Bao nhiêu đại gia Việt Nam có thể mua máy bay riêng?

Jolie

Member
Với tổng tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đồng, nhiều người đặt câu hỏi liệu có bao nhiêu đại gia trên sàn chứng khoán Việt Nam sẵn sàng chi hàng trăm tỷ đồng để mua máy bay riêng?

Thông tin Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long – người giàu thứ 4 trên sàn chứng khoán Việt Nam 2009 sẽ mua máy bay bằng tiền riêng đã được một quan chức của Cục Hàng không VN xác nhận và vị quan chức này cũng cho biết cơ quan đã có hướng dẫn về thủ tục.




Bao-nhieu-dai-gia-Viet-Nam-co-the-mua-may-bay-rien_Tin180.com_001.jpg



Chiếc phi cơ riêng của Bầu Đức về Việt Nam năm 2008



Là người thứ 2 tại Việt Nam công khai sắm phương tiện di chuyển là phi cơ riêng, ông Long hiện đang nắm giữ tổng giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khóan Việt Nam tính theo giá trị giao dịch đến ngày 29/12/2009 gần 3.000 tỷ đồng. Hiện tại, thương vụ mua bán của ông Long vẫn còn đang thương thảo nên thông tin cụ thể về giá trị chiếc phi cơ riêng của ông Long vẫn chưa được tiết lộ, song ông Long cũng đã công khai trước đại hội cổ đông về khoản chi phí ban đầu 17,42 tỷ đồng mà ông dành để mua phi cơ riêng.

Vì bản hợp đồng mua chuyên cơ của ông Long vẫn còn trong giai đoạn bàn thảo nên hiện nay số tiền cụ thể mà ông Long sẽ phải trả cho thương vụ này chưa được tiết lộ song theo giới chuyên môn thì giá trị chiếc phi cơ này có thể lên tới cả chục triệu USD.

Cũng theo nguồn tin từ Hòa Phát, chiếc phi cơ riêng mà vị đại gia giàu thứ 4 thị trường chứng khoán 2009 mua là trực thăng được đặt hàng từ hãng Euro Helicopter của Pháp.

Trước đó, năm 2008, ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Hoàng Anh Gia Lai – ông chủ Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai cũng đặt mua chiếc phi cơ thương gia Beechcraft King Air 350 trị giá 5,1 triệu USD. Nếu tính cả chi phí phát sinh như đào tạo phi công, bến bãi, môi giới… ông Đức đã bỏ ra tổng cộng 7 triệu USD.

Cũng theo một nguồn tin thì ngoài ông Đức và ông Long thì một đại gia khác trong ngành kinh doanh thực phẩm TP HCM cũng chi 12 triệu USD để mua sắm máy bay riêng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, đại gia này vẫn chưa chịu tiết lộ thông tin.

Với mốt "xài" máy bay tư nhân rộ lên ở một số nước thuộc khu vực châu Á cách đây vài năm, thì việc các đại gia Việt có số tài sản hàng nghìn tỷ đồng tậu cho mình một chiếc phi cơ làm phương tiện di chuyển cũng không phải là việc gì… quá sức.

Nếu tính theo số lượng cổ phiếu mà các cá nhân đang sở hữu trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2009 thì con số những đại gia có tổng tài sản 1.000 tỷ đồng là 13 người trừ đi 2 ông Đức và Long đã sắm phi cơ riêng thì còn đến 11 người cũng có khả năng trong tầm tay sắm phi cơ riêng (đây là giả thiết đối với những người có tài sản lớn nhất) như đại gia đình đại gia họ Đặng (Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thị Hoàng Phượng); hay vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng; bà Phạm Thu Hương – Thành viên HĐQT VIC Thành viên HĐQT VPL…

Với tỷ giá USD/VND hiện nay khoảng 19.100 thì với 1 chiếc phi cơ riêng trị giá khoảng 7 triệu USD, tương đương khoảng 133 tỷ đồng, bằng khoảng 1/10 số tài sản mà các đại gia này hiện có trên sàn chứng khoán. Tất nhiên, với những đại gia này, ai cũng biết là tài sản thực có thể lớn hơn nhiều.






Bao-nhieu-dai-gia-Viet-Nam-co-the-mua-may-bay-rien_Tin180.com_002.jpg


Một vài mẫu xe trong bộ sưu tập xe siêu sang của Cường Đô la (Ảnh minh họa)




Không chỉ là các đại gia có thể điểm mặt chỉ tên, công khai tài sản trên các phương tiện thông tin đại chúng, có lẽ còn hàng chục, hàng trăm đại gia khác của Việt Nam cũng có điều kiện để mua máy bay. Ví như 2 mẹ con bà Nguyễn Thị Như Loan và Nguyễn Quốc Cường (Cường "đô la") – những doanh nhân nổi tiếng về sự giàu có và thành công trong các thương vụ làm ăn, họ có lẽ cũng là những người có thể "tậu" cho mình một chiếc chuyên cơ riêng để phục vụ cho công việc và cuộc sống.

Đến thời điểm này, khó có ai thống kê chính xác số đời xe của các thương hiệu xe lớn nhất thế giới mà Cường "đô la" đã sử dụng qua như Ferrari, Rolls Royce, Lamborghini hay trong đó phải kể đến các đời xe Lamborghini Gallardo SE, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430 spider, Rolls Joyce Phantom cùng nhiều dòng xe cao cấp khác cùng những phụ kiện trong xe mà Cường "đô la" đầu tư hàng trăm nghìn đô để nâng cấp cho thỏa sự đam mê của mình. Với thú chơi xe, có lẽ Cường cũng có thể và đã đầu tư vào đó nhiều chục tỉ đồng. Và như vậy, nếu bà Loan và Cường có mua máy bay riêng, thì cũng chẳng phải là điều vượt quá tầm tay.

Được biết, từ đầu năm 2009, Hãng Euro Helicopter đã gửi báo giá nhiều loại trực thăng hiện đại, tiện nghi từ 1-3 triệu USD/chiếc (giá xuất xưởng) tới các doanh nghiệp, doanh nhân tại Việt Nam. Thậm chí, giá của các chuyên cơ riêng này còn có thể có mức thấp hơn nhiều (khoảng hơn 1 triệu USD) nếu là loại đã qua sử dụng.

Trao đổi với VTC News vào một buổi chiều bận rộn cuối tháng 4 này, ông Đỗ Quang Hiển – Tổng giám đốc Tập đoàn T&T đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cười cho biết: Chưa khi nào tôi nghĩ đến việc sẽ mua một chiếc chuyên cơ riêng để sử dụng cả. Thật ra là không có thời gian để nghĩ thì đúng hơn. Thứ nhất là do bận, thứ hai là tôi cũng chưa nghĩ đến việc sở hữu một thứ cao cấp như vậy.

“Nhưng có lẽ do công việc của tôi không phải đi lại nhiều nên tôi chưa có ý định sắm một chiếc máy bay riêng cho mình", ông Hiển cởi mở cho biết.

Một nguồn tin của VTC News cũng cho biết, dù rất bận rộn với công việc, phải di chuyển và tiết kiệm thời gian tối đa cho công việc kinh doanh. Tuy nhiên tại thời điểm này, bà Đặng Thị Hoàng Yến (Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo), người giàu thứ 5 trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009, nắm giữ tổng tài sản khoảng gần 2.700 tỷ đồng cũng chưa có ý định sẽ sắm chuyên cơ riêng.



Tương tự như vậy, theo chia sẻ của 2 đại gia đã và đang xúc tiến việc mua chuyên cơ riêng là ông Đức và ông Long thì việc mua chuyên cơ riêng không phải là việc “đánh bóng” tên tuổi, quan trọng là với các doanh nhân như các ông, thời gian chính là “vàng bạc”. Vì vậy, tiết kiệm thời gian, chủ động trong các đường bay tới các địa điểm bàn thảo công việc làm ăn giúp các doanh nhân này có thêm cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn.

“Với doanh nhân, thời gian cũng là tiền bạc. Có thời gian, tôi có cơ hội làm được nhiều việc hơn”, ông Đức chia sẻ với báo giới.



Còn theo một nguồn tin khác thì ngoài 2 doanh nhân này, hiện đang có đến 3 doanh nhân lớn tìm hiểu và xúc tiến đàm phán để mua máy bay riêng từ Pháp và Mỹ. Đó là một đại gia trong ngành chế biến thực phẩm kiêm kinh doanh bất động sản, một nữ đại gia trong lĩnh vực bất động sản và một người là Chủ tịch tập đoàn lớn tại VN.



5 lý do sắm phi cơ: Nên và không nên


Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong: Nền kinh tế thị trường cần có sự phát triển ngày càng đa dạng và nâng cao dần về tính chất, cũng như quy mô cả cung và cầu về hàng hoá và dịch vụ, trong đó có nhu cầu tiêu dùng hàng xa xỉ, cao cấp, như máy bay, du thuyền, ô tô…

Về nguyên tắc, bản thân sự gia tăng các tiêu dùng xa xỉ này có hiệu ứng mang tính 2 mặt;


Bao-nhieu-dai-gia-Viet-Nam-co-the-mua-may-bay-rien_Tin180.com_003.jpg


Bầu Hiển: Chưa khi nào tôi nghĩ đến việc sắm chuyên cơ riêng (Ảnh Quang Minh)




Một mặt, đối với xã hội, sự tiêu dùng những mặt hàng này đã kích thích mở ra và phát triển các phân khúc thị trường mới, chuyên biệt hoặc đặc biệt nào đó cả về sản xuất và các dịch vụ có liên quan, khiến cơ cấu thị trường trong nước được cải thiện theo hướng đa dạng và đồng bộ hơn.

Thứ hai, làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán cao, do đó, làm tăng tính hấp dẫn thị trường đầu tư và tăng thu hút những khoản đầu tư và các dự án đầu tư mới trong nước và nước ngoài, góp phần dần hình thành và phát triển các năng lực sản xuất và cung ứng hàng hoá dịch vụ mới.

Thứ ba, nó cũng tạo hiệu ứng “chảy tràn” các lợi ích từ sự phát triển các dịch vụ và công việc, do đó là các khoản thu nhập cá nhân và ngân sách nhà nước ăn theo khác, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội.

Thứ tư, góp phần tạo động lực chung cho phát triển và chuyển dịch chuyển cơ cẩu kinh tế và nâng cao trình độ khoa học-công nghệ sản xuất…Đồng thời, ở một khía cạnh nào đó, sự gia tăng các hoạt động tiêu dùng hàng và dịch vụ xa sỉ là thước đo trực tiếp và gián tiếp phản ánh sự phát triển chung về kinh tế, cũng như về mức chệnh biệt thu nhập và sự xuất hiện các giai tầng xã hội mới trong đời sống kinh tế-xã hội đất nước.

Ngoài ra, thứ năm, đối với bản thân người tiêu dùng các hàng xa xỉ này, thì việc bỏ các khoản tiền lớn và cực lớn tới hàng chục, hàng trăm triệu USD trang trải cho các nhu cầu xa xỉ không chỉ nhằm trực tiếp thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân vì công việc hay cho đời sống sinh hoạt của họ, mà còn là niềm vui tinh thần và là minh chứng được “vật chất hoá”, cũng như sự khẳng định ‘đẳng cấp” và “hàng hiệu”, giúp tạo lập và củng cố, quảng bá thương hiệu với đối tác, bạn hàng, bạn bè và các bên hữu quan khác nữa…

Tuy nhiên, ông Phong cũng lưu ý: Việc nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ này làm tăng dòng chảy ngoại tệ ra nước ngoài, làm tăng thâm hụt cán cân thương mại và thanh toán vãng lai, cũng như gia tăng áp lực cung – cầu ngoại tệ trên thị trường tài chính, và cả áp lực đến sự ổn định tỷ giá VNĐ của Việt Nam trong bối cảnh nguồn thu và dự trữ ngoại tệ quốc gia còn mỏng, thiếu ổn định. như ô tô, máy bay. Bên cạnh đó, việc xin được thủ tục cho máy bay cất cánh cũng khá phức tạp với hàng chục công đoạn và nhiều loại giấy tờ.

“Vì vậy, sẽ thật không phải và đẹp nếu như ai đó sẵn sàng bỏ ra cả 100 tỷ đồng, hàng chục triệu USD để mua máy bay, du thuyền cá nhân chủ yếu cho mục đích “làm hàng” trưng bầy, với các chi chí duy trì, bảo dưỡng đắt đỏ hàng triêu đô la mỗi năm, trong khi bản thân trốn thuế, tham nhũng hay kinh doanh bất hợp pháp, phá hoại tài nguyên, môi trường, cũng như thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ của những người lao động trong doanh nghiệp của mình, của đồng bào nghèo và trước những khó khăn chung của đất nước…”, ông Phong chia sẻ.

Theo VTC​
 
Back
Top