Vụ việc được phát hiện chiều nay 27/7, tại cây xăng của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Xuân Lộc tại xóm 7, Cổ Nhuế, Từ Liêm (ngay ngã tư Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng).
Cơ quan chức năng nhận định, đây là hành vi “trộm cắp” xăng lớn nhất từ trước tới nay.
Cơ quan chức năng nhận định, đây là hành vi “trộm cắp” xăng lớn nhất từ trước tới nay.
Cây xăng bị phát hiện “móc túi” khách hàng nằm ngay giữa ngã tư đông đúc.
Lúc 13h30 chiều nay, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Đội 4 cảnh sát kinh tế công an TP Hà Nội và Thanh tra Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội đã tiến hành kiểm tra cây xăng trên. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng đã bắt quả tang doanh nghiệp này có hành vi sử dụng hệ thống chip điện tử được cài đặt, giấu trong máy bơm xăng để “ăn cắp” xăng của người tiêu dùng.
Chip điện tử này được đấu nối bằng hệ thống dây dẫn chôn ngầm dưới đất dẫn vào phòng điều hành phía trong cây xăng. Hệ thống chip điện tử này được nhân viên điều khiển bằng máy tính trung tâm phía trong phòng điều hành nên khách hàng không thể phát hiện được.
Kiểm tra xăng bằng các thiết bị tiêu chuẩn, lực lượng chức năng “giật mình” khi kết quả cho thấy cứ 10 lít xăng thì bị thiếu tới 0,748 lít (khoảng 7,5%). Theo giá xăng hiện tại (15.990 đồng/lít), mỗi lít xăng, người tiêu dùng bị doanh nghiệp này “móc túi” 1.199 đồng.
Cơ quan chức năng lập tức tiến hành đào nền và phát hiện hệ thống dây dẫn đấu nối từ cột bơm xăng vào phòng máy tính điều khiển để ăn bớt xăng. Sau khi rút dây dẫn đấu nối chip điện tử, kết quả đo xăng đạt sai số cho phép.
Thủ đoạn “ăn cắp” xăng của doanh nghiệp này khá tinh vi. Thông thường, để đối phó khi bị kiểm tra, nhân viên trong phòng điều hành sẽ rút sợi dây dẫn nối từ cột bơm xăng vào phòng điều hành. Máy bơm xăng sẽ trở về chế độ hoạt động đúng. Khi đoàn kiểm tra đi, hệ thống “trộm cắp” điện tử này sẽ được đấu nối trở lại.
Cửa hàng này có 3 cột bơm (1 cột bơm dầu, 2 cột bơm xăng). Cột bơm thiếu được đặt ở vị trí giữa, chỉ bán cho khách đi xe máy, ô tô. Đối với những khách mua xăng bằng can, có thể kiểm định được lượng thiếu hụt bằng mắt thường, nhân viên bán hàng sẽ từ chối bán và chỉ sang cột xăng bên cạnh không có gắn chíp điện tử.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, đây là hành vi “trộm cắp” xăng có số lượng lớn nhất từ trước đến nay trong số các cây xăng gian lận đã bị phát hiện.
Chip điện tử này được đấu nối bằng hệ thống dây dẫn chôn ngầm dưới đất dẫn vào phòng điều hành phía trong cây xăng. Hệ thống chip điện tử này được nhân viên điều khiển bằng máy tính trung tâm phía trong phòng điều hành nên khách hàng không thể phát hiện được.
Kiểm tra xăng bằng các thiết bị tiêu chuẩn, lực lượng chức năng “giật mình” khi kết quả cho thấy cứ 10 lít xăng thì bị thiếu tới 0,748 lít (khoảng 7,5%). Theo giá xăng hiện tại (15.990 đồng/lít), mỗi lít xăng, người tiêu dùng bị doanh nghiệp này “móc túi” 1.199 đồng.
Cơ quan chức năng lập tức tiến hành đào nền và phát hiện hệ thống dây dẫn đấu nối từ cột bơm xăng vào phòng máy tính điều khiển để ăn bớt xăng. Sau khi rút dây dẫn đấu nối chip điện tử, kết quả đo xăng đạt sai số cho phép.
Thủ đoạn “ăn cắp” xăng của doanh nghiệp này khá tinh vi. Thông thường, để đối phó khi bị kiểm tra, nhân viên trong phòng điều hành sẽ rút sợi dây dẫn nối từ cột bơm xăng vào phòng điều hành. Máy bơm xăng sẽ trở về chế độ hoạt động đúng. Khi đoàn kiểm tra đi, hệ thống “trộm cắp” điện tử này sẽ được đấu nối trở lại.
Cửa hàng này có 3 cột bơm (1 cột bơm dầu, 2 cột bơm xăng). Cột bơm thiếu được đặt ở vị trí giữa, chỉ bán cho khách đi xe máy, ô tô. Đối với những khách mua xăng bằng can, có thể kiểm định được lượng thiếu hụt bằng mắt thường, nhân viên bán hàng sẽ từ chối bán và chỉ sang cột xăng bên cạnh không có gắn chíp điện tử.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, đây là hành vi “trộm cắp” xăng có số lượng lớn nhất từ trước đến nay trong số các cây xăng gian lận đã bị phát hiện.
Các nhân viên sẽ điều khiển từ bên trong để thực hiện hành vi “ăn cắp” xăng.
Ông Nguyễn Thế Lộc (SN 1956, Giám đốc doanh nghiệp Hoàng Xuân Lộc) khai nhận, việc lắp đặt chip điện tử “ăn cắp” xăng được thực hiện từ tháng 5/2010 đến nay. Trung bình, mỗi tháng doanh nghiệp “móc túi” khách hàng được khoảng 15 triệu đồng bằng hệ thống chip điện tử này.
Được biết cơ quan chức năng đã niêm phong cột bơm xăng cùng bộ chip điện tử để thực nghiệm kiểm tra chế độ hoạt động của cột bơm xăng trước và sau khi gắn chip. Từ đó sẽ xác định chính xác lượng xăng mà doanh nghiệp này móc túi khách hàng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, doanh nghiệp này đã được Trung tâm đo lường Việt Nam cấp Giấy chứng nhận kiểm định cột đo nhiên liệu đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường ngày 17/8/2009.
Theo Dân Trí
Được biết cơ quan chức năng đã niêm phong cột bơm xăng cùng bộ chip điện tử để thực nghiệm kiểm tra chế độ hoạt động của cột bơm xăng trước và sau khi gắn chip. Từ đó sẽ xác định chính xác lượng xăng mà doanh nghiệp này móc túi khách hàng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, doanh nghiệp này đã được Trung tâm đo lường Việt Nam cấp Giấy chứng nhận kiểm định cột đo nhiên liệu đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường ngày 17/8/2009.
Theo Dân Trí