[h=2]Theo đơn tố cáo của 18 cá nhân, tổng số tiền mà họ cho bà Trương Thị Hải Yến - Phó hiệu trưởng, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Dân lập Phương Nam (địa chỉ tại Lô 18, khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) vay trên 268 tỷ và 16 quyển sổ đỏ. Sau nhiều năm quá hạn, bà Yến vẫn chưa hoàn trả cho các khổ chủ.[/h]
Có mặt tại cổng trường Phương Nam, phóng viên chứng kiến rất nhiều chủ nợ trưng băng rôn, thậm chí dùng loa phóng thanh để chửi bới, yêu cầu bà Yến phải hoàn trả số tiền mà bà đã vay của họ.
Người cho vay nhiều nhất lên tới 140 tỷ đồng
Trước đó, trong đơn tố cáo gửi cho các cơ quan báo chí, ông Lê Ngọc Đài (trú tại Long Biên, Hà Nội), đại diện cho 18 chủ nợ, cho biết: "Bà Yến đã lợi dụng uy tín của tập thể nhà trường để vay mượn rất nhiều tiền và tài sản (sổ đỏ) của các gia đình chúng tôi. Chúng tôi đã nhiều lần đến đòi, bà Yến cũng hẹn trả xong không thực hiện, thời gian quá hạn trả đã nhiều năm nhưng bà Yến không có ý thức trả mà còn gây ra nhiều chuyện bất bình. Nhiều lần chúng tôi đến trường xin gặp bà Yến để được giải quyết việc vay nợ nhưng bà Yến ra lệnh bảo vệ không cho chúng tôi vào, gọi điện thoại thì bà Yến không nghe máy mà còn thuê xã hội đen trấn áp, đe dọa chúng tôi". Theo ông Đài, chỉ riêng cá nhân ông, bà Yến đã vay của ông số tiền 1,7 tỷ đồng.
Các chủ nợ căng băng rôn yêu cầu bà Yến trả tiền
Có mặt tại Trường THPT Dân lập Phương Nam để tìm hiểu thực hư vụ việc, phóng viên chứng kiến tại khu vực cổng trường tập trung rất đông các "nạn nhân" của bà Yến, họ căng băng rôn, dùng loa "kể tội" và "đòi nợ" bà Yến. Trong danh sách "chủ nợ" của bà Yến mà những người này cung cấp cho phóng viên đều có hộ khẩu thường trú tại các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Người thì cho vay tiền (thấp nhất là 700 triệu đồng, cao nhất lên tới 140 tỷ đồng), người thì giao sổ đỏ cho bà Yến.
Đặc biệt, bà Ngô Thị Anh Thư (địa chỉ tại B29, Lô 20, khu đô thị mới Định Công) là người đã cho bà Yến vay với số tiền lớn nhất, lên tới hơn 140 tỷ đồng. Nhưng khi làm căng, đòi bà Yến trả nợ thì chẳng những không được đáp ứng mà khu vực căng tin của trường (nơi bà Thư có hợp đồng thuê từ 2010 - 2015) còn bị cắt điện và khóa lại. Bà Thư cho biết, việc quen biết giữa bà với vị hiệu phó Trường THPT Dân lập Phương Nam diễn ra từ năm 2008. "Khi đã thân quen, bà Yến nói đang có nhu cầu lớn về vốn để dùng vào mục tiêu kinh doanh tại trường Trường THPT Dân lập Phương Nam và hứa trả lãi cao (6%/tháng). “Cũng vì cả tin và hám lợi, tôi mới đi vay mượn của những người thân quen rồi cho bà Yến vay. Đến giờ, tôi phải bán cả nhà, phải đi thuê nhà để ở mà đòi bà Yến thì không biết khi nào mới trả", bà Thư bức xúc.
Các chủ nợ bắc loa chửi bới, yêu cầu bà Yến hoàn trả số tiền đã vay
“Nhân vật chính” cam kết không trả nợ sẽ đóng cổng trường?!
Trong một bản cam kết ghi ngày 16/10/2011, bà Yến viết: "Tên tôi là Trương Thị Yến, chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Phó hiệu trưởng trường THPT Dân lập Phương Nam. Tôi viết giấy này xin cam kết với bà Thư, bà Oanh, tôi sẽ trả số tiền là: 2 tỷ vào ngày thứ 5 tuần tới và số còn lại là: 25 tỷ hẹn sẽ thanh toán dần đến ngày 15/11/2011 sẽ trả hết. Nếu sai tôi sẽ đồng ý để bà Thư, bà Oanh đóng cổng trường và không có ý kiến gì. Kế hoạch cụ thể sẽ sang tuần. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật". Dưới giấy cam kết có tên, chữ ký của bà Yến và dấu của Trường THPT Dân lập Phương Nam. Tuy nhiên, theo bà Ngô Thị Anh Thư, đến nay bà Yến vẫn không trả được một đồng nào.
Đơn tố cáo của các bị hại
Khi đến liên hệ làm việc để xác minh thông tin, bảo vệ trường THPT Dân lập Phương Nam nhất quyết không mở cửa cho phóng viên. Sau khi nói rõ mục đích muốn xác minh thông tin liên quan đến việc tố cáo của người dân đối với bà hiệu phó, anh bảo vệ gọi điện cho ai đó. Sau đó, một người đàn ông tên Phan Thanh Sơn đi ra, tự giới thiệu là Trưởng phòng hành chính nhà trường. Ông Sơn cầm giấy giới thiệu và Thẻ Nhà báo của chúng tôi đi vào phía trong. Khoảng 5 phút sau khi trở ra, ông này cho biết hiện bà Yến đang họp trên Sở GD-ĐT Hà Nội và không thể tiếp phóng viên. Chúng tôi yêu cầu cho gặp đại diện ban giám hiệu nhà trường thì ông Sơn cho biết, đây là trường dân lập, hơn nữa bà Yến lại là Chủ tịch HĐQT nên bà Yến chịu trách nhiệm toàn bộ và chỉ có bà Yến mới giải quyết được.
Trong khi đó, ở phía bên ngoài cổng trường, những người đến đòi nợ quả quyết, bà Yến có mặt ở trong trường chứ không có chuyện đi họp. “Chẳng qua bà ấy không muốn gặp báo chí”, một chủ nợ cho biết.
Chiều cùng ngày, chúng tôi đã liên hệ với bà Yến theo số điện thoại mà ông Trưởng phòng Hành chính cung cấp thì chỉ thấy đổ chuông, còn chủ nhân vẫn không chịu nhấc máy.
Hoài Thu
Có mặt tại cổng trường Phương Nam, phóng viên chứng kiến rất nhiều chủ nợ trưng băng rôn, thậm chí dùng loa phóng thanh để chửi bới, yêu cầu bà Yến phải hoàn trả số tiền mà bà đã vay của họ.
Người cho vay nhiều nhất lên tới 140 tỷ đồng
Trước đó, trong đơn tố cáo gửi cho các cơ quan báo chí, ông Lê Ngọc Đài (trú tại Long Biên, Hà Nội), đại diện cho 18 chủ nợ, cho biết: "Bà Yến đã lợi dụng uy tín của tập thể nhà trường để vay mượn rất nhiều tiền và tài sản (sổ đỏ) của các gia đình chúng tôi. Chúng tôi đã nhiều lần đến đòi, bà Yến cũng hẹn trả xong không thực hiện, thời gian quá hạn trả đã nhiều năm nhưng bà Yến không có ý thức trả mà còn gây ra nhiều chuyện bất bình. Nhiều lần chúng tôi đến trường xin gặp bà Yến để được giải quyết việc vay nợ nhưng bà Yến ra lệnh bảo vệ không cho chúng tôi vào, gọi điện thoại thì bà Yến không nghe máy mà còn thuê xã hội đen trấn áp, đe dọa chúng tôi". Theo ông Đài, chỉ riêng cá nhân ông, bà Yến đã vay của ông số tiền 1,7 tỷ đồng.
Các chủ nợ căng băng rôn yêu cầu bà Yến trả tiền
Có mặt tại Trường THPT Dân lập Phương Nam để tìm hiểu thực hư vụ việc, phóng viên chứng kiến tại khu vực cổng trường tập trung rất đông các "nạn nhân" của bà Yến, họ căng băng rôn, dùng loa "kể tội" và "đòi nợ" bà Yến. Trong danh sách "chủ nợ" của bà Yến mà những người này cung cấp cho phóng viên đều có hộ khẩu thường trú tại các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Người thì cho vay tiền (thấp nhất là 700 triệu đồng, cao nhất lên tới 140 tỷ đồng), người thì giao sổ đỏ cho bà Yến.
Đặc biệt, bà Ngô Thị Anh Thư (địa chỉ tại B29, Lô 20, khu đô thị mới Định Công) là người đã cho bà Yến vay với số tiền lớn nhất, lên tới hơn 140 tỷ đồng. Nhưng khi làm căng, đòi bà Yến trả nợ thì chẳng những không được đáp ứng mà khu vực căng tin của trường (nơi bà Thư có hợp đồng thuê từ 2010 - 2015) còn bị cắt điện và khóa lại. Bà Thư cho biết, việc quen biết giữa bà với vị hiệu phó Trường THPT Dân lập Phương Nam diễn ra từ năm 2008. "Khi đã thân quen, bà Yến nói đang có nhu cầu lớn về vốn để dùng vào mục tiêu kinh doanh tại trường Trường THPT Dân lập Phương Nam và hứa trả lãi cao (6%/tháng). “Cũng vì cả tin và hám lợi, tôi mới đi vay mượn của những người thân quen rồi cho bà Yến vay. Đến giờ, tôi phải bán cả nhà, phải đi thuê nhà để ở mà đòi bà Yến thì không biết khi nào mới trả", bà Thư bức xúc.
Các chủ nợ bắc loa chửi bới, yêu cầu bà Yến hoàn trả số tiền đã vay
“Nhân vật chính” cam kết không trả nợ sẽ đóng cổng trường?!
Trong một bản cam kết ghi ngày 16/10/2011, bà Yến viết: "Tên tôi là Trương Thị Yến, chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Phó hiệu trưởng trường THPT Dân lập Phương Nam. Tôi viết giấy này xin cam kết với bà Thư, bà Oanh, tôi sẽ trả số tiền là: 2 tỷ vào ngày thứ 5 tuần tới và số còn lại là: 25 tỷ hẹn sẽ thanh toán dần đến ngày 15/11/2011 sẽ trả hết. Nếu sai tôi sẽ đồng ý để bà Thư, bà Oanh đóng cổng trường và không có ý kiến gì. Kế hoạch cụ thể sẽ sang tuần. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật". Dưới giấy cam kết có tên, chữ ký của bà Yến và dấu của Trường THPT Dân lập Phương Nam. Tuy nhiên, theo bà Ngô Thị Anh Thư, đến nay bà Yến vẫn không trả được một đồng nào.
Đơn tố cáo của các bị hại
Khi đến liên hệ làm việc để xác minh thông tin, bảo vệ trường THPT Dân lập Phương Nam nhất quyết không mở cửa cho phóng viên. Sau khi nói rõ mục đích muốn xác minh thông tin liên quan đến việc tố cáo của người dân đối với bà hiệu phó, anh bảo vệ gọi điện cho ai đó. Sau đó, một người đàn ông tên Phan Thanh Sơn đi ra, tự giới thiệu là Trưởng phòng hành chính nhà trường. Ông Sơn cầm giấy giới thiệu và Thẻ Nhà báo của chúng tôi đi vào phía trong. Khoảng 5 phút sau khi trở ra, ông này cho biết hiện bà Yến đang họp trên Sở GD-ĐT Hà Nội và không thể tiếp phóng viên. Chúng tôi yêu cầu cho gặp đại diện ban giám hiệu nhà trường thì ông Sơn cho biết, đây là trường dân lập, hơn nữa bà Yến lại là Chủ tịch HĐQT nên bà Yến chịu trách nhiệm toàn bộ và chỉ có bà Yến mới giải quyết được.
Trong khi đó, ở phía bên ngoài cổng trường, những người đến đòi nợ quả quyết, bà Yến có mặt ở trong trường chứ không có chuyện đi họp. “Chẳng qua bà ấy không muốn gặp báo chí”, một chủ nợ cho biết.
Chiều cùng ngày, chúng tôi đã liên hệ với bà Yến theo số điện thoại mà ông Trưởng phòng Hành chính cung cấp thì chỉ thấy đổ chuông, còn chủ nhân vẫn không chịu nhấc máy.
Hoài Thu