Biểu tình tại Libya đã lan tới thủ đô

T

T$

Guest
Người ta tin đây là vụ bạo động nghiêm trọng đầu tiên tại Tripoli kể từ khi tình hình bất ổn bắt đầu. Những băng vieo nghiệp dư và các nhân cnứng tại chỗ đã thuật lại về các vụ nổ súng, cướp bóc bị coi là do lực lượng an ninh gây ra, và nỗi sợ hãi đang bao trùm thủ đô.

Chính phủ Libya đang hạn chế nghiêm ngặt mọi tiết lộ thông tin. Internet bị cắt ở hầu hết mọi nơi và hệ thống điện thoại di động lúc được lúc không khiến cho tin tức khó kiểm chứng được một cách độc lập.

Tại Benghazi, thành phố miền đông Libya nơi mà các vụ biểu tình đã bắt đầu, những người chứng kiến tận mắt cho hay một số những nhân viên an ninh đã bỏ hàng ngũ gia nhập phe chống đối chính phủ. Những khúc phim video nghiệp dư cho thấy hình ảnh những người biểu tình đang nắm giữ những vũ khí dường như là của quân đội, cho thấy hoặc là họ đã được cấp phát hoặc đã chiếm được một phần các kho vũ khí của chính phủ.

Phong trào chống đối được biết cũng đã lan tới nhiều thành phố trên khắp nước.

Một trong những người con của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi đã lên tiếng trước quốc dân sáng thứ Hai. Nhân vật này, Saif al-Islam Gadhafi, cảnh báo về một cuộc nội chiến có thể xảy ra và còn cảnh cáo rằng ông ta sẽ chiến đấu đến người cuối cùng nếu tình hình bất ổn cứ tiếp tục. Người con của nhà lãnh đạo Gadhafi qui lỗi cho những phần tử Hồi giáo cực đoan, các yếu tố nước ngoài, những kẻ tội phạm đã gây nên tình hình bất ổn. Ông ta cũng cảnh báo rằng những vụ biểu tình tiếp tục sẽ gây thiệt hại cho thu nhập dầu hỏa của Libya, nước có trữ lượng dầu lớn nhất Phi châu.

Nhưng ông Saif al-Islam Gadhafi, được coi như một người có ảnh hưởng vừa phải trong số những cố vấn của thân phụ ông, cũng nói đến chuyện có thể thực hiện công cuộc cải tổ, gồm đối thoại và thay đổi hiến pháp.

Một phong trào nổi dậy đã lan tràn khắp Bắc Phi và Trung Đông chống lại những nhà lãnh đạo nhất định khư khư bám víu lấy quyền hành trong thời gian quá lâu. Điều này đã trở nên một bước quen thuộc, với sự tính toán thời gian để đưa ra những nhượng bộ dường như mang tính cách sinh tử đối với khả năng của giới lãnh đạo chống đỡ với những vụ phản đối của quần chúng.

Tại Tunisia và Ai Cập, các lực lượng chống chính phủ đã bác những đề nghị cải tổ, cho rằng những để nghị đó quá ít và quá muộn, rồi tổng thống của họ đã phải từ chức. Tại Bahrain, Yemen và Jordani, người cầm quyền đã tìm cách thỏa mãn một số đòi hỏi của dân nhưng người ta chưa rõ nó sẽ có tác dụng như thế nào.

Ông Moammar Gadhafi đã cai trị Libya từ năm 1969 và việc ông bị coi là có dính líu với các tổ chức khủng bố đã biến Libya trong nhiều năm trở thành một quốc gia bị tẩy chay, cô lập. Trong 8 năm qua ông đã tìm cách sửa chữa hình ảnh của ông trên trường quốc tế, nhưng bộ máy công an to lớn, nặng nề đe dọa dân chúng trong nước vẫn còn y nguyên.

Trong ngày qua, người ta được nghe những tiếng nói mới góp phần vào cuộc nổi dậy. Bộ tộc Warfallah có ảnh hưởng mạnh được biết đã tham gia vào phong trào chống chính phủ. Và đại diện của Libya tại Liên Đoàn Ả Rập, ông Abdel Moneim el Houni, đã từ bỏ chính phủ để gia nhập hàng ngũ những người chống đối.

Xem video về biểu tình ở Libya
 
Back
Top