiện những màn nóng bỏng nhất, rất ấn tượng, rất lãng mạn nhưng không hề khiến người xem khó xử vì không phải khán giả nào cũng dễ dàng đối diện với những cảnh nóng trên màn ảnh trong khi cùng ngồi chung với cả đám đông.
Không được mong đợi bằng cặp diễn viên chính, nhưng dàn diễn viên bổ trợ lại mang đến rất nhiều bất ngờ, đặc biệt là Hoàng Phúc trong vai Hắc Long. Khác hẳn một Hoàng Phúc quen thuộc trên màn ảnh, trong Bẫy rồng, Hoàng Phúc đã làm mới mình một cách vô cùng thuyết phục để đứng vào vị trí tâm điểm, là đầu mối gây ra những kịch tính trong phim.
Hiếu Hiền hay Lâm Minh Thắng cũng có sự đột phá đáng kể và không thể phủ nhận, ở bữa tiệc điện ảnh có chút sang trọng này, dường như người xem thấy họ có chút gì khang khác, đẳng cấp hơn, thú vị hơn…
Xét trên góc độ phim giải trí, Bẫy rồng hoàn thành xuất sắc vai trò của mình. Nếu tổng kết trên diện phim võ thuật hành động, thì ở Việt Nam chắc chắn khó có phim nào qua mặt nổi sự trau chuốt và kỳ công mà ekip Bẫy rồng tạo nên. Bên cạnh đó, một chút trầm lắng, thể hiện qua những tâm sự giản dị cũng đôi lúc khiến người xem xúc động, ai yếu lòng cũng có thể thấy rất thương tâm…
Có đủ mọi trạng thái hỷ, nộ, ái, ố trong bức tranh Chân, thiện, mỹ của mình, tuy nhiên ở Bẫy rồng vẫn còn đôi điều đáng tiếc. Không phải ai cũng chỉ muốn xem phim kiểu dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ mà có nhiều người đến rạp, không đơn thuần chỉ thích sự trình diễn kiểu biểu dương lực lượng với đầy đủ những màn đấu súng, đua xe hay đuổi bắt trên đường mà sâu hơn thế, họ thích một cảm giác tràn đầy, có hồi hộp, có lo lắng, có dự đoán và có cả những bất ngờ hơn nữa…
Trong bối cảnh phim điện ảnh Việt Nam làm ra nhưng không mấy khi ăn khách, bước đột phá của Bẫy rồng ngay tháng 12 này, với hy vọng mang đến một xu hướng mới, mở màn cho dòng phim mùa Giáng sinh chắc chắn là điều nên khích lệ. Để nói đây đã là phim hấp dẫn nhất, thành công nhất hay chưa còn tùy thuộc vào từng gu thưởng thức nhưng có thể nói rằng, Bẫy rồng đã có sự đầu tư nghệ thuật nghiêm túc, hết mình và nhiều khả năng làm thay đổi ấn tượng về phim ảnh Việt Nam.
Câu chuyện Bẫy rồng ra đời từ sự cộng hưởng ý tưởng của Johnny Trí Nguyễn, đạo diễn Lê Thanh Sơn và tác giả Hồ Quang Hưng. Bộ ba những người sáng tạo này, đã mang đến cho khán giả một câu chuyện đậm tính nhân văn nhưng lại nhuốm đầy màu tranh đấu.
Chuyện kể về Trinh với biệt danh Phượng Hoàng, được xem như hiện thân của muôn vàn những số phận lầm than, bị bắt cóc, bị làm nô lệ tình dục và bị biến thành con cờ vô tri trên bàn cờ đầy toan tính bởi tham vọng tiền tài, quyền lực của một gã đàn ông nham hiểm.
Khi bị ép phải lao vào con đường nguy hiểm, Phượng Hoàng đã chiêu mộ một số anh tài, trong đó có Quân, biệt danh Bạch Hổ, là một chàng trai mang trong lòng nỗi đau riêng nhưng phải vượt lên những thử thách để dìm mình trong bóng đen bạo lực.
Rồi còn Cang, có biệt xanh là Xà, còn Tuấn, còn Ngưu.., tất cả họ, mỗi người một số phận nhưng có sự khắc khoải chung lồng trong những mơ ước riêng tư giản đơn nhưng không dễ dàng nắm bắt…
Trước khi xem Bẫy rồng, có thể nhiều người không tin vào phim hành động Việt Nam, cho dù Chánh Phương Films cũng như cặp đôi Johnny Trí Nguyễn và Ngô Thanh Vân đã từng ghi dấu ấn thành công qua Dòng máu anh hùng từ vài năm trước.
Lồng ghép trong những câu chuyện phức tạp, về thân thế, nỗi đau và cả những khát vọng tiền bạc, sự phản bội và trả thù, thôn tính, Bẫy rồng đã hóa giải cảm xúc của người xem, để họ không phải thót tim suy tưởng, nhưng cũng không hề dễ dàng suy đoán kết cục các tình huống, tạo một sự hồi hộp vừa phải để kịp thở phào cảm nhận tiếp bộ phim.
Khi Chánh Phương Films và Johnny Trí Nguyễn tuyên bố đưa Bẫy rồng lên màn ảnh, cũng đã nhiều người nghĩ tác phẩm này sẽ là món “lẩu thập cẩm” nấu chủ yếu theo sở trường các đầu bếp – đạo diễn Mỹ hay Hồng Kông. Thật bất ngờ, khi “món ăn” làm ra không bị lai căng, cho dù âm nhạc hay hình ảnh đều có vẻ..hơi Tây nhưng thật kỳ lạ, nó vẫn là phim Việt, giản đơn đủ để hấp dẫn người xem đến giây phút cuối cùng.
Những khoảng sáng tối đưa vào hợp lý, những câu thoại đậm chất đời thường, những giọt nước mắt, nỗi uất hận và cả sự đau đớn được diễn tả trên một cung độ cao, chứng tỏ đạo diễn và nhà sản xuất tin không lầm người khi chọn cho mình một ekip hoàn chỉnh, hoàn hảo ở từng vai trò và phù hợp đến từng chi tiết nhỏ.
Bẫy rồng không phải là phim xuất sắc, nếu như ai đó kỳ vọng vào một sự tuyệt mỹ thể hiện qua ngôn từ điện ảnh. Nhưng đây lại là một bộ phim đáng xem, vì sự bình thường, dễ chấp nhận đã trở thành yếu tố xuất sắc đầu tiên của một bộ phim được mạnh dạn coi như phim bom tấn xuất hiện trong thời điểm này.
Ở Bẫy rồng, hội tụ đủ sức nóng và sự mạnh mẽ, toát lên từ chính các vai diễn, đặc biệt qua sự ăn ý từ hình ảnh đến hành động, ánh mắt, nụ cười của Johnny Trí Nguyễn và Ngô Thanh Vân. Có thể nói, họ đã có được sự đồng cảm để cùng thể hiện những màn nóng bỏng nhất, rất ấn tượng, rất lãng mạn nhưng không hề khiến người xem khó xử vì không phải khán giả nào cũng dễ dàng đối diện với những cảnh nóng trên màn ảnh trong khi cùng ngồi chung với cả đám đông.
Không được mong đợi bằng cặp diễn viên chính, nhưng dàn diễn viên bổ trợ lại mang đến rất nhiều bất ngờ, đặc biệt là Hoàng Phúc trong vai Hắc Long. Khác hẳn một Hoàng Phúc quen thuộc trên màn ảnh, trong Bẫy rồng, Hoàng Phúc đã làm mới mình một cách vô cùng thuyết phục để đứng vào vị trí tâm điểm, là đầu mối gây ra những kịch tính trong phim.
Hiếu Hiền hay Lâm Minh Thắng cũng có sự đột phá đáng kể và không thể phủ nhận, ở bữa tiệc điện ảnh có chút sang trọng này, dường như người xem thấy họ có chút gì khang khác, đẳng cấp hơn, thú vị hơn…
Xét trên góc độ phim giải trí, Bẫy rồng hoàn thành xuất sắc vai trò của mình. Nếu tổng kết trên diện phim võ thuật hành động, thì ở Việt Nam chắc chắn khó có phim nào qua mặt nổi sự trau chuốt và kỳ công mà ekip Bẫy rồng tạo nên. Bên cạnh đó, một chút trầm lắng, thể hiện qua những tâm sự giản dị cũng đôi lúc khiến người xem xúc động, ai yếu lòng cũng có thể thấy rất thương tâm…
Có đủ mọi trạng thái hỷ, nộ, ái, ố trong bức tranh Chân, thiện, mỹ của mình, tuy nhiên ở Bẫy rồng vẫn còn đôi điều đáng tiếc. Không phải ai cũng chỉ muốn xem phim kiểu dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ mà có nhiều người đến rạp, không đơn thuần chỉ thích sự trình diễn kiểu biểu dương lực lượng với đầy đủ những màn đấu súng, đua xe hay đuổi bắt trên đường mà sâu hơn thế, họ thích một cảm giác tràn đầy, có hồi hộp, có lo lắng, có dự đoán và có cả những bất ngờ hơn nữa…
Trong bối cảnh phim điện ảnh Việt Nam làm ra nhưng không mấy khi ăn khách, bước đột phá của Bẫy rồng ngay tháng 12 này, với hy vọng mang đến một xu hướng mới, mở màn cho dòng phim mùa Giáng sinh chắc chắn là điều nên khích lệ. Để nói đây đã là phim hấp dẫn nhất, thành công nhất hay chưa còn tùy thuộc vào từng gu thưởng thức nhưng có thể nói rằng, Bẫy rồng đã có sự đầu tư nghệ thuật nghiêm túc, hết mình và nhiều khả năng làm thay đổi ấn tượng về phim ảnh Việt Nam.
P.V