T
T$
Guest
BBC Trending
Ảnh được chụp tại trại tị nạn Atmeh ở Syria hồi tháng 12 năm ngoái Hàng nghìn người đã chia sẻ trên mạng ảnh em nhỏ Syria dơ tay lên ở tư thế đầu hàng - nhưng câu chuyên từ bức ảnh này là gì?
Những chia sẻ ảnh bị xúc động bởi sự sợ hãi trong đôi mắt của đứa trẻ, khi em như đang nhìn chằm chằm vào nòng súng.
Tất nhiên những gì em đang nhìn vào không phải là một khẩu súng, mà là một chiếc máy ảnh, và khoảnh khắc này khiến chúng ta thấy được cảm giác đó.
Nhưng ai là người đã chụp ảnh và câu chuyện đằng sau tấm hình này là gì, BBC Trending đã tìm tới nhiếp ảnh gia chụp tấm này - Osman Sağırlı - và hỏi anh về bối cảnh ảnh được chụp ra sao.
Ảnh này bắt đầu được lan truyền từ thứ Ba tuần trước, khi nó được tweet bởi Nadia Abu Shaban, một phóng viên ảnh tác nghiệp tại Gaza.
Sau đó bức hình đã nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội. "Tôi thực sự đã khóc", "Buồn không sao tả được", một số người bình luận. Ảnh gốc đã được tweet lại hơn 11.000 lần.
Vào ngày thứ Sáu hình ảnh được chia sẻ trên Reddit, và mang lại cảm xúc lớn với hơn 5.000 người thích và 1.600 bình luận.
Cáo buộc cho rằng bức ảnh là giả mạo, hoặc dàn dựng, ngay sau đó được bàn luận trên cả hai mạng xã hội. Nhiều người trên Twitter hỏi ai đã chụp ảnh này, và lý do tại sao đăng ảnh lên mà không ghi rõ.
Abu Shaban khẳng định cô không đưa ảnh lên, nhưng không thể giải thích là ai đã đưa lên.
Trên Imgur, một trang web chia sẻ hình ảnh, một người lục tìm các bức ảnh trên báo và nói rằng đây là ảnh thật, nhưng được chụp "vào khoảng năm 2012", và rằng đứa trẻ là một cậu bé.
Bài viết cũng ghi tên một phóng viên ảnh của Thổ Nhĩ Kỳ, Osman Sağırlı, là người đã chụp ảnh này.
BBC Trending liên lạc và nói chuyện với Sağırlı - hiện đang làm việc tại Tanzania - để xác nhận nguồn gốc của ảnh này. Em nhỏ này thực ra không phải là bé trai mà là một bé gái bốn tuổi, tên là Hudea.
Ảnh được chụp tại trại tỵ nạn Atmeh ở Syria hồi tháng 12 năm ngoái và bé Hudea từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đến trại này qua chặng đường khoảng 10 km với mẹ và hai chị. Trại này cách quê nhà của gia đình Hudea ở Hama khoảng 150 km.
"Tôi đã sử dụng một ống kính têlê, và bé nghĩ rằng đây là vũ khí," Sağırlı nói. "Tôi nhận ra rằng bé rất sợ hãi khi tôi chụp bởi thấy bé cắn môi và giơ tay lên đầu. Thông thường trẻ em bỏ chạy, che mặt hay mỉm cười khi nhìn thấy máy ảnh.
Sağırlı nói rằng ông thấy hình ảnh của trẻ em trong các trại tị nạn có sức lột tả đặc biệt.
“Chúng ta biết là người dân mất nhà và chạy nạn phải tới trú tại các trại tị nạn. Tôi thấy rằng xem những gì họ đã phải chịu đựng không phải thông qua người lớn mà là qua con trẻ thì hay hơn. Trẻ em phản ánh những cảm xúc với sự ngây thơ của chúng."
Ảnh được công bố lần đầu trên báo Türkiye vào tháng Một năm nay, nơi Sağırlı đã làm việc trong suốt 25 năm, đưa tin chiến tranh và thiên tai ở nước ngoài.
Bức ảnh được chia sẻ rộng rãi bởi người nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ trên mạng xã hội vào thời điểm đó. Nhưng phải mất một vài tháng nó mới được lan truyền trong thế giới nói tiếng An.
Độc giả và người sử dụng mạng ở Phương Tây cuối cùng cũng đã biết đến tấm hình trong tuần qua.
Theo BBC Vietnamese
- 31 tháng 3 2015
Những chia sẻ ảnh bị xúc động bởi sự sợ hãi trong đôi mắt của đứa trẻ, khi em như đang nhìn chằm chằm vào nòng súng.
Tất nhiên những gì em đang nhìn vào không phải là một khẩu súng, mà là một chiếc máy ảnh, và khoảnh khắc này khiến chúng ta thấy được cảm giác đó.
Nhưng ai là người đã chụp ảnh và câu chuyện đằng sau tấm hình này là gì, BBC Trending đã tìm tới nhiếp ảnh gia chụp tấm này - Osman Sağırlı - và hỏi anh về bối cảnh ảnh được chụp ra sao.
Ảnh này bắt đầu được lan truyền từ thứ Ba tuần trước, khi nó được tweet bởi Nadia Abu Shaban, một phóng viên ảnh tác nghiệp tại Gaza.
Sau đó bức hình đã nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội. "Tôi thực sự đã khóc", "Buồn không sao tả được", một số người bình luận. Ảnh gốc đã được tweet lại hơn 11.000 lần.
Vào ngày thứ Sáu hình ảnh được chia sẻ trên Reddit, và mang lại cảm xúc lớn với hơn 5.000 người thích và 1.600 bình luận.
Cáo buộc cho rằng bức ảnh là giả mạo, hoặc dàn dựng, ngay sau đó được bàn luận trên cả hai mạng xã hội. Nhiều người trên Twitter hỏi ai đã chụp ảnh này, và lý do tại sao đăng ảnh lên mà không ghi rõ.
Trẻ em phản ánh những cảm xúc với sự ngây thơ của chúngOsman Sağırlı, Phóng viên ảnh Thổ Nhĩ Kỳ
Abu Shaban khẳng định cô không đưa ảnh lên, nhưng không thể giải thích là ai đã đưa lên.
Trên Imgur, một trang web chia sẻ hình ảnh, một người lục tìm các bức ảnh trên báo và nói rằng đây là ảnh thật, nhưng được chụp "vào khoảng năm 2012", và rằng đứa trẻ là một cậu bé.
Bài viết cũng ghi tên một phóng viên ảnh của Thổ Nhĩ Kỳ, Osman Sağırlı, là người đã chụp ảnh này.
BBC Trending liên lạc và nói chuyện với Sağırlı - hiện đang làm việc tại Tanzania - để xác nhận nguồn gốc của ảnh này. Em nhỏ này thực ra không phải là bé trai mà là một bé gái bốn tuổi, tên là Hudea.
Ảnh được chụp tại trại tỵ nạn Atmeh ở Syria hồi tháng 12 năm ngoái và bé Hudea từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đến trại này qua chặng đường khoảng 10 km với mẹ và hai chị. Trại này cách quê nhà của gia đình Hudea ở Hama khoảng 150 km.
"Tôi đã sử dụng một ống kính têlê, và bé nghĩ rằng đây là vũ khí," Sağırlı nói. "Tôi nhận ra rằng bé rất sợ hãi khi tôi chụp bởi thấy bé cắn môi và giơ tay lên đầu. Thông thường trẻ em bỏ chạy, che mặt hay mỉm cười khi nhìn thấy máy ảnh.
Sağırlı nói rằng ông thấy hình ảnh của trẻ em trong các trại tị nạn có sức lột tả đặc biệt.
“Chúng ta biết là người dân mất nhà và chạy nạn phải tới trú tại các trại tị nạn. Tôi thấy rằng xem những gì họ đã phải chịu đựng không phải thông qua người lớn mà là qua con trẻ thì hay hơn. Trẻ em phản ánh những cảm xúc với sự ngây thơ của chúng."
Ảnh được công bố lần đầu trên báo Türkiye vào tháng Một năm nay, nơi Sağırlı đã làm việc trong suốt 25 năm, đưa tin chiến tranh và thiên tai ở nước ngoài.
Bức ảnh được chia sẻ rộng rãi bởi người nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ trên mạng xã hội vào thời điểm đó. Nhưng phải mất một vài tháng nó mới được lan truyền trong thế giới nói tiếng An.
Độc giả và người sử dụng mạng ở Phương Tây cuối cùng cũng đã biết đến tấm hình trong tuần qua.
Theo BBC Vietnamese