Chưa từng ghi nhận trường hợp mắc bệnh do bọ xít truyền
TS Hồ Đình Trung, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ cho biết thêm, loại bọ xít hút máu rồi gây bệnh ngủ Chaga mới ghi nhận ở một số quốc gia ở Trung và Nam Mỹ. Nếu bị đốt, người bệnh sẽ sốt cao, tiêu chảy, buồn ngủ, khi chuyển từ thể cấp sang thể mạn, sẽ để lại hậu quả nguy hiểm. Ở Việt Nam cũng có loại bọ xít này nhưng khả năng truyền bệnh của nó là rất thấp, nếu không nói là hầu như không có. Đến thời điểm này chưa ghi nhận một trường hợp nào tại Việt Nam mắc bệnh Chaga, do nguồn lây bệnh thấp.
“Bọ xít hút máu người là một loại trung gian truyền bệnh, nó chỉ gây bệnh khi hút máu ở nguồn mang bệnh. Nhưng ở Việt Nam không có mầm bệnh, giả sử nếu có mầm bệnh thì cũng cực kỳ ít vì thế bọ xít bị nhiễm bệnh rất nhỏ. Nguy cơ lây bệnh sang người cũng không đáng kể. Đến thời điểm này, nước ta chưa ghi nhận một trường hợp nào mắc bệnh Chaga", TS. Trung nói.
Cùng quan điểm này, TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam), người trực tiếp tìm thấy những mẫu bọ xít này tại Việt Nam cũng khẳng định, cho đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh do bọ xít hút máu truyền.
TS Hồ Đình Trung, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ cho biết thêm, loại bọ xít hút máu rồi gây bệnh ngủ Chaga mới ghi nhận ở một số quốc gia ở Trung và Nam Mỹ. Nếu bị đốt, người bệnh sẽ sốt cao, tiêu chảy, buồn ngủ, khi chuyển từ thể cấp sang thể mạn, sẽ để lại hậu quả nguy hiểm. Ở Việt Nam cũng có loại bọ xít này nhưng khả năng truyền bệnh của nó là rất thấp, nếu không nói là hầu như không có. Đến thời điểm này chưa ghi nhận một trường hợp nào tại Việt Nam mắc bệnh Chaga, do nguồn lây bệnh thấp.
“Bọ xít hút máu người là một loại trung gian truyền bệnh, nó chỉ gây bệnh khi hút máu ở nguồn mang bệnh. Nhưng ở Việt Nam không có mầm bệnh, giả sử nếu có mầm bệnh thì cũng cực kỳ ít vì thế bọ xít bị nhiễm bệnh rất nhỏ. Nguy cơ lây bệnh sang người cũng không đáng kể. Đến thời điểm này, nước ta chưa ghi nhận một trường hợp nào mắc bệnh Chaga", TS. Trung nói.
Cùng quan điểm này, TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam), người trực tiếp tìm thấy những mẫu bọ xít này tại Việt Nam cũng khẳng định, cho đến thời điểm này, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh do bọ xít hút máu truyền.
TS Lam và các mẫu bọ xít ghi nhận được tại một số vùng trung du và Hà Nội
Còn tại một số nước trên thế giới như tại khu vực Trung và Nam Mỹ, đã ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc bệnh Chaga, bệnh về máu do bọ xít hút máu truyền. Nguy hiểm của căn bệnh này là biểu hiện bệnh muộn, thường có triệu chứng sau một đến ba tháng đầu bị đốt, biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu và ngủ vặt nhiều. Mầm bệnh có thể ủ trong cơ thể người và làm mất dần khả năng miễn dịch, gây các bệnh về máu như tắc nghẽn mạch máu, rung tim…
Cách phòng chống bọ xít hút máu người
TS Lam cho biết, loại bọ xít hút máu người này thường sống ở vùng trung du. Năm 2008, ông đã thu được mẫu bọ xít hút máu người ở một số khách sạn, nhà nghỉ ở Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh Phúc) và Ba Vì. Tuy nhiên mới đây, các mẫu tương tự (cả ấu trùng và con trưởng thành) đã được tìm thấy tại Hà Nội, ở khu vực quận Hà Đông, Nghĩa Đô (Cầu Giấy), một khách sạn ở Gia Lâm và ở Cầu Đất... Theo TS Lam, loài bọ xít này xuất hiện tại Hà Nội, có khả năng chúng theo đồ đạc từ những người đi du lịch về và sinh sôi phát triển.
Đặc trưng của loài côn trùng này là thường hoạt động vào ban đêm, khi con người, động vật đang ngủ say thì bò ra hút máu. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người ít biết đến loài côn trùng này, sau khi tỉnh dậy thấy vết côn trùng đốt, nhất là ở trẻ em, vết đốt có thể khá to, đỏ, phồng xung quanh nhưng nhiều người cho rằng là vết muỗi, kiến đốt.
Hình dáng của bọ xít hút máu người không tròn như bọ xít thường thấy ở cây nhãn, vải mà có hình dẹt, dài, nâu.
Người dân có thể nhận biết loại côn trùng này, khi nhìn thấy nó với các biểu hiện, có màu nâu, nhỏ hơn bọ xít ở cây nhãn. Nếu thấy chúng xuất hiện trong nhà, khe tủ, dưới đệm, giường tốt nhất là dùng vải ẩm chụp lên, giữ chặt cho côn trùng chết hẳn rồi bỏ vào thùng rác. Ngoài ra cũng có thể ngăn cản sự sinh sôi, phát triển của loài côn trùng này trong nhà bằng cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, thường xuyên vệ sinh các nơi ẩm thấp như khe giường, gầm tủ, gầm giường, dưới đệm. Nhất là nhà có trẻ em, nếu em bé tè dầm, đánh đổ nước ra đệm… cần phơi phóng khô ráo sẽ phòng được nguy cơ bọ xít cũng như nhiều loại côn trùng khác, nấm mốc… sinh sôi phát triển.
Còn không may khi bị đốt, nên rửa sạch chỗ vết đốt dưới vòi nước chảy. Nếu vết đốt sưng nặng nề, khó chịu, ngứa thì nên đến bác sĩ da liễu, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ kê thuốc bôi chống viêm tại chỗ, hoặc có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh tùy từng trường hợp.
Theo Dân Trí
Còn không may khi bị đốt, nên rửa sạch chỗ vết đốt dưới vòi nước chảy. Nếu vết đốt sưng nặng nề, khó chịu, ngứa thì nên đến bác sĩ da liễu, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ kê thuốc bôi chống viêm tại chỗ, hoặc có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh tùy từng trường hợp.
Theo Dân Trí