[h=2]Nắm bắt được nhu cầu của khách về món ăn lợn Mán, lợn Mường - một trong những đặc sản núi rừng của vùng Tây Bắc, không ít những quầy hàng, cửa hiệu treo biển chuyên cung cấp, bày bán loại đặc sản trên. Tuy nhiên, nếu không tinh ý người mua rất dễ rơi vào cảnh "tiền mất tật mang" khi rước phải thịt kém chất lượng, thậm chí là lợn bệnh được một số kẻ hám lời cố phù phép để tung ra thị trường.[/h]
Tù mù đặc sản
Trong khoảng thời gian vài ba năm trở lại đây nhu cầu về món ăn đặc sản lợn Mán, lợn Mường của người dân Hà Nội ngày càng gia tăng. Nắm bắt được thị hiếu này mà hàng loạt các cơ sở, nhà hàng mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu của người dân. Thế nhưng, có dịp thưởng thức món ăn này mới thấy đặc sản cũng có nhiều loại và cũng có rất nhiều mức giá khác nhau.
Xe chở lợn thương phẩm không được đóng gói, đóng thùng theo quy định.
Để chúc mừng phi vụ làm ăn thành công của mình, anh Đỗ Minh Hoàng đã chủ động điện thoại nhờ người quen tìm bắt một con lợn Mán nặng khoảng 16kg ở Hoà Bình về Hà Nội để chiêu đãi bạn bè. Anh Hoàng cho biết, mất công một chút nhưng mình sẽ được thưởng thức món ăn đặc sản đúng nghĩa của nó. Với con lợn còn sống, lành lặn, nhận hàng tại bến xe về thuê người chế biến chắc chắn sẽ không gặp hàng giả, hàng nhái như những khách vãng lai tìm tới ăn tại một số nhà hàng trên địa bàn. Đồng thời, giá cả lại rất hợp lý với tổng chi phí cả mua bán, vận chuyển, chế biến vào khoảng gần 2,5 triệu đồng.
Nói tới sự cẩn thận này, anh Hoàng nhấn mạnh, trước đây tôi và nhóm bạn cũng thường lui tới một quán chuyên chế biến, phục vụ đặc sản lợn Mán trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội. Mặc dù chủ quán ở đây khẳng định chắc như đinh đóng cột: "Lợn được lấy từ Hoà Bình về, chất lượng đảm bảo 100%". Ngay cả khi xuống khu vực chế biến tôi có nhấc phần bì lợn lên nhìn, đúng là chân lông ba lỗ, da dày màu đen. Lớp mỡ rất mỏng, thịt đỏ tươi, săn chắc. Những đặc điểm trên hoàn toàn khớp với đặc điểm nhận dạng thịt lợn Mán. Tuy nhiên, khi nhân viên mang đồ lên ăn khiến tôi vô cùng thất vọng, thịt không thơm đã đành, khi ăn thấy nhão, không săn chắc. "Bản thân tôi có người nhà ở Hoà Bình nên biết chút ít về loại đặc sản này, nếu là người khác, họ không hay biết gì thì chuyện bị lừa lợn thường thành lợn Mán quả là điều rất khó phân biệt", anh Hoàng khẳng định.
Tương tự, anh Nguyễn Bá Thành, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, không dưới 2 - 3 lần tôi mua lợn Mán ở các siêu thị, chợ trung tâm trên địa bàn thành phố với mức giá dao động từ 300 - 350 nghìn đồng/kg nhưng khi về chế biến mới té ngửa vì mình bị "ăn quả lừa".
Đặng Quốc Võ, một tay chuyên buôn bán lợn Mán từ các tỉnh vùng cao về cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội cho biết, số lượng lợn Mán về Hà Nội không nhiều. Để có nguồn hàng cố định, các thương lái phải đặt đầu mối ở các bản làng thu gom, rồi thông báo bằng điện thoại thì mới lên nhập hàng về. Nói điều đó để thấy, số lượng hàng không nhiều thì làm sao ở các chợ lại treo biển bán lợn Mán, lợn Mường nhiều như vậy. Đó còn chưa kể tới, nguồn hàng chủ yếu được các tiểu thương chuyên kinh doanh mặt hàng này nhập lợn thường từ chợ đầu mối Dương Liễu hoặc một vài cơ sở khác rồi sử dụng các chiêu trò biến thành lợn Mán đánh lừa người tiêu dùng.
Thịt bày bán trên thị trường rất khó xác định về chất lượng thực phẩm.
Nguy cơ nhiễm bệnh từ chợ đầu mối?
2h30 ngày 8/11, chúng tôi tìm về chợ Sấu (một trong những chợ đầu mối về lợn thương phẩm lớn nhất nhì Hà Nội) nằm trên địa bàn xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội để tận mắt chứng kiến cảnh pha, chế lợn ở đây. Trái ngược với cảnh tĩnh lặng của chặng đường đi từ trung tâm thành phố về huyện, khi cách chợ khoảng 2-3 ki lô mét bắt đầu xuất hiện những chiếc xe máy cũ nát đằng sau chở vài ba con lợn đã qua giết mổ không được che đậy, những giọt nước bẩn do bụi bặm bám vào, lắng đọng sau quá trình giết mổ chưa kịp khô, đang nhỏ từng giọt xuống mặt đường khiến cho người chứng kiến không khỏi giật mình về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiếp đến, toàn bộ xe máy chợ lợn ngang nhiên ra vào chợ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào từ phía cơ quan kiểm dịch thú y. Chính vì vậy thực phẩm không đảm bảo an toàn, lợn ở vùng bị dịch, bị bệnh gây nguy hại tới sức khoẻ người dân vẫn vô tư ra vào chợ trước khi được phân phối, bày bán đến tay người tiêu dùng.
Qua quan sát, toàn bộ khu chợ có khoảng 60 - 70 bàn bày bán thịt lợn mổ sẵn các loại, nhiều hộ kinh doanh do không có bàn để trưng bày sản phẩm đã để cả thịt thương phẩm xuống đất chỉ cách nền chợ luôn ẩm thấp đúng tấm gỗ hoặc mảnh nilon được lót tạm thời. Kế đó không xa từng dòng nước đen kịt đọng thành vũng nhỏ không lối thoát khiến môi trường nơi đây bị ô nhiễm, làm nơi thu hút của ruồi nhặng bu bám. Không chỉ hệ thống thoát nước mà nguồn nước sạch cung cấp cho những người kinh doanh trong khu vực chợ cũng gặp khó khăn, do không có nước sạch để tẩy, rửa bàn sau mỗi lần buôn bán, nên các hộ cứ để mặt bàn khô rồi dùng dao cạo sạch lớp bẩn, sau đó lau chùi qua loa rồi lại tiếp tục băm chặt lợn bán cho khách. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác các công đoạn được tái diễn, chất lượng sản phẩm có thật sự đảm bảo về mặt vệ sinh thực phẩm?!
Đề cập tới vấn đề này, ông Hoàng Thanh Vân, Giám đốc sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 1.042 chợ có hoạt động kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm (bao gồm cả chợ cóc và chợ tạm) và 417 siêu thị, cửa hàng kinh doanh sản phẩm động vật. Trong quá trình kiểm tra cũng đã phát hiện một số cơ sở sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm vận chuyển từ các nơi về không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch; một số khác vì lợi nhuận trước mắt đã sử dụng sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú ý và về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng vận chuyển sản phẩm động vật bằng xe máy không đóng gói, không đóng thùng xảy ra thường xuyên. Ngoài ra, các điểm, hộ giết mổ thủ công hoạt động nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư; một số chủ giết mổ làm theo mùa vụ nên việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, sở sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, liên kết với các cơ sở để từng bước nâng cao, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quỳnh Chi
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Tù mù đặc sản
Trong khoảng thời gian vài ba năm trở lại đây nhu cầu về món ăn đặc sản lợn Mán, lợn Mường của người dân Hà Nội ngày càng gia tăng. Nắm bắt được thị hiếu này mà hàng loạt các cơ sở, nhà hàng mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu của người dân. Thế nhưng, có dịp thưởng thức món ăn này mới thấy đặc sản cũng có nhiều loại và cũng có rất nhiều mức giá khác nhau.
Xe chở lợn thương phẩm không được đóng gói, đóng thùng theo quy định.
Để chúc mừng phi vụ làm ăn thành công của mình, anh Đỗ Minh Hoàng đã chủ động điện thoại nhờ người quen tìm bắt một con lợn Mán nặng khoảng 16kg ở Hoà Bình về Hà Nội để chiêu đãi bạn bè. Anh Hoàng cho biết, mất công một chút nhưng mình sẽ được thưởng thức món ăn đặc sản đúng nghĩa của nó. Với con lợn còn sống, lành lặn, nhận hàng tại bến xe về thuê người chế biến chắc chắn sẽ không gặp hàng giả, hàng nhái như những khách vãng lai tìm tới ăn tại một số nhà hàng trên địa bàn. Đồng thời, giá cả lại rất hợp lý với tổng chi phí cả mua bán, vận chuyển, chế biến vào khoảng gần 2,5 triệu đồng.
Nói tới sự cẩn thận này, anh Hoàng nhấn mạnh, trước đây tôi và nhóm bạn cũng thường lui tới một quán chuyên chế biến, phục vụ đặc sản lợn Mán trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội. Mặc dù chủ quán ở đây khẳng định chắc như đinh đóng cột: "Lợn được lấy từ Hoà Bình về, chất lượng đảm bảo 100%". Ngay cả khi xuống khu vực chế biến tôi có nhấc phần bì lợn lên nhìn, đúng là chân lông ba lỗ, da dày màu đen. Lớp mỡ rất mỏng, thịt đỏ tươi, săn chắc. Những đặc điểm trên hoàn toàn khớp với đặc điểm nhận dạng thịt lợn Mán. Tuy nhiên, khi nhân viên mang đồ lên ăn khiến tôi vô cùng thất vọng, thịt không thơm đã đành, khi ăn thấy nhão, không săn chắc. "Bản thân tôi có người nhà ở Hoà Bình nên biết chút ít về loại đặc sản này, nếu là người khác, họ không hay biết gì thì chuyện bị lừa lợn thường thành lợn Mán quả là điều rất khó phân biệt", anh Hoàng khẳng định.
Tương tự, anh Nguyễn Bá Thành, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, không dưới 2 - 3 lần tôi mua lợn Mán ở các siêu thị, chợ trung tâm trên địa bàn thành phố với mức giá dao động từ 300 - 350 nghìn đồng/kg nhưng khi về chế biến mới té ngửa vì mình bị "ăn quả lừa".
Đặng Quốc Võ, một tay chuyên buôn bán lợn Mán từ các tỉnh vùng cao về cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội cho biết, số lượng lợn Mán về Hà Nội không nhiều. Để có nguồn hàng cố định, các thương lái phải đặt đầu mối ở các bản làng thu gom, rồi thông báo bằng điện thoại thì mới lên nhập hàng về. Nói điều đó để thấy, số lượng hàng không nhiều thì làm sao ở các chợ lại treo biển bán lợn Mán, lợn Mường nhiều như vậy. Đó còn chưa kể tới, nguồn hàng chủ yếu được các tiểu thương chuyên kinh doanh mặt hàng này nhập lợn thường từ chợ đầu mối Dương Liễu hoặc một vài cơ sở khác rồi sử dụng các chiêu trò biến thành lợn Mán đánh lừa người tiêu dùng.
Thịt bày bán trên thị trường rất khó xác định về chất lượng thực phẩm.
Nguy cơ nhiễm bệnh từ chợ đầu mối?
Muôn kiểu “thịt... lừa”Cũng theo Đặng Quốc Võ, nếu không tinh ý người mua rất dễ bị nhầm, bởi người ta có thể dùng máy bắn lông để tạo thành chân lông 3 lỗ trên bì lợn. Cũng có thể dùng lợn nhỏ, nuôi cám tăng trọng để giống hệt lợn Mán. Trong khi bày bán, không hàng nào để nguyên con mà thường xắt thành miếng nhỏ, người tiêu dùng khó nhận biết. Lợi dụng điều này, một số tiểu thương đã trà trộn cả thịt lợn sề hoặc lợn siêu nạc, chất lượng thấp để bán kiếm lời?! |
Tiếp đến, toàn bộ xe máy chợ lợn ngang nhiên ra vào chợ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào từ phía cơ quan kiểm dịch thú y. Chính vì vậy thực phẩm không đảm bảo an toàn, lợn ở vùng bị dịch, bị bệnh gây nguy hại tới sức khoẻ người dân vẫn vô tư ra vào chợ trước khi được phân phối, bày bán đến tay người tiêu dùng.
Qua quan sát, toàn bộ khu chợ có khoảng 60 - 70 bàn bày bán thịt lợn mổ sẵn các loại, nhiều hộ kinh doanh do không có bàn để trưng bày sản phẩm đã để cả thịt thương phẩm xuống đất chỉ cách nền chợ luôn ẩm thấp đúng tấm gỗ hoặc mảnh nilon được lót tạm thời. Kế đó không xa từng dòng nước đen kịt đọng thành vũng nhỏ không lối thoát khiến môi trường nơi đây bị ô nhiễm, làm nơi thu hút của ruồi nhặng bu bám. Không chỉ hệ thống thoát nước mà nguồn nước sạch cung cấp cho những người kinh doanh trong khu vực chợ cũng gặp khó khăn, do không có nước sạch để tẩy, rửa bàn sau mỗi lần buôn bán, nên các hộ cứ để mặt bàn khô rồi dùng dao cạo sạch lớp bẩn, sau đó lau chùi qua loa rồi lại tiếp tục băm chặt lợn bán cho khách. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác các công đoạn được tái diễn, chất lượng sản phẩm có thật sự đảm bảo về mặt vệ sinh thực phẩm?!
Đề cập tới vấn đề này, ông Hoàng Thanh Vân, Giám đốc sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 1.042 chợ có hoạt động kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm (bao gồm cả chợ cóc và chợ tạm) và 417 siêu thị, cửa hàng kinh doanh sản phẩm động vật. Trong quá trình kiểm tra cũng đã phát hiện một số cơ sở sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm vận chuyển từ các nơi về không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch; một số khác vì lợi nhuận trước mắt đã sử dụng sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú ý và về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng vận chuyển sản phẩm động vật bằng xe máy không đóng gói, không đóng thùng xảy ra thường xuyên. Ngoài ra, các điểm, hộ giết mổ thủ công hoạt động nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư; một số chủ giết mổ làm theo mùa vụ nên việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, sở sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, liên kết với các cơ sở để từng bước nâng cao, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quỳnh Chi
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn