[h=2]Khi nhìn thấy Lan, bệnh nhân nhào ra, ôm chầm lấy cô một mực gọi cô là "người yêu" khiến cả phòng bệnh vừa buồn cười, vừa thấy thương.[/h]
Chúng tôi có mặt tại viện Sức khỏe Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội vào một chiều trung tuần tháng 11. Tại sân chơi của viện có rất nhiều cô gái trẻ đang chăm sóc bệnh nhân với cử chỉ ân cần và nhẫn nại. Họ là những sinh viên đi làm thêm vào thời gian rảnh rỗi. Từ trước đến nay, chăm sóc bệnh nhân ốm ở các bệnh viện đã khó, việc chăm sóc cho những bệnh nhân có vấn đề về thần kinh lại càng khó gấp bội. Có bạn trẻ đã "bị" bệnh nhân tưởng là người yêu cũ, ôm chặt không cho về...
Dịch vụ của nhà giàu
Bước vào khu nhà riêng biệt dành cho bệnh nhân của viện Sức khỏe Tâm thần, chúng tôi như bước vào một thế giới khác với hình ảnh những bệnh nhân ngồi ủ rũ một góc, có người đang khóc bỗng la hét rồi cười nói khiến cả khu nhà náo loạn. Chị Lê Na - một người đi chăm sóc bệnh nhân tâm thần kể, quê chị ở Bắc Giang, chẳng hiểu sao mấy tháng nay cậu em trai của chị lại "đốc chứng", thường xuyên la hét và đập phá đồ đạc nên gia đình phải đưa vào viện để điều trị. Chăm sóc người bệnh tâm thần cực lắm, không sướng như gia đình kia. Họ có con bị tâm thần, thuê cả sinh viên vào viện để chăm sóc.
Sinh viên Nguyễn Thị Hoa làm thêm ở viện Sức khỏe Tâm thần
Tôi nhìn thấy một cô gái trẻ, dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn đang bón cơm cho một người phụ nữ khoảng 50 tuổi. Theo chị Na, cô gái ấy đang là sinh viên trường đại học Sư phạm Hà Nội, để kiếm tiền trang trải học hành, cô đi chăm sóc bệnh nhân để kiếm thêm thu nhập. Ở viện này có rất nhiều gia đình thuê sinh viên về để chăm sóc cho người nhà của mình những lúc bận rộn, không có thời gian quan tâm đến người thân. Hầu hết những gia đình đó rất khá giả và chủ yếu là những gia đình ở Hà Nội.
Tôi sang giường bên cạnh và làm quen với cô gái ấy. Tên cô là Trần Hà Anh, đang học năm thứ hai trường đại học Sư phạm Hà Nội. Hà Anh kể, trong một lần "lang thang" trên mạng, cô có đọc được thông tin có gia đình muốn thuê người chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần ở Hà Nội vì con cái bận rộn không vào thường xuyên được. Vốn học khoa Sinh học và có anh trai đang làm trong ngành Y nên cô hiểu khá rõ về bệnh tâm thần, cô đã liên lạc với gia đình để tìm việc làm thêm, cũng như có thêm trải nghiệm để chăm sóc người bệnh.
Công việc hàng ngày của Hà Anh là vào viện trò chuyện với nữ bệnh nhân ấy mỗi khi không phải đến trường, đồng thời cho bệnh nhân ăn và trò chuyện với người phụ nữ ấy. Hà Anh cho biết: "Bác Mẫn mà em đang chăm sóc bị trầm cảm, không muốn tiếp xúc với người lạ, và bị mất ngủ thường xuyên con cái đưa bác vào đây để điều trị. Họ thuê em để có người chăm sóc, trò chuyện với bác cho yên tâm. Bác không hò hét, đập phá đồ đạc như người khác nên em chăm sóc khá nhàn, chủ yếu là dỗ cho bác ăn và trò chuỵện cho bác khỏi buồn...".
Viện Sức khỏe Tâm thần - nơi có nhiều sinh viên đến làm thêm
Chăm sóc người bệnh cũng phải học
Nguyễn Thị Hoa - sinh viên trường đại học Thương Mại cho biết, cô đã có "thâm niên" hai năm chăm sóc người bệnh tâm thần ở đây. Ban đầu khi đi nhận công việc, cô đã suy nghĩ rất nhiều vì "sợ". Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những bệnh nhân ấy, cô lại thấy hiểu họ hơn, thông cảm với nỗi đau tinh thần mà họ đang phải gánh chịu.
Hoa tâm sự: "Chăm sóc người bệnh bị tâm thần là một việc rất khó, bởi họ không phải là những người bình thường. Có người đã bị bệnh nhân đánh sưng tím mặt mũi vì không biết cách chăm sóc. Trước hết, người chăm sóc bệnh nhân phải có sự can đảm, biết chấp nhận người bệnh, làm sao để người bệnh cảm thấy họ là một người bình thường. Không tranh luận với người bệnh, nhưng cũng không để người bệnh nhận thấy cách cư xử khác thường đối với họ, mà phải dành cho họ tình cảm, sự yêu thương, quan tâm chăm sóc, đem lại cho họ cảm giác được bảo đảm an toàn hơn, ấm áp dễ hoà nhập hơn với xung quanh thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Nhiều gia đình tìm được những sinh viên tận tâm chăm sóc người thân, bệnh tình thuyên giảm và đã sớm trở về sinh hoạt với gia đình...".
Theo sinh viên Hoa, chăm sóc bệnh nhân cũng phải học cho thành thục, không được chiều bệnh nhân quá, nhưng cũng không nên quá nghiêm khắc với họ. Hoa và một người bạn cùng lớp sau khi nhận lời chăm sóc bệnh nhân tâm thần thì đã tìm các loại sách viết về tâm thần để học và có cách đối xử sao cho hợp lý với bệnh nhân. Theo cô, tâm thần phân liệt là một bệnh lý do những biến đổi sinh học rất phức tạp của não và chịu tác động rất mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi. Khi hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của bệnh tâm thần, mọi người sẽ có sự nhìn nhận theo chiều hướng tích cực đó là: Thái độ tôn trọng, tình cảm ấm áp, không bỏ mặc, hắt hủi hành hạ người bệnh.
Ngoài những vất vả thường gặp khi chăm sóc bệnh nhân tâm thần như phải đến bệnh viện đúng giờ để cho bệnh nhân uống thuốc, chăm sóc họ cho họ có bữa ăn, giấc ngủ ngon thì những sinh viên khi tiếp xúc với người bệnh tâm thần cũng gặp nhiều tình huống dở khóc, dở cười như nửa đêm người nhà bệnh nhân điện thoại, yêu cầu vào bệnh viện để trò chuyện với bệnh nhân vì người bệnh ấy không ngủ, muốn gặp bằng được cô sinh viên đã chăm sóc.
Lê Lan - sinh viên trường trung cấp Y Hà Nội cho biết, năm ngoái khi vào chăm sóc một bệnh nhận nam, con trai duy nhất một gia đình nhà khá giả ở Hà Nội, anh này bị người yêu "đá" nên bị sốc, dẫn đến rối loạn hành vi, thường xuyên đập phá đồ đạc. Gia đình phải đưa gấp vào đây.
Khi nhìn thấy Lan, bệnh nhân nhào ra, ôm chầm lấy cô một mực gọi cô là "người yêu" khiến cả phòng bệnh vừa buồn cười, vừa thấy thương. Những ngày sau đó, chỉ khi nào có Lan ở viện, người thanh niên đó mới chịu uống thuốc và ăn cơm... Tình huống bi hài đó cũng là kỷ niệm khó quên của những sinh viên đi chăm sóc người bệnh đặc biệt.
Lạc Thành
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Chúng tôi có mặt tại viện Sức khỏe Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội vào một chiều trung tuần tháng 11. Tại sân chơi của viện có rất nhiều cô gái trẻ đang chăm sóc bệnh nhân với cử chỉ ân cần và nhẫn nại. Họ là những sinh viên đi làm thêm vào thời gian rảnh rỗi. Từ trước đến nay, chăm sóc bệnh nhân ốm ở các bệnh viện đã khó, việc chăm sóc cho những bệnh nhân có vấn đề về thần kinh lại càng khó gấp bội. Có bạn trẻ đã "bị" bệnh nhân tưởng là người yêu cũ, ôm chặt không cho về...
Dịch vụ của nhà giàu
Bước vào khu nhà riêng biệt dành cho bệnh nhân của viện Sức khỏe Tâm thần, chúng tôi như bước vào một thế giới khác với hình ảnh những bệnh nhân ngồi ủ rũ một góc, có người đang khóc bỗng la hét rồi cười nói khiến cả khu nhà náo loạn. Chị Lê Na - một người đi chăm sóc bệnh nhân tâm thần kể, quê chị ở Bắc Giang, chẳng hiểu sao mấy tháng nay cậu em trai của chị lại "đốc chứng", thường xuyên la hét và đập phá đồ đạc nên gia đình phải đưa vào viện để điều trị. Chăm sóc người bệnh tâm thần cực lắm, không sướng như gia đình kia. Họ có con bị tâm thần, thuê cả sinh viên vào viện để chăm sóc.
Sinh viên Nguyễn Thị Hoa làm thêm ở viện Sức khỏe Tâm thần
Tôi nhìn thấy một cô gái trẻ, dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn đang bón cơm cho một người phụ nữ khoảng 50 tuổi. Theo chị Na, cô gái ấy đang là sinh viên trường đại học Sư phạm Hà Nội, để kiếm tiền trang trải học hành, cô đi chăm sóc bệnh nhân để kiếm thêm thu nhập. Ở viện này có rất nhiều gia đình thuê sinh viên về để chăm sóc cho người nhà của mình những lúc bận rộn, không có thời gian quan tâm đến người thân. Hầu hết những gia đình đó rất khá giả và chủ yếu là những gia đình ở Hà Nội.
Tôi sang giường bên cạnh và làm quen với cô gái ấy. Tên cô là Trần Hà Anh, đang học năm thứ hai trường đại học Sư phạm Hà Nội. Hà Anh kể, trong một lần "lang thang" trên mạng, cô có đọc được thông tin có gia đình muốn thuê người chăm sóc bệnh nhân bị tâm thần ở Hà Nội vì con cái bận rộn không vào thường xuyên được. Vốn học khoa Sinh học và có anh trai đang làm trong ngành Y nên cô hiểu khá rõ về bệnh tâm thần, cô đã liên lạc với gia đình để tìm việc làm thêm, cũng như có thêm trải nghiệm để chăm sóc người bệnh.
Công việc hàng ngày của Hà Anh là vào viện trò chuyện với nữ bệnh nhân ấy mỗi khi không phải đến trường, đồng thời cho bệnh nhân ăn và trò chuyện với người phụ nữ ấy. Hà Anh cho biết: "Bác Mẫn mà em đang chăm sóc bị trầm cảm, không muốn tiếp xúc với người lạ, và bị mất ngủ thường xuyên con cái đưa bác vào đây để điều trị. Họ thuê em để có người chăm sóc, trò chuyện với bác cho yên tâm. Bác không hò hét, đập phá đồ đạc như người khác nên em chăm sóc khá nhàn, chủ yếu là dỗ cho bác ăn và trò chuỵện cho bác khỏi buồn...".
Viện Sức khỏe Tâm thần - nơi có nhiều sinh viên đến làm thêm
Chăm sóc người bệnh cũng phải học
Nguyễn Thị Hoa - sinh viên trường đại học Thương Mại cho biết, cô đã có "thâm niên" hai năm chăm sóc người bệnh tâm thần ở đây. Ban đầu khi đi nhận công việc, cô đã suy nghĩ rất nhiều vì "sợ". Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những bệnh nhân ấy, cô lại thấy hiểu họ hơn, thông cảm với nỗi đau tinh thần mà họ đang phải gánh chịu.
Hoa tâm sự: "Chăm sóc người bệnh bị tâm thần là một việc rất khó, bởi họ không phải là những người bình thường. Có người đã bị bệnh nhân đánh sưng tím mặt mũi vì không biết cách chăm sóc. Trước hết, người chăm sóc bệnh nhân phải có sự can đảm, biết chấp nhận người bệnh, làm sao để người bệnh cảm thấy họ là một người bình thường. Không tranh luận với người bệnh, nhưng cũng không để người bệnh nhận thấy cách cư xử khác thường đối với họ, mà phải dành cho họ tình cảm, sự yêu thương, quan tâm chăm sóc, đem lại cho họ cảm giác được bảo đảm an toàn hơn, ấm áp dễ hoà nhập hơn với xung quanh thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Nhiều gia đình tìm được những sinh viên tận tâm chăm sóc người thân, bệnh tình thuyên giảm và đã sớm trở về sinh hoạt với gia đình...".
Theo sinh viên Hoa, chăm sóc bệnh nhân cũng phải học cho thành thục, không được chiều bệnh nhân quá, nhưng cũng không nên quá nghiêm khắc với họ. Hoa và một người bạn cùng lớp sau khi nhận lời chăm sóc bệnh nhân tâm thần thì đã tìm các loại sách viết về tâm thần để học và có cách đối xử sao cho hợp lý với bệnh nhân. Theo cô, tâm thần phân liệt là một bệnh lý do những biến đổi sinh học rất phức tạp của não và chịu tác động rất mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi. Khi hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của bệnh tâm thần, mọi người sẽ có sự nhìn nhận theo chiều hướng tích cực đó là: Thái độ tôn trọng, tình cảm ấm áp, không bỏ mặc, hắt hủi hành hạ người bệnh.
Ngoài những vất vả thường gặp khi chăm sóc bệnh nhân tâm thần như phải đến bệnh viện đúng giờ để cho bệnh nhân uống thuốc, chăm sóc họ cho họ có bữa ăn, giấc ngủ ngon thì những sinh viên khi tiếp xúc với người bệnh tâm thần cũng gặp nhiều tình huống dở khóc, dở cười như nửa đêm người nhà bệnh nhân điện thoại, yêu cầu vào bệnh viện để trò chuyện với bệnh nhân vì người bệnh ấy không ngủ, muốn gặp bằng được cô sinh viên đã chăm sóc.
Lê Lan - sinh viên trường trung cấp Y Hà Nội cho biết, năm ngoái khi vào chăm sóc một bệnh nhận nam, con trai duy nhất một gia đình nhà khá giả ở Hà Nội, anh này bị người yêu "đá" nên bị sốc, dẫn đến rối loạn hành vi, thường xuyên đập phá đồ đạc. Gia đình phải đưa gấp vào đây.
Khi nhìn thấy Lan, bệnh nhân nhào ra, ôm chầm lấy cô một mực gọi cô là "người yêu" khiến cả phòng bệnh vừa buồn cười, vừa thấy thương. Những ngày sau đó, chỉ khi nào có Lan ở viện, người thanh niên đó mới chịu uống thuốc và ăn cơm... Tình huống bi hài đó cũng là kỷ niệm khó quên của những sinh viên đi chăm sóc người bệnh đặc biệt.
Giá tiền công 200.000 - 300.000 đồng/ngàyỞ viện Tâm thần này, cũng khá nhiều người thuê sinh viên đến chăm sóc bệnh nhân. Có hai hình thức thuê, đó là thuê theo giờ và thuê theo ngày. Đây là giải pháp tối ưu cho nhiều gia đình bận rộn mà không có thời gian chăm sóc người thân bị bệnh. Nếu người bệnh có bất kỳ biến chứng, biểu hiện gì khác thường, những sinh viên ấy lập tức điện thoại báo người nhà và các bác sĩ trong bệnh viện nên nhiều gia đình rất tin tưởng vào dịch vụ này. Hà Anh cho biết, giá của việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần này là từ 200.000 - 300.000 đồng/ ngày. |
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn