T
T$
Guest
Hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ vẫn có mặt tại Quảng trường Tahrir ở Cairo và bên ngoài tòa nhà của Quốc hội Ai Cập ngày hôm nay khi họ tiếp tục chiến dịch lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak.
Ngoài các cuộc biểu tình đã diễn ra nhiều ngày ở thủ đô, việc phản đối chính phủ cũng biến thành các cuộc đình công trên khắp Ai Cập làm ảnh hưởng đến ngành du lịch, dệt may, đường sắt cũng như chính phủ.
Những người biểu tình đang gây áp lực lên ông Mubarak, người đã nắm quyền trong 30 năm nay, trong khi họ cũng đòi các nhà lập pháp, được bầu vào cuối năm ngoái trong cuộc bầu cử bị tố cáo là có gian lận để có lợi cho đảng cầm quyền, từ chức.
Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman nói rằng chính phủ sẽ không dung chấp các cuộc biểu tình chống chính phủ đã kéo dài nhiều ngày nay tại Quảng trường Tahrir. Oâng cảnh báo các nhà hoạt động chớ nên tìm cách bất tuân dân sự và gọi điều đó là “vô cùng nguy hiểm”.
Những người tổ chức biểu tình nói rằng họ đang lập kế hoạch để chuyển sang tòa nhà của đài truyền hình và phát thanh vào ngày thứ Sáu, khi một cuộc biểu tình rầm rộ khác dự kiến sẽ diễn ra.
Hôm qua, hơn 6.000 người đã biểu tình chống lương thấp và điều kiện tệ hại ở 5 công ty thuộc quyền sở hữu của Thẩm quyền Kênh đào Suez, là một bộ phận chính của nền kinh tế Ai Cập.
2.000 công nhân ngành dệt may đã biểu tình tại Suez, trong khi hàng ngàn người bị thiệt hại vì sự sụp đổ của công nghiệp du lịch tổ chức biểu tình tại Luxor.
Ngoài các cuộc biểu tình đã diễn ra nhiều ngày ở thủ đô, việc phản đối chính phủ cũng biến thành các cuộc đình công trên khắp Ai Cập làm ảnh hưởng đến ngành du lịch, dệt may, đường sắt cũng như chính phủ.
Những người biểu tình đang gây áp lực lên ông Mubarak, người đã nắm quyền trong 30 năm nay, trong khi họ cũng đòi các nhà lập pháp, được bầu vào cuối năm ngoái trong cuộc bầu cử bị tố cáo là có gian lận để có lợi cho đảng cầm quyền, từ chức.
Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman nói rằng chính phủ sẽ không dung chấp các cuộc biểu tình chống chính phủ đã kéo dài nhiều ngày nay tại Quảng trường Tahrir. Oâng cảnh báo các nhà hoạt động chớ nên tìm cách bất tuân dân sự và gọi điều đó là “vô cùng nguy hiểm”.
Những người tổ chức biểu tình nói rằng họ đang lập kế hoạch để chuyển sang tòa nhà của đài truyền hình và phát thanh vào ngày thứ Sáu, khi một cuộc biểu tình rầm rộ khác dự kiến sẽ diễn ra.
Hôm qua, hơn 6.000 người đã biểu tình chống lương thấp và điều kiện tệ hại ở 5 công ty thuộc quyền sở hữu của Thẩm quyền Kênh đào Suez, là một bộ phận chính của nền kinh tế Ai Cập.
2.000 công nhân ngành dệt may đã biểu tình tại Suez, trong khi hàng ngàn người bị thiệt hại vì sự sụp đổ của công nghiệp du lịch tổ chức biểu tình tại Luxor.