T
T$
Guest
AP
Image caption
Ảnh vệ tinh khu Yongbyon, gần Bình Nhưỡng - chụp năm 2002
Chương trình hạt nhân của Bắc Hàn vẫn là mối lo ngại sâu sắc đối với cộng đồng quốc tế.
BBC điểm lại quá trình phát triển hạt nhân của Bắc Hàn và những nỗ lực đa quốc gia nhằm hạn chế tham vọng của nước này.
[h=2]Bắc Hàn có bom hay không?[/h]Trên lý thuyết, có, nhưng họ vẫn chưa có phương tiện vận chuyển bằng hỏa tiễn.
Năm 2006, 2009 và 2013, Bắc Hàn thông báo đã thực hiện thành công các cuộc thử nghiệm hạt nhân – diễn ra sau khi Bắc Hàn bị Liên hiệp Quốc (LHQ) cấm vận do phóng hỏa tiễn.
Các nhà phân tích tin rằng hai cuộc thử nghiệm đầu tiên đã dùng plutonium làm vật liệu phân hạch. Bắc Hàn được cho là có đủ plutonium cấp vũ khí cho ít nhất 6 quả bom.
Vẫn chưa rõ cuộc thử nghiệm năm 2013 đã dùng plutonium hay uranium.
[h=2]Chúng ta đã biết gì về chương trình hạt nhân của Bắc Hàn?[/h]
Image copyright
Reuters
Image caption
Tháp làm mát của cơ sở hạt nhân Yongbyon (góc phải ảnh)
Khu vực Yongbyon được cho là nơi chế tạo hạt nhân chính của Bắc Hàn. Bắc Hàn đã cam kết nhiều lần sẽ hoãn các hoạt động ở đây và thậm chí còn phá bỏ tháp làm mát năm 2008, là một phần của thỏa thuận bỏ vũ khí – nhận viện trợ.
Nhưng vào tháng 3/2013, sau tranh cãi với Hoa Kỳ và với cấm vận mới của LHQ áp dụng lên cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ ba, Bắc Hàn tuyên bố sẽ khởi động lại toàn bộ cơ sở ở Yongbyon.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ chưa bao giờ tin Bình Nhưỡng thực sự đã đóng hết mọi cơ sở hạt nhân – mối nghi ngờ nảy sinh khi Bắc Hàn hé lộ cơ sở làm giàu uranium ở Yongbyon (mà nước này tự nhận là để chế tạo điện) với khoa học gia người Mỹ Siegfried Hecker vào năm 2010.
Chuyến thăm của ông Hecker năm 2010 và báo cáo đưa ra sau đó, là thông tin cập nhật và đáng tin cậy nhất về khu tổ hợp.
Tháng 4/2015, một tổ chức độc lập ở Hoa Kỳ nói các hình ảnh vệ tinh chụp từ đầu năm cho thấy lò phản ứng ở Yongbyon có thể đã được khởi động lại.
Vào tháng 9, truyền thông địa phương thông báo khu vực sản xuất đã “hoạt động đầy đủ”.
Cả Hoa Kỳ và Nam Hàn cùng nói họ tin rằng Bắc Hàn đã có thêm khu vực mở rộng liên quan tới chương trình làm giàu uranium.
Thử nghiệm dựa trên thiết bị uranium sẽ cho thấy hiểm họa mới trong việc giám sát do phản ứng làm giàu plutonium diễn ra ở các cơ sở lớn, dễ bị phát hiện, trong khi đó làm giàu uranium cần đến rất nhiều máy ly tâm có lẽ thuộc loại nhỏ, có thể giấu đi được.
Trong khi Bắc Hàn nói đã bỏ hết nguyên liệu cho phản ứng plutonium cần thiết, quốc gia này vẫn còn rất nhiều dự trữ quặng uranium.
[h=2]Cộng đồng quốc tế đã làm gì?[/h]
Image copyright
AFP
Image caption
Người dân Bắc Hàn ăn mừng cuộc thử nghiệm hỏa tiễn lần ba, ngày 14/02/2013
Nhiều đợt thương lượng đã diễn ra giữa Bắc Hàn, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn với mục tiêu thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân. Nhưng chưa có cuộc đàm phán nào làm suy suyển ý chí của Bắc Hàn.
Tháng 9/2005, sau hơn 2 năm đàm phán, Bắc Hàn đồng ý thông qua thỏa thuận bước ngoặt, từ bỏ tham vọng hạt nhân để đổi lấy viện trợ kinh tế và nhượng bộ chính trị.
Nhưng việc thực thi thỏa thuận này gặp khó khăn và các đàm phán bị ngưng trệ vào tháng 4/2009.
Cuộc tiếp xúc tháng 7/2011 cũng không kéo dài lâu trước khi cựu lãnh đạo Kim Jong-il qua đời và con trai ông, Kim Jong-un lên kế nhiệm.
Năm 2012, thêm một bước tiến khi Bắc Hàn bất ngờ thông báo sẽ tạm ngừng hoạt động hạt nhân và áp dụng lệnh hoãn thử nghiệm hỏa tiễn nhằm đổi lấy viện trợ lương thực của Hoa Kỳ, nhưng điều này không xảy ra do Bình Nhưỡng thử phóng tên lửa vào tháng 4 năm đó.
LHQ siết thêm cấm vận sau cuộc thử nghiệm năm 2013.
[h=2]Cuộc thử nghiệm năm 2013 có cho thấy sự tiến bộ trong khả năng hạt nhân của Bắc Hàn?[/h]
Image copyright
EPA
Bắc Hàn đã đưa ra nhiều tuyên bố về khả năng hạt nhân của mình sau ba cuộc thử nghiệm.
Đầu tiên, quốc gia này nói đã ‘thu nhỏ’ một thiết bị, có nghĩa là chế tạo ra thiết bị đủ nhỏ để đặt đầu đạn hạt nhân vào hỏa tiễn.
Tháng 4/2015, Bắc Hàn nhắc lại tuyên bố này, nhưng một số quan chức Hoa Kỳ tỏ ra nghi ngờ, và các chuyên gia nói khó có thể đánh giá tiến trình Bắc Hàn đã đạt được về khả năng thu nhỏ.
Bình Nhưỡng cũng nói cuộc thử nghiệm năm 2013 có hiệu năng lớn hơn nhiều so với thiết bị plutonium được thử năm 2006 và 2009.
Một số phân tích gia cho rằng, thử nghiệm “cấp độ cao” có thể là ám chỉ việc dùng uranium được làm giàu cao (HEU) hơn là plutonium.
Dù cả hai đều gây ra mối đe dọa ngang nhau, chế tạo ra bom uranium là cả một thành tựu công nghệ khổng lồ do quá trình chưng cất từ quặng uranium tự nhiên thành chất phù hợp cho chế tạo bom là rất khó.
Cuộc thử nghiệm năm 2013 có quy mô lớn hơn nhưng các nhà giám sát không phát hiện ra các chất đồng vị phóng xạ.
Tìm được chất đồng vị giúp các chuyên gia xác định liệu thiết bị được sử dụng dùng plutonium hay uranium.
Nhưng một cuộc thử nghiệm được che chắn kỹ càng sẽ không làm lộ chất đồng vị, các chuyên gia cho biết.
Và như vậy, vẫn không ai thực sự nắm rõ khả năng nguyên tử của Bắc Hàn.
Theo BBC Vietnamese