Bayern Munich cũng giống “Đế chế Ultron”?

T

T$

Guest
[h=1]Bayern Munich cũng giống “Đế chế Ultron”?[/h] Trần Công Hưng Gửi tới BBC từ Hà Nội

  • 7 tháng 5 2015
Chia sẻ
150507014155_suarez_neuer_barcelona_bayer_640x360_getty.jpg
Nhiều người đang muốn đổi tên phần 2 của phim siêu bom tấn “Avengers” (Biệt đội Siêu anh hùng) từ “Age of Ultron” (Đế chế Ultron) thành “Few days of Ultron” (Vài ngày của Ultron) vì sự tồn tại ngắn ngủi của con Robốt tưởng chừng rất khủng khiếp.
2 năm trước Bayern Munich tưởng chừng cũng đã thiết lập được một đế chế mới khi lật đổ Barcelona nhưng thời kỳ của họ lại ngắn chẳng tày gang.
[h=2]Sự hình thành của một đế chế[/h]Năm 2013 khi Barcelona vẫn đang là quái vật của bóng đá thế giới với vũ khí Tiki-taka vô địch, Bayern gặp họ ở bán kết để làm nhiệm vụ cao cả: phá vỡ sự thống trị của Barca trong gần một nửa thập kỷ.
Thật ra trong khoảng 4 năm ấy, Barcelona không vô địch châu Âu cả 4 lần, họ đoạt Champions League 2 lần vào các năm 2009 và 2011 và 2 lần bị loại ở bán kết năm 2010 và 2012. Nhưng điều đáng nói là 2 đội làm được điều trên - Inter Milan và Chelsea, đều phải chơi tử thủ là chính và trong 2 lượt đấu của họ trước Barca đều có ít nhất một trận đấu kỳ diệu đáng được ghi vào lịch sử bóng đá thế giới.
Thắng theo cách ấy, cả Inter và Chelsea đều không dám nhận rằng mình giỏi hơn Barca. Chính vì thế mà khi Bayern vượt qua Barca 4-0 ở lượt đi trận bán kết năm 2013 bằng lối chơi đôi công, người ta mới chính thức công nhận Tiki-taka đã bị hóa giải, nhận ra có một lối chơi ưu việt hơn Tiki-taka và thừa nhận đã có một đội bóng giỏi hơn Barca.
Một kỷ nguyên thống trị mới của bóng đá thế giới hình thành và người ta nghĩ nó ít nhất cũng phải tồn tại vài ba năm. Tiki-taka mất đến 4 năm mới tìm ra cách hóa giải thì lối chơi của Bayern chắc cũng phải cần từng ấy thời gian để tìm ra lời giải đáp.
Nhưng có một yếu tố đã cản trở quá trình ấy, đó chính là Pep Guardiola.
[h=2]Thay vua ngay thời cực thịnh[/h]Bayern Munich mê mệt lối chơi của Barca sau khi thua chính đối thủ này 0-4 năm 2009, họ quyết tâm mang về Pep Guardiola – người có công hoàn thiện Tiki-taka và đương nhiên nắm giữ bí mật về lối đá này.
Bayern mừng rỡ vì đã vượt qua rất nhiều đội bóng lớn để giành được chữ ký của Pep, nhưng một việc không ai ngờ đến đã xảy ra: trong mùa cuối cùng HLV Jupp Heynckes, Bayern bỗng trưởng thành vượt bậc và thắng cả lối đá của ông HLV mới đang chờ nắm quyền.
150429094554_barca_soccer_640x360_bbc_nocredit.jpg
Suaez, Neymar và Messi ghi tổng cộng 111 bàn thắng cho tới nay trong mùa giải này. Hợp đồng đáng tự hào của đội bóng với Pep lại trở thành hợp đồng bất đắc dĩ.
Đúng như dự đoán, Pep đã tiêm chất chuyền nhỏ và kiểm soát bóng của Tiki-taka vào Bayern, điều này chắc chắn không hợp lý, với các lý do:
Thứ nhất: Một đội bóng (hay một ban nhạc, một đất nước, một chế độ…) đều có chu kỳ thành công, phát triển; phải đi qua giai đoạn khởi đầu, đi lên, đạt tới đỉnh cao rồi mới từ từ đi xuống. Bayern mới trưởng thành ở cuối mùa giải với lối chơi mới phát minh ra. Muốn chờ họ đi xuống thì ngay ở mùa giải sau chắc chắn chưa phải lúc, vậy mà gần như ngay lập tức Hùm xám phải phá bỏ lối chơi ấy.
Thứ hai: Tiki-taka là lối đá khoa học nhất thế giới, nhưng chỉ vài cầu thủ trên thế giới có thể áp dụng được nó: đó là những cầu thủ nhỏ con có kỹ thuật giữ bóng siêu việt, bóng lúc nào cũng giữ sát trong chân và đằng sau lưng những cầu thủ này như có thêm một con mắt để biết đối phương lao đến từ hướng nào.
Có thể đếm ra trên đầu ngón tay những cầu thủ có khả năng này: Messi, Xavi, Iniesta, Fabregas, David Silva, Juan Mata. Nếu người Việt Nam nào muốn, có thể kể thêm Công Phượng, Tuấn Anh, tất nhiên là ở một đẳng cấp thấp hơn. (Nay Barca đã phải bỏ Tiki-taka vì Xavi và Iniesta đã qua thời đỉnh cao mà không có người thay thế).
Bayern không có ai trong số những cầu thủ trên, Bayern cũng giữ bóng nhiều, nhưng mục đích không phải là đặt việc kiểm soát bóng lên trên hết. Ở Barca khi đó, chỉ khi nào bóng được đưa vào vị trí thuận lợi nhất trong vòng cấm thì các cầu thủ mới nghĩ đến chuyện dứt điểm, còn Bayern đã tấn công thì phải sút, bất kể xa gần, bóng bổng hay bóng sệt.
Tất nhiên, Bayern có những con người phù hợp để phục vụ cho lối chơi đa dạng này: 4 hậu vệ Alaba, Lahm, Dante, Boateng không những phòng ngự tốt mà còn tấn công cực giỏi. 2 tiền vệ phòng ngự Schweinsteiger và Javi Matinez cũng thế.
Các cầu thủ trên hàng công: Robben, Muller, Ribery, Mandzukic ngoài việc phải biết tất cả mọi thứ để ghi bàn như sút xa sút gần, đánh đầu… thì còn làm nhiệm vụ phòng ngự một cách triệt để. Nếu ai muốn lấy thêm ví dụ vui về sự toàn diện, thì thủ môn Neuer của họ cũng tấn công tốt nếu cần.
Sự toàn diện làm nên sự đa dạng, chính vì thế mà Bayern không cần phải coi giữ bóng là nhiệm vụ sống còn.
Việc tiêm chất Barca vào Bayern không làm các cầu thủ Bayern khỏe hơn mà lại gây phản ứng ngược vì không phù hợp với thể trạng và hơn nữa lại gặp sự không thích thú vì ai lại cần đến chất kích thích của chính những người vừa bị mình đánh bại?
Hình ảnh rõ nhất thể hiện cho điều trên là trong trận đấu quan trọng đầu tiên của Pep, trận tranh Siêu cúp châu Âu với Chelsea của Mourinho. Hiệp 1 Bayern phải chơi chuyền nhiều theo phong cách Pep, kết quả là họ bị dẫn 0-1 trong một hiệp đấu mà ai cũng nghĩ Bayern chẳng có hy vọng thắng Chelsea của cáo già Mourinho.
Nhưng từ hiệp 2, các cầu thủ Bayern đã được “thả” để chơi như đúng phong cách vốn có của họ. Từ đó Chelsea chỉ biết xây xẩm mặt mày để chống đỡ. Tính cả hiệp phụ, Bayern sút tới 41 cú so với 14 của Chelsea rồi chiến thắng bằng loạt luân lưu.
[h=2]Nên thay Pep?[/h]
141208191038_pep_guardiola_640x360_afp_nocredit.jpg
Nhìn chung, sau đó Pep không hoàn toàn bắt Bayern đá kiểu Barca, nhưng tác động của ông không làm lối chơi của Bayern sắc bén lên mà chỉ cùn đi, đội bóng Đức như một ban nhạc Rock nay phải kìm lại để thỉnh thoảng hát nhạc Soul.
Năm nay Bayern mất nhiều trụ cột, nhưng liệu khi có đầy đủ quân số họ có thắng được Barca? Vì năm ngoái Bayern cũng đã thua Real tương đối dễ dàng khi đối thủ chỉ dùng chiến thuật phòng ngự phản công thông thường, hoàn toàn chẳng phải trận đấu diệu kỳ gì để vượt qua đội bóng đang được coi là mạnh nhất thế giới.
“Đế chế Bayern” thực ra đã sụp đổ từ lúc đó, quá nhanh và dễ dàng. Một sự mất mát không đáng có cho nền bóng đá, vì hiện tại chẳng câu lạc bộ nào trên thế giới được coi là thần thánh.
Real năm ngoái sau khi vượt qua Bayern đã đoạt chức vô địch, nhưng không phải do họ quá hay mà là do trong mùa giải không có đội bóng nào thật sự mạnh.
Sau trận thua Barca 0-3 đêm qua, Bayern gần như đã bị loại. 2 đội đã lờn vờn nhau, cầm bóng ngang nhau gần như suốt trận, không xứng đáng với một bữa tiệc bóng đá. Bayern thua trong 10 phút cuối vì sự xuất sắc của cá nhân Messi.
“Đế chế Bayern” của Pep sụp đổ lãng xẹt như “Đế chế Ultron” của đạo diễn Joss Whedon. Sau phần 2 này Joss Whedon sẽ nghỉ, còn Pep, sau khi 2 lần liên tiếp bị loại ở bán kết, ông có viết đơn từ chức? Đó có lẽ là điều nên làm để cứu vãn danh dự và nhất là cứu lấy lối chơi chung của Bayern vốn không dễ dàng hình thành.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.



Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top