Ba lần (Three Times) đi tìm tự do ở ba thời kỳ khác nhau. Trong bộ phim gồm ba phần có vẻ hơi điệu đàng này, đạo diễn Đài Loan Hầu Hiếu Hiền kể chuyện bằng giọng điệu nghệ thuật có tính chất táo bạo và mới lạ của riêng ông.
Người xem không còn cảm giác dò tìm chủ đề yêu đương thường gặp ở trong phim như thường lệ, ông không chia câu chuyện ra nhiều mẩu nhỏ như mô típ cũ mà ông cho là đã đến lúc suy tàn. Cách lồng ghép ba giai đoạn thời gian trong phim với nhau khiến người ta nhớ lại những mẫu phim của những năm 1960, thời kỳ phim câm những năm 1920 và sự sôi động của cách làm phim hiện đại ngày nay. Qua những cách nhìn, sự im lặng, những khát vọng, những tác động vào giác quan, những nhu cầu về tình cảm, sự e ngại về nỗi trống vắng cô đơn, nhu cầu dục vọng... tất cả đã tạo nên ba khúc bi thương ai oán. Thật đúng là một tác phẩm đáng giá.
Ba tập trong bộ phim theo như nhận xét của Yann Tobin là Hầu Hiếu Hiền muốn đưa ra một luận chứng về làm phim. Những diễn viên trong phim đã đạt được những hiệu quả nhất định trong vai ba cặp nam nữ và các nhân vật nữ khác. Những mốc thời gian khác nhau: 1966, 1911, 2005, trong thứ tự thời gian này, sự thay đổi không được thực hiện theo một ý đồ rõ ràng, hay nói một cách khác là không có sự chuyển tiếp nào hết. Những mối tình xuất hiện trong phần đầu phim, một diễn viên trẻ sống êm đềm ở thời điểm năm 1911 trước khi những biến cố sau đó xảy ra.
Việc trốn chạy của Ah Mei ở phần hai là để liên tưởng đến cảnh cặp trai gái phóng mô tô ở phần ba, trước khi người xem quên đi những ảo ảnh. Sự ưa thích điều khiển các mốc thời gian, cũng như điều khiển các mốc thời gian, cũng như điều khiển các hành vi, sự tỏ ra không hài lòng về thứ tự kể chuyện theo cách cổ điển là điều dễ nhận thấy ở tác giả này. Nó được thể hiện tập trung khi tác giả miêu tả chi tiết về tính ích kỷ của những người đàn ông, những người phụ nữ khốn cùng được khắc họa rất cụ thể: nhân vật người nữ đầu tiên không cam chịu kiếp sống vô gia cư và cô quyết sống với mối tình mà chính cô đã tạo ra cho mình. Nhân vật thứ hai là một nữ phạm nhân, một nô lệ; người phụ nữ thứ ba là một người có thân hình ốm yếu và phần hồn dường như đã gửi hết vào người đàn ông của cô.
"Tình yêu", "tự do", "tuổi trẻ": đó là những đề tài được chuyển đổi liên tục một cách hài hước. Mặc dầu diễn biến như vậy, tập giữa vẫn là cao trào và tâm điểm của phim. Với phong cách có dụng ý dứt khoát trong từng phần phim: những hình ảnh rất trí tuệ dường như không được chau chuốt, rất riêng biệt, không chịu ảnh hưởng của ai, không hạn chế cách thể hiện. Nhưng có lúc đạo diễn cũng tỏ ra rất tỉ mỉ, nuột nà, đó là cảnh năm 1966, máy quay đặc tả bàn đánh bi-a, những bóng người đi qua đi lại, máy quay dừng lia giây lát rồi quả quyết hướng vào cây gậy bi-a, bên ngoài ánh sáng quá độ chiếm hết phần nền của khuôn hình, thứ ánh sáng bướng bỉnh như đèn pha bật giữa ban ngày. Những tia nắng, sự va chạm, chuyến vượt biển, những đoạn quay trong thành phố có thể ví như những bài thơ với đầy đủ vần điệu.
Trong phần ba, các góc quay cho thấy diễn viên đã phải rất cố gắng và vất vả khi diễn xuất, những động tác mới lạ, những động thái bắt buộc, ánh sáng trên thành phố lúc thì xanh nhạt lúc thì nâu nâu khác hẳn các cảnh khác. Cấu trúc phim theo kiểu vòng tròn, đoạn sau giống đoạn mở đầu. Phần thứ hai của phim được giới thiệu ở một dạng rất khác thường và táo bạo: tất cả hoàn toàn im lặng, bộ phim không hề có một tiếng động nào khi Ah Mei ( do Thư Kỳ đóng ) cất tiếng hát. Đó là cách ta thường thấy ở những phim câm, nhưng khác với cách đưa hoạt hình vào phim nói: ở đây hiển nhiên tiếng hát của ca sỹ không thể có cảm xúc tốt khi hát minh họa cho những hình vẽ, chẳng qua khi làm phim thì người ta thường đưa thêm vào cũng nhằm để diễn tả thêm mà thôi. Những phác thảo trên nhắm tóm tắt mục đích của chủ đề phim, mặt khác xác lập cái chuỗi biên niên sử lịch sử.
Một điều không thể chối cãi là ánh sáng trong phim thực là rực rỡ, yếu tố xem và nhìn được quan tâm một cách thận trọng, các khoảng lặng trong phim được bố trí khá nhiều và rất hài hòa với bối cảnh chung của phim. Những con người nổi dậy ngày càng có ít đi cái tự do trong cuộc dấn thân đầu tiên của họ, nhưng với niềm tin mà họ chẳng bao giờ có ở năm 2005, trong cuộc chạy đua nôn nóng của họ... Năm 1911, đó là năm ra đời của nền cộng hòa Trung Hoa sau khi chế độ phong kiến ở đây sụp đổ. Trung Quốc bấy giờ là thuộc địa của Nhật Bản theo hiệp ước Simonoseki; tên của một cô gái bên bàn bi-a trong phần đầu phim. Ở đây thấp thoáng bóng dáng một người đàn ông mà sau này ta sẽ gặp lại ở Tokyo trong tư cách là một nhà Cách Mạng. Giai đoạn này miêu tả chủ yếu về các tư tưởng chính trị, đạo đức, khát vọng được giải phóng. Năm 1911 cũng là năm của những cuộc nổi dậy, những niềm hi vọng và cả những tủi nhục.
Tất cả những gì xuất hiện ở phần này nhằm tạo ra những ám ảnh, suy nghĩ về chuỗi ngày tháng, những mốc lịch sử, một sự chuẩn bị tinh thần khi người xem tiếp cận phần năm 2005 cũng như tạo ra một sự đột biến khi xem phần về năm 1996, ống kính máy quay rất thận trọng, nhấn nhá từng diễn tiến của câu chuyện, lịch sử ở đây được miêu tả không phải bằng câu chữ hay những vần thơ mà bằng bố cục hình ảnh đậm đặc màu sắc. Với cách quay phim bình dị, truyền thống này phải chăng các tác giả đã tạo ra một cảm xúc mạnh mẽ hơn cho người xem? Một cảm giác thực là man mác: đó là cảnh một nhân vật nữ xuất hiện đang chải mái tóc dài bên người đàn ông của chị - nó có tác dụng còn hơn một cảnh “hot” trong phim hiện đại.
Về phần âm thanh, giai đoạn phim câm xen kẽ với đoạn đối thoại liên kết hết sức nhuần nhuyễn chặt chẽ với nhau. Năm 1966, mấy câu đối thoại; năm 2005 là những động tác phản kháng. Dạng thức phim bác học này đã quyết định tinhd thời đại của phim, nó khẳng định các yếu tố thành công của phim như bố cục hình ảnh, giọng nói, tiếng hát của diễn viên, ánh sáng … Về âm nhạc: năm 1911 là nhạc truyền thống Trung Quốc, năm 1966 người ta nghe thấy những bài hát tiếng Anh và năm 2005 là nhạc Rock.
Sự ra đi được cho là dại dôt, rốt cuộc đã làm thay đổi tất cả: phóng mô tô bạt mạng, sự náo loạn trong bóng tối, chiếc máy ảnh quấn quanh người ca sĩ, cảnh hỗn loạn ở hành lang, nhà vệ sinh, khu chung cư. Có thể nói là tuyệt vời! Ấy là cảnh hai cánh tay quờ quạng tìm kiếm – sự mở nút cho phần đầu, đây là một cách xử lý khéo léo vừa đơn giản mà lại rất dữ dội, rất xúc động: sự khởi đầu của một mối tình. Nhưng đó cũng là một cảnh hiếm hoi, không nhiều trong phim. Đặc tả, thu gọn trong khuôn hình; đặc biệt là với những con chữ - ta có thể thấy rõ cách sử dụng này ở phần hai của phim. Nhưng tiếp đó tuyệt vời hơn là những hình ảnh ẩn dụ, thần bí – hay đó là sự tiếp nối truyền thống phương Đông: sau khi người khách hàng đi ra, Ah Mei phủ một tấm rèm lên chiếc gương; nó là đại diện cho cái Đẹp đang bị tàn lụi của cái thế giới rõ ràng còn đầy những phù phiếm nhỏ nhen này.
Tuy nhiên đó là một hành động chẳng dễ dàng gì bên cạnh hai người khác. Và còn nữa, nhân vật Chang ( do Trương Chấn đóng) một hồi lâu lấy hai tay che mặt – sự thỏa hiệp với cái hùng biện của phim câm. Tất cả những sự kiện khốn cùng của năm 1911 đã biến đi trong chốc lát. Phải chăng đấy là cái ưu việt của thời đại chúng ta ngày nay ? Đó là sự trăn trở, mong muốn của những số phận, những con người còn đang phải sống trong bóng tối. Họ còn là những con người chưa có được cái sự bình thường tối thiểu trong xã hội.
Người xem không còn cảm giác dò tìm chủ đề yêu đương thường gặp ở trong phim như thường lệ, ông không chia câu chuyện ra nhiều mẩu nhỏ như mô típ cũ mà ông cho là đã đến lúc suy tàn. Cách lồng ghép ba giai đoạn thời gian trong phim với nhau khiến người ta nhớ lại những mẫu phim của những năm 1960, thời kỳ phim câm những năm 1920 và sự sôi động của cách làm phim hiện đại ngày nay. Qua những cách nhìn, sự im lặng, những khát vọng, những tác động vào giác quan, những nhu cầu về tình cảm, sự e ngại về nỗi trống vắng cô đơn, nhu cầu dục vọng... tất cả đã tạo nên ba khúc bi thương ai oán. Thật đúng là một tác phẩm đáng giá.
Ba tập trong bộ phim theo như nhận xét của Yann Tobin là Hầu Hiếu Hiền muốn đưa ra một luận chứng về làm phim. Những diễn viên trong phim đã đạt được những hiệu quả nhất định trong vai ba cặp nam nữ và các nhân vật nữ khác. Những mốc thời gian khác nhau: 1966, 1911, 2005, trong thứ tự thời gian này, sự thay đổi không được thực hiện theo một ý đồ rõ ràng, hay nói một cách khác là không có sự chuyển tiếp nào hết. Những mối tình xuất hiện trong phần đầu phim, một diễn viên trẻ sống êm đềm ở thời điểm năm 1911 trước khi những biến cố sau đó xảy ra.
Việc trốn chạy của Ah Mei ở phần hai là để liên tưởng đến cảnh cặp trai gái phóng mô tô ở phần ba, trước khi người xem quên đi những ảo ảnh. Sự ưa thích điều khiển các mốc thời gian, cũng như điều khiển các mốc thời gian, cũng như điều khiển các hành vi, sự tỏ ra không hài lòng về thứ tự kể chuyện theo cách cổ điển là điều dễ nhận thấy ở tác giả này. Nó được thể hiện tập trung khi tác giả miêu tả chi tiết về tính ích kỷ của những người đàn ông, những người phụ nữ khốn cùng được khắc họa rất cụ thể: nhân vật người nữ đầu tiên không cam chịu kiếp sống vô gia cư và cô quyết sống với mối tình mà chính cô đã tạo ra cho mình. Nhân vật thứ hai là một nữ phạm nhân, một nô lệ; người phụ nữ thứ ba là một người có thân hình ốm yếu và phần hồn dường như đã gửi hết vào người đàn ông của cô.
"Tình yêu", "tự do", "tuổi trẻ": đó là những đề tài được chuyển đổi liên tục một cách hài hước. Mặc dầu diễn biến như vậy, tập giữa vẫn là cao trào và tâm điểm của phim. Với phong cách có dụng ý dứt khoát trong từng phần phim: những hình ảnh rất trí tuệ dường như không được chau chuốt, rất riêng biệt, không chịu ảnh hưởng của ai, không hạn chế cách thể hiện. Nhưng có lúc đạo diễn cũng tỏ ra rất tỉ mỉ, nuột nà, đó là cảnh năm 1966, máy quay đặc tả bàn đánh bi-a, những bóng người đi qua đi lại, máy quay dừng lia giây lát rồi quả quyết hướng vào cây gậy bi-a, bên ngoài ánh sáng quá độ chiếm hết phần nền của khuôn hình, thứ ánh sáng bướng bỉnh như đèn pha bật giữa ban ngày. Những tia nắng, sự va chạm, chuyến vượt biển, những đoạn quay trong thành phố có thể ví như những bài thơ với đầy đủ vần điệu.
Trong phần ba, các góc quay cho thấy diễn viên đã phải rất cố gắng và vất vả khi diễn xuất, những động tác mới lạ, những động thái bắt buộc, ánh sáng trên thành phố lúc thì xanh nhạt lúc thì nâu nâu khác hẳn các cảnh khác. Cấu trúc phim theo kiểu vòng tròn, đoạn sau giống đoạn mở đầu. Phần thứ hai của phim được giới thiệu ở một dạng rất khác thường và táo bạo: tất cả hoàn toàn im lặng, bộ phim không hề có một tiếng động nào khi Ah Mei ( do Thư Kỳ đóng ) cất tiếng hát. Đó là cách ta thường thấy ở những phim câm, nhưng khác với cách đưa hoạt hình vào phim nói: ở đây hiển nhiên tiếng hát của ca sỹ không thể có cảm xúc tốt khi hát minh họa cho những hình vẽ, chẳng qua khi làm phim thì người ta thường đưa thêm vào cũng nhằm để diễn tả thêm mà thôi. Những phác thảo trên nhắm tóm tắt mục đích của chủ đề phim, mặt khác xác lập cái chuỗi biên niên sử lịch sử.
Một điều không thể chối cãi là ánh sáng trong phim thực là rực rỡ, yếu tố xem và nhìn được quan tâm một cách thận trọng, các khoảng lặng trong phim được bố trí khá nhiều và rất hài hòa với bối cảnh chung của phim. Những con người nổi dậy ngày càng có ít đi cái tự do trong cuộc dấn thân đầu tiên của họ, nhưng với niềm tin mà họ chẳng bao giờ có ở năm 2005, trong cuộc chạy đua nôn nóng của họ... Năm 1911, đó là năm ra đời của nền cộng hòa Trung Hoa sau khi chế độ phong kiến ở đây sụp đổ. Trung Quốc bấy giờ là thuộc địa của Nhật Bản theo hiệp ước Simonoseki; tên của một cô gái bên bàn bi-a trong phần đầu phim. Ở đây thấp thoáng bóng dáng một người đàn ông mà sau này ta sẽ gặp lại ở Tokyo trong tư cách là một nhà Cách Mạng. Giai đoạn này miêu tả chủ yếu về các tư tưởng chính trị, đạo đức, khát vọng được giải phóng. Năm 1911 cũng là năm của những cuộc nổi dậy, những niềm hi vọng và cả những tủi nhục.
Về phần âm thanh, giai đoạn phim câm xen kẽ với đoạn đối thoại liên kết hết sức nhuần nhuyễn chặt chẽ với nhau. Năm 1966, mấy câu đối thoại; năm 2005 là những động tác phản kháng. Dạng thức phim bác học này đã quyết định tinhd thời đại của phim, nó khẳng định các yếu tố thành công của phim như bố cục hình ảnh, giọng nói, tiếng hát của diễn viên, ánh sáng … Về âm nhạc: năm 1911 là nhạc truyền thống Trung Quốc, năm 1966 người ta nghe thấy những bài hát tiếng Anh và năm 2005 là nhạc Rock.
Ván bi-a năm 1966 – một thủ pháp không gian hóa về thời gian trong phim: những quả bóng lăn, cú đánh hỏng, hành động nhún nhường, khoảnh khắc ngẫu nhiên… đã tạo sự lôi cuốn sinh động. Thư Kỳ không phải là “bức tượng” như Yann Tobin khẳng đinh, vẻ đẹp của cô thực ra là không được đặt đúng chỗ. Năm 1911 là năm có nhiều sự sụp đổ ngẫu nhiên của loại tranh sinh hoạt ( peintures de gerne ). Còn năm 2005 đó là công nghệ thông tin. Như là một tín ngưỡng – trò chơi bi-a lại xuất hiện ở phần tiếp theo dưới một dạng tĩnh khác: đó là Trà đạo. Sự ra đi được cho là dại dôt, rốt cuộc đã làm thay đổi tất cả: phóng mô tô bạt mạng, sự náo loạn trong bóng tối, chiếc máy ảnh quấn quanh người ca sĩ, cảnh hỗn loạn ở hành lang, nhà vệ sinh, khu chung cư. Có thể nói là tuyệt vời! Ấy là cảnh hai cánh tay quờ quạng tìm kiếm – sự mở nút cho phần đầu, đây là một cách xử lý khéo léo vừa đơn giản mà lại rất dữ dội, rất xúc động: sự khởi đầu của một mối tình. Nhưng đó cũng là một cảnh hiếm hoi, không nhiều trong phim. Đặc tả, thu gọn trong khuôn hình; đặc biệt là với những con chữ - ta có thể thấy rõ cách sử dụng này ở phần hai của phim. Nhưng tiếp đó tuyệt vời hơn là những hình ảnh ẩn dụ, thần bí – hay đó là sự tiếp nối truyền thống phương Đông: sau khi người khách hàng đi ra, Ah Mei phủ một tấm rèm lên chiếc gương; nó là đại diện cho cái Đẹp đang bị tàn lụi của cái thế giới rõ ràng còn đầy những phù phiếm nhỏ nhen này.
Tuy nhiên đó là một hành động chẳng dễ dàng gì bên cạnh hai người khác. Và còn nữa, nhân vật Chang ( do Trương Chấn đóng) một hồi lâu lấy hai tay che mặt – sự thỏa hiệp với cái hùng biện của phim câm. Tất cả những sự kiện khốn cùng của năm 1911 đã biến đi trong chốc lát. Phải chăng đấy là cái ưu việt của thời đại chúng ta ngày nay ? Đó là sự trăn trở, mong muốn của những số phận, những con người còn đang phải sống trong bóng tối. Họ còn là những con người chưa có được cái sự bình thường tối thiểu trong xã hội.
Hà Văn dịch
Theo Tạp chí Positif cinéma revue - Pháp