T
T$
Guest
EPA
Image caption
Cảnh sát được tăng cường ở thủ đô Paris
Cảnh sát Pháp công bố danh tính nghi phạm đầu tiên trong vụ tấn công Paris làm 129 người chết và hơn 350 người bị thương hôm thứ Sáu 13/11/2015.
Đó là công dân Pháp Omar Ismail Mostefai.
Người đàn ông 29 tuổi này đã có tiền sự và được cho là bị tuyên truyền cực đoan.
Cảnh sát đã bắt sáu người liên quan tới Mostefai, trong có cha, anh và chị dâu của anh ta.
Các điều tra viên xác định được danh tính của Meostefai sau khi tìm thấy đầu ngón tay bị đứt rời của anh ta tại phòng hòa nhạc Bataclan, nơi ba kẻ tấn công đã tự sát bằng bom.
Các cuộc tấn công do dân quân Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận thực hiện nhằm vào cả một sân vận động, một số nhà hàng và quán bar ở thủ đô Paris.
Phe công tố nói bảy kẻ tấn công được trang bị súng tiểu liên Kalashnikov và đeo bộc phá quanh người đã chia vào ba nhóm khác nhau. Họ cũng lo ngại rằng đã một số kẻ tấn công đã chạy thoát.
Thủ tướng Manuel Valls tuyên bố Pháp sẽ tiếp tục không kích chống IS ở Syria, và nói mạng lưới này được tổ chức rất chặt chẽ.
[h=2]'Có tiền sự'[/h]
Image copyright
EPA
Image caption
129 người chết trong các cuộc tấn công liên hoàn ngày 13/11
Cảnh sát đã tìm cách xác minh liệu Mostefai có từng tới Syria năm 2014 hay không.
Họ đã tạm giữ cha và anh trai của anh ta để hỏi cung.
Mostefai sống tại thị trấn Courcouronnes, cách Paris 25km về phía nam. Trước đó anh ta sống tại thị trấn gần đó có tên là Chartres tới năm 2012, theo dân biểu địa phương Jean-Pierre Gorges.
AFP nói Mostefai thường xuyên tới cầu nguyện tại giáo đường Hồi giáo ở Luce, gần Chartres.
Anh ta có tiền sự nhưng chưa bao giờ phải ngồi tù. An ninh Pháp cho rằng Mostefai đã bị cực đoan hóa năm 2010 nhưng anh ta cũng chưa bao giờ bị điều tra liên quan khủng bố.
Anh trai của Mostefai cho hay đã không liên lạc với em nhiều năm nay vì mâu thuẫn gia đình, nhưng ngạc nhiên khi nghe tin em mình bị cực đoan hóa.
Mostefai là một trong sáu anh em trong gia đình và từng cùng vợ con đi Algeria.
[h=2]Liên hệ với Bỉ?[/h]Cuộc điều tra cũng tập trung vào quan hệ của những kẻ tấn công ở Bỉ sau khi cảnh sát nước này bắt ba người gần biên giới với Pháp.
[h=2]Các địa điểm bị tấn công[/h]
- Phòng hòa nhạc Bataclan, 50 đại lộ Voltaire, quận 11 - tấn công bằng súng và bắt giữ con tin, 89 người chết
- Bar Le Carillon và Nhà hàng Le Petit Cambodge trên đường Alibert, quận 10 - tấn công bằng súng, 15 người chết
- La Belle Equipe, 92 đường Charonne, quận 11 - tấn công bằng súng, 19 người chết
- Stade de France, đường Denis, phía bắc Paris - đánh bom liều chết bên ngoài trong lúc trận Pháp - Đức đang diễn ra, ba kẻ tấn công chết
- Nhà hàng La Casa Nostra, đường Fontaine, quận 11, 5 người chết
Một chiếc xe khác cũng màu đen, hiệu Volkswagen Polo với biển đăng ký của Bỉ, bị để lại gần phòng hòa nhạc bị tấn công.
Chiếc này do một người Pháp sống tại Bỉ thuê.
Người này bị cảnh sát phát hiện sáng thứ Bảy khi trên đường sang Bỉ cùng với hai hành khách khác.
Phóng viên BBC Hugh Schofield tại Paris nói cơ quan điều tra đang có giả thuyết là ba người này có thể thuộc một nhóm tấn công khác đã rút lui thành công khỏi hiện trường.
Nhà chức trách Hy Lạp nói hai người bị cảnh sát Pháp điều tra đã đăng ký tư cách tỵ nạn Syria ở Hy Lạp.
Một cuốn hộ chiếu Syria được phát hiện gần xác một kẻ tấn công tại sân vận động Stade de France.
Một hộ chiếu Ai Cập cũng được cho có liên quan vụ tấn công.
[h=2]Nhận trách nhiệm[/h]Mạng lưới Nhà nước Hồi giáo (IS) đã ra thông cáo hôm thứ Bảy 14/11 nói "tám đạo hữu mang thuốc nổ và súng trường" đã thực hiện các vụ tấn công vào "các mục tiêu được chọn lựa kỹ càng" và đây là để đáp trả sự tham gia của Pháp trong các cuộc không kích nhắm tới dân quân IS ở Syria và Iraq.
Ngay trước đó, Tổng thống Hollande tuyên bố nước Pháp đã bị "tấn công bằng cách thức hèn hạ, đáng khinh bỉ và bạo lực".
"Bởi vậy nước Pháp cũng sẽ đáp trả dân quân IS một cách không khoan nhượng."
Ông Hollande hứa sẽ "sử dụng mọi biện pháp hợp pháp.. trên mọi trận địa ở trong nước và nước ngoài, cùng với các đồng minh của chúng ta".
Nhiều tòa công sở ở Paris cũng như khu vui chơi Disneyland bị đóng cửa, các sự kiện thể thao bị hủy và trong 5 ngày tới sẽ không có các cuộc tụ họp đông người.
Image copyright
AP
Image caption
Nhiều thành phố lớn trên thế giới như Thượng Hải đã cùng chia sẻ mất mát với Paris
Theo BBC Vietnamese