Chỉ cần một máy trộn, vài loại hóa chất mua trôi nổi, hương liệu cùng các loại bao bì có thương hiệu, nhiều 'chuyên gia' có thể phù phép cho ra đời những chai sữa tắm đủ loại mác nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan, Đức...
Giá nhiều loại sữa tắm nhập khẩu của các thương hiệu nổi tiếng hiện bán lẻ 80.000 -100.000 đồng/chai lớn, thế nhưng nhiều loại sữa tắm này đang được bán giá sỉ chỉ 21.000 - 30.000 đồng/chai.
Xưởng sản xuất 10m2
Một ngày cuối tháng 3.2013, chúng tôi tiếp cận ông Sang, một người chuyên sản xuất, bỏ mối mỹ phẩm “nhập khẩu” có tiếng trên địa bàn TP.HCM, với đề nghị được xem và mua hàng số lượng lớn.
Công đoạn pha chế hóa chất, trộn, cho hóa chất thành phẩm vào chai.
Không ngần ngại, ông Sang đưa chúng tôi đi thu gom một đống hóa chất, hương liệu tại các điểm bán trên đường Hồng Bàng, chợ Kim Biên (quận 5), rồi đưa thẳng về khu nhà trọ của mình để sản xuất mỹ phẩm. Trong căn nhà trọ thuê chưa đầy 10m2 tại hẻm số 25/11 Nguyễn Minh Châu (quận Tân Phú) ngổn ngang vỏ bình sữa tắm đủ loại thương hiệu Rose, White Care. “Kho chứa” trong phòng vệ sinh tập kết gần trăm chai sữa tắm hiệu White Care đã được đóng gói. Nhìn qua căn phòng khó có ai nghĩ rằng đây là “nhà máy” sản xuất mỹ phẩm “nhập khẩu” cho ra đời hàng trăm sản phẩm mỗi ngày.
Dùng nước trực tiếp từ trong nhà trọ, ông Sang đổ hàng loạt hóa chất (chất tạo bọt, nhũ tạo màu, chất kết dính...) vào thùng phuy bằng nhựa dung tích khoảng 100 lít sau đó dùng máy trộn quậy đều. Chưa đầy hai phút sau, ông Sang tắt máy rồi thọc cả cánh tay trần vào thùng phuy khuấy nhẹ. Hóa chất cùng nước giờ đây tạo thành hỗn hợp kết dính sền sệt với bọt trắng xóa.
“Như vậy là đã xong nửa công đoạn sản phẩm! Để thực hiện khâu tiếp theo chỉ cần đợi cho hỗn hợp lắng bọt. Thông thường để lắng hết bọt mất gần hai tiếng nhưng muốn làm nhanh chỉ cần hớt bỏ bọt là được” - ông Sang “bật mí”. Tiếp tục lấy chất kết dính dạng bột cùng khoảng 1kg hương liệu sữa dê (hương B4 dê) dạng nước, ông Sang đổ tất cả hỗn hợp đã trộn vào phuy lớn sau đó dùng tay khuấy đều. Đây là khâu quyết định chất lượng và giá thành sản phẩm bởi để đánh giá một sản phẩm tốt hay không người tiêu dùng chủ yếu dựa vào mùi hương.
Để kết thúc việc pha chế, ông Sang không dùng máy trộn nữa mà lựa cây gỗ dài khuấy nhẹ tất cả hỗn hợp với muối ăn được hòa tan. Thọc sâu xuống phuy hóa chất, vân vê những ngón tay rồi đưa lên ngửi, ông Sang cười toe, khoe: “Xong rồi! Mấy ông qua đây coi, đây là sữa dê chứ là cái gì nữa”. Như vậy, chỉ khoảng nửa giờ một mẻ mỹ phẩm sữa dê đã được ông Sang pha chế xong. Kết thúc công đoạn pha chế, ông Sang dùng ca nhựa lớn múc hỗn hợp đổ vào những vỏ chai mỹ phẩm hiệu Rose, White Care chất đống tại nhà. Ông Sang ước tính mỗi mẻ sẽ cho ra lò khoảng 100 chai mỹ phẩm loại lớn (1,2 lít) và hơn 200 chai loại nhỏ (550ml). Những vỏ chai in toàn bộ bằng tiếng nước ngoài với xuất xứ sản phẩm “Malaysia” sản xuất tháng 2.1013, hạn dùng tháng 6.2016 có dán sẵn tem chống hàng giả bảy màu.
Nguyên liệu trôi nổi
Theo ông Sang, hầu hết nguồn nguyên liệu hóa chất làm ra loại sữa tắm trên đều được mua từ chợ Kim Biên (quận 5, TP.HCM). Ngày 31.3, chúng tôi mang công thức sản xuất mỹ phẩm White Care do ông Sang “truyền nghề” đến cửa hàng LT tại chợ Kim Biên tìm mua nguyên liệu. Nhìn vào tờ công thức, bà Kiệp, chủ cơ sở, cho biết loại hóa chất nào trong này đều có đủ, mua bao nhiêu cũng có.
“Những nguyên liệu hóa chất dạng này chủ yếu được khách mua dùng cho công việc pha chế chất tẩy rửa. Khách chọn mua bên tôi nhiều lắm. Còn hương liệu chú muốn thêm cũng được vì ở đây có cả chục loại. Trong công thức này có gần chục chất, chú xem loại nào lấy nhiều, cần hóa đơn thì tôi xuất” - bà Kiệp tư vấn thêm. Cũng giống những điểm bán hóa chất tại đây, hầu hết những thùng hóa chất tại cửa hàng LT chỉ ghi tên sản phẩm để chủ cơ sở tiện quản lý chứ không có thông tin nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng... Đặc biệt có những thùng hóa chất chỉ ghi nguệch ngoạc bằng bút màu lên mặt thùng. Khách hàng mua lượng nào, chủ cơ sở chia lẻ vào từng bịch nilông để bán.
Hiện nay các loại công thức mỹ phẩm không chỉ được rỉ tai nhau mua bán bắt đầu nhen nhóm công khai trên một số trang mạng cùng với các công thức khác như nước rửa chén, lau nhà... Chỉ sau vài lần giao dịch, mua bán mỹ phẩm số lượng lớn để tạo sự tin tưởng với đối tác là có thể có ngay công thức để ra ngoài mở riêng. Mức giá cho mỗi loại công thức dao động 10-15 triệu đồng.
Len lỏi khắp nơi, giá nào cũng có
Theo khảo sát của chúng tôi, sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu chính hãng nhãn hiệu Rose, White Care, Leivy... có giá bán lẻ trên 100.000 đồng/chai loại lớn (1,2 và 2 lít), thế nhưng sản phẩm dỏm cùng loại giá sỉ chỉ 21.000-30.000 đồng/chai. Trước đó, trong xưởng làm, ông Sang liên tục tiếp chuyện với khách đặt hàng. Ông Sang kể do nắm được công thức pha chế trong tay nên mức giá nào cũng bán được. Hiện nay, ngoài việc bỏ mối cho các điểm bán lẻ tại các chợ, cửa hàng tạp hóa trên địa bàn TP.HCM, ông Sang còn nhận đặt hàng khắp nơi từ Bắc lẫn Nam. Đặc biệt, nhiều người còn lấy mối về để bán hàng trên mạng.
Theo tính toán của ông Sang, giá hóa chất thành phẩm (không tính chi phí bao bì, tem nhãn) chỉ 8.000-12.000 đồng/chai 1,2 lít. “Nhà sản xuất” nắm ngưỡng này để điều chỉnh giá vì nếu thấp quá (dưới 8.000 đồng) sản phẩm sẽ không kết thành hoặc chỉ sử dụng được trong thời gian tối đa hai tháng (trong khi bao bì vẫn in hạn sử dụng ba năm).
Để bán được hàng ngoài việc đánh vào tâm lý giá thành rẻ, lợi nhuận cao, các tay sản xuất mỹ phẩm dỏm tìm cách mua chuộc nhân viên tiếp thị của các công ty mỹ phẩm thật hoặc tự chào mời. “Thời buổi nhà nhà, người người làm mỹ phẩm dỏm nên cạnh tranh gay gắt lắm. Ngày trước ngoài chuyện bỏ giá rẻ, cam kết chất lượng một đổi một thì nay để tuồn được hàng vào sạp phải ngon ngọt “dụ” một đổi hai, mua mười tặng hai, ba rồi thì ký gửi thanh toán sau tùm lum...”, ông Hùng, một người chuyên đi tiếp thị mỹ phẩm, mách nước.
Theo Tuổi trẻ
Giá nhiều loại sữa tắm nhập khẩu của các thương hiệu nổi tiếng hiện bán lẻ 80.000 -100.000 đồng/chai lớn, thế nhưng nhiều loại sữa tắm này đang được bán giá sỉ chỉ 21.000 - 30.000 đồng/chai.
Xưởng sản xuất 10m2
Một ngày cuối tháng 3.2013, chúng tôi tiếp cận ông Sang, một người chuyên sản xuất, bỏ mối mỹ phẩm “nhập khẩu” có tiếng trên địa bàn TP.HCM, với đề nghị được xem và mua hàng số lượng lớn.
Công đoạn pha chế hóa chất, trộn, cho hóa chất thành phẩm vào chai.
Khó phân biệt thật, giả Đại diện Công ty TNHH SX&TM Nhân Lộc - doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng mỹ phẩm tại TP.HCM - cho biết nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm đang điêu đứng vì bị nhái kiểu dáng, nhãn mác sản phẩm. “Rất khó phân biệt đâu là hàng thật, đâu là giả. Bởi hàng giả nhưng vẫn có tem chống... hàng giả, hình thức bên ngoài giống gần 100% với sản phẩm thật” - vị này nói. Do đó để mua được sản phẩm thật, người tiêu dùng nên tìm đến những điểm bán hàng chính hãng, siêu thị... |
Dùng nước trực tiếp từ trong nhà trọ, ông Sang đổ hàng loạt hóa chất (chất tạo bọt, nhũ tạo màu, chất kết dính...) vào thùng phuy bằng nhựa dung tích khoảng 100 lít sau đó dùng máy trộn quậy đều. Chưa đầy hai phút sau, ông Sang tắt máy rồi thọc cả cánh tay trần vào thùng phuy khuấy nhẹ. Hóa chất cùng nước giờ đây tạo thành hỗn hợp kết dính sền sệt với bọt trắng xóa.
“Như vậy là đã xong nửa công đoạn sản phẩm! Để thực hiện khâu tiếp theo chỉ cần đợi cho hỗn hợp lắng bọt. Thông thường để lắng hết bọt mất gần hai tiếng nhưng muốn làm nhanh chỉ cần hớt bỏ bọt là được” - ông Sang “bật mí”. Tiếp tục lấy chất kết dính dạng bột cùng khoảng 1kg hương liệu sữa dê (hương B4 dê) dạng nước, ông Sang đổ tất cả hỗn hợp đã trộn vào phuy lớn sau đó dùng tay khuấy đều. Đây là khâu quyết định chất lượng và giá thành sản phẩm bởi để đánh giá một sản phẩm tốt hay không người tiêu dùng chủ yếu dựa vào mùi hương.
Để kết thúc việc pha chế, ông Sang không dùng máy trộn nữa mà lựa cây gỗ dài khuấy nhẹ tất cả hỗn hợp với muối ăn được hòa tan. Thọc sâu xuống phuy hóa chất, vân vê những ngón tay rồi đưa lên ngửi, ông Sang cười toe, khoe: “Xong rồi! Mấy ông qua đây coi, đây là sữa dê chứ là cái gì nữa”. Như vậy, chỉ khoảng nửa giờ một mẻ mỹ phẩm sữa dê đã được ông Sang pha chế xong. Kết thúc công đoạn pha chế, ông Sang dùng ca nhựa lớn múc hỗn hợp đổ vào những vỏ chai mỹ phẩm hiệu Rose, White Care chất đống tại nhà. Ông Sang ước tính mỗi mẻ sẽ cho ra lò khoảng 100 chai mỹ phẩm loại lớn (1,2 lít) và hơn 200 chai loại nhỏ (550ml). Những vỏ chai in toàn bộ bằng tiếng nước ngoài với xuất xứ sản phẩm “Malaysia” sản xuất tháng 2.1013, hạn dùng tháng 6.2016 có dán sẵn tem chống hàng giả bảy màu.
Nguyên liệu trôi nổi
Theo ông Sang, hầu hết nguồn nguyên liệu hóa chất làm ra loại sữa tắm trên đều được mua từ chợ Kim Biên (quận 5, TP.HCM). Ngày 31.3, chúng tôi mang công thức sản xuất mỹ phẩm White Care do ông Sang “truyền nghề” đến cửa hàng LT tại chợ Kim Biên tìm mua nguyên liệu. Nhìn vào tờ công thức, bà Kiệp, chủ cơ sở, cho biết loại hóa chất nào trong này đều có đủ, mua bao nhiêu cũng có.
“Những nguyên liệu hóa chất dạng này chủ yếu được khách mua dùng cho công việc pha chế chất tẩy rửa. Khách chọn mua bên tôi nhiều lắm. Còn hương liệu chú muốn thêm cũng được vì ở đây có cả chục loại. Trong công thức này có gần chục chất, chú xem loại nào lấy nhiều, cần hóa đơn thì tôi xuất” - bà Kiệp tư vấn thêm. Cũng giống những điểm bán hóa chất tại đây, hầu hết những thùng hóa chất tại cửa hàng LT chỉ ghi tên sản phẩm để chủ cơ sở tiện quản lý chứ không có thông tin nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng... Đặc biệt có những thùng hóa chất chỉ ghi nguệch ngoạc bằng bút màu lên mặt thùng. Khách hàng mua lượng nào, chủ cơ sở chia lẻ vào từng bịch nilông để bán.
Hiện nay các loại công thức mỹ phẩm không chỉ được rỉ tai nhau mua bán bắt đầu nhen nhóm công khai trên một số trang mạng cùng với các công thức khác như nước rửa chén, lau nhà... Chỉ sau vài lần giao dịch, mua bán mỹ phẩm số lượng lớn để tạo sự tin tưởng với đối tác là có thể có ngay công thức để ra ngoài mở riêng. Mức giá cho mỗi loại công thức dao động 10-15 triệu đồng.
Len lỏi khắp nơi, giá nào cũng có
Theo khảo sát của chúng tôi, sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu chính hãng nhãn hiệu Rose, White Care, Leivy... có giá bán lẻ trên 100.000 đồng/chai loại lớn (1,2 và 2 lít), thế nhưng sản phẩm dỏm cùng loại giá sỉ chỉ 21.000-30.000 đồng/chai. Trước đó, trong xưởng làm, ông Sang liên tục tiếp chuyện với khách đặt hàng. Ông Sang kể do nắm được công thức pha chế trong tay nên mức giá nào cũng bán được. Hiện nay, ngoài việc bỏ mối cho các điểm bán lẻ tại các chợ, cửa hàng tạp hóa trên địa bàn TP.HCM, ông Sang còn nhận đặt hàng khắp nơi từ Bắc lẫn Nam. Đặc biệt, nhiều người còn lấy mối về để bán hàng trên mạng.
Theo tính toán của ông Sang, giá hóa chất thành phẩm (không tính chi phí bao bì, tem nhãn) chỉ 8.000-12.000 đồng/chai 1,2 lít. “Nhà sản xuất” nắm ngưỡng này để điều chỉnh giá vì nếu thấp quá (dưới 8.000 đồng) sản phẩm sẽ không kết thành hoặc chỉ sử dụng được trong thời gian tối đa hai tháng (trong khi bao bì vẫn in hạn sử dụng ba năm).
Để bán được hàng ngoài việc đánh vào tâm lý giá thành rẻ, lợi nhuận cao, các tay sản xuất mỹ phẩm dỏm tìm cách mua chuộc nhân viên tiếp thị của các công ty mỹ phẩm thật hoặc tự chào mời. “Thời buổi nhà nhà, người người làm mỹ phẩm dỏm nên cạnh tranh gay gắt lắm. Ngày trước ngoài chuyện bỏ giá rẻ, cam kết chất lượng một đổi một thì nay để tuồn được hàng vào sạp phải ngon ngọt “dụ” một đổi hai, mua mười tặng hai, ba rồi thì ký gửi thanh toán sau tùm lum...”, ông Hùng, một người chuyên đi tiếp thị mỹ phẩm, mách nước.
Nhiễm bệnh ngoài da nếu sử dụng nhiều PGS.TS Phạm Thành Quân, cán bộ giảng dạy khoa công nghệ hóa học Đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết để cho ra đời sản phẩm mỹ phẩm đòi hỏi sự tính toán, nghiên cứu, kiểm định rất kỹ càng. Việc tự làm mỹ phẩm dạng này với các hóa chất mua trôi nổi là cực kỳ nguy hiểm. Do sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, lại pha trộn liều lượng, trình tự không đúng sẽ phát sinh nhiều phản ứng hóa học, tạo ra những độc tố hiện diện trong hóa chất gây hại cho người sử dụng. Người sử dụng có thể bị mẩn ngứa do tác động hóa chất, bít lỗ chân lông gây ra các bệnh về da. Đặc biệt nguy hiểm khi công nghệ pha chế thủ công tạo điều kiện cho các vi sinh có hại phát triển sẽ gây ra hàng loạt các bệnh về da cho người sử dụng... |
Theo Tuổi trẻ