Bật khóc khi chỉ có 300 ngàn để nhập học

T

T$

Guest
Ngày 4/9, nhiều người có mặt tại ĐH Bách khoa Đà Nẵng không kìm được sự xúc động khi chứng kiến tân sinh viên Nguyễn Văn Sỹ ngồi sụp xuống sân trường do không đủ tiền để nhập học.

Không có đủ 4,6 triệu đồng, Sỹ đang đối diện với nguy cơ từ bỏ giấc mơ giảng đường đại học.

Xin “khất” tiền nhập học

Trong khi bạn bè cùng lứa đang tất bật chuẩn bị cho năm học mới thì mấy ngày nay, Sỹ vẫn đang đạp xe xuôi ngược khắp nơi để tìm một công việc làm thêm với hi vọng gom góp được một khoản tiền để làm thủ tục nhập học đầu năm. Ngồi thất thần trong căn phòng trọ mới thuê, giọng Sỹ đứt quãng: “Còn hơn 20 ngày nữa chị ạ. Trong khoảng thời gian ấy, nếu như em không kiếm đủ số tiền 3,5 triệu đồng thì em đành phải dừng việc học…”.





Đạt 26,75 điểm, Nguyễn Thị Phương không trúng tuyển Học viện Cảnh sát Nhân dân, nhưng có thể đỗ nhiều đại học khác. Vì gia đình khó khăn, nữ sinh phải đi làm thuê kiếm sống.



Trước đó, ngày 4/9, Sỹ bắt xe buýt từ nhà ra Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhập học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông với số điểm 21,75 nhưng khi đến nơi, Sỹ hoàn toàn bất ngờ với số tiền nhập học quá lớn nằm ngoài khả năng của gia đình mình.

“Khi đến trường làm thủ tục, em mới nhận được giấy báo và hoảng hốt khi nhìn thấy số tiền phải nộp lên đến hơn 4,6 triệu đồng. Khi ra Đà Nẵng, mẹ bán hơn nửa tạ thóc được gần 300 ngàn rồi đưa cho em đóng tiền học. Nhưng số tiền thiếu quá nhiều nên không làm thủ tục được, em đành trở về” - Sỹ nghẹn giọng. 

khoc1.jpg
Nguyễn Văn Sỹ đang phải tìm việc làm thêm gom góp hơn 3,5 triệu đồng để nhập học. Ảnh: Tiền Phong.

Không đủ tiền để nộp, Sỹ gọi điện “cầu cứu” đến chị gái của mình đang làm công nhân may mặc cho một xí nghiệp tại xã Điện Ngọc. Nhưng với mức lương công nhân thử việc bèo bọt, chị gái Sỹ cũng không giúp được em mình. Thương em nhưng cô cũng đành đứt ruột khuyên Sỹ nên nghỉ học đi làm phụ giúp gia đình. Sau đó, Sỹ gọi cho mẹ là bà Trần Thị Thảo nhưng bà cũng chỉ biết khóc lên khóc xuống vì không thể xoay đâu ra số tiền lớn như vậy.
Hơn 7 năm nay, nhiều tài sản trong nhà cũng lần lượt cuốn đi để lo tiền thuốc thang cho chồng mắc bệnh xơ gan. Số tiền nợ người thân hàng chục triệu đồng nay vẫn chưa trả được. Ngày Sỹ nhập học, một tạ thóc cuối cùng trong nhà, cũng được chia một nửa bán đi để đưa cho Sỹ nộp học phí.

Thương gia cảnh của em, chị Nguyễn Sinh, người bà con xa của Sỹ đã đồng ý cho em mượn 1,1 triệu đồng và khuyên em đến trường gặp hiệu trưởng xin “khất” học phí. Chị Sinh cho biết: “Tôi thấy em chạy vạy mấy ngày nay nhưng vẫn không ai có thể giúp em. Cả hai bố mẹ em đều mù chữ, sức khỏe yếu nên một mình em cứ tự gồng mình đi vay tiền. Tôi thương vô cùng nhưng chỉ giúp được có vậy”.

Ngày 5/9, Sỹ đánh liều đến gặp thầy hiệu trưởng của trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng xin được tạo điều kiện để em có thể kịp thời vào học năm học mới. Sỹ trình bày hoàn cảnh gia đình với lãnh đạo nhà trường và bày tỏ ước mơ theo đuổi con chữ. Cảm thông gia cảnh khó khăn của Sỹ, trường ĐH Bách khoa đã đồng ý để Sỹ đóng trước 1,5 triệu đồng một số khoản đầu năm và cho học tạm đến ngày 1/10. Số tiền còn lại hơn 3,5 triệu đồng, trước ngày 1/10 Sỹ phải đến đóng, nếu không, em sẽ phải dừng việc học.

Cố gắng tìm việc để tự lo cho bản thân

Từ những năm cấp ba, Sỹ đã quen với việc đi làm thêm, mỗi dịp Tết em đều phải xa nhà đi làm ở các quán cà phê để kiếm tiền. Từ hôm ra Đà Nẵng, Sỹ vẫn chưa tìm được việc, trong khi hạn chót đóng các khoản tiền sắp hết. Em mong muốn sẽ sớm tìm được một công việc bất kỳ như làm gia sư, nhân viên phục vụ quán nhậu, bốc vác,… để kịp thời đóng đủ số tiền đi học và trang trải việc học về sau.

khoc2.jpg
Bà Trần Thị Thảo lo lắng không biết xoay xở đâu để lo cho con ăn học. Ảnh: Tiền Phong.
Ông Lê Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên cho biết: “Gia đình em Nguyễn Văn Sỹ thuộc diện hộ nghèo đặc biệt khó khăn. Nhiều năm nay, Sỹ đến trường nhờ sự hỗ trợ của nhà trường và các thầy cô. Bây giờ em đậu đại học, rất cần sự chung tay giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm để chắp cánh ước mơ cho em”.

Mẹ của Sỹ cũng đành gác lại ruộng vườn cho chồng, leo lên chuyến xe buýt cùng con trai để ra Đà Nẵng tìm việc. Bà khóc nghẹn: “Tôi biết làm sao đây, bây giờ ai thuê gì tôi làm tất. Trước mắt, tôi phải kiếm số tiền còn lại để con nộp học rồi sau đó tính đến chuyện ăn học của con trong bốn năm tiếp theo. Cả đời tôi lam lũ, biết chữ nghĩa là cái chi. Nay con hiếu học, tôi không thể nào để con nghỉ được”.



Theo Đào Phan/Báo Tiền phong


p-89EKCgBk8MZdE.gif
 
Back
Top