Việc sử dụng kỹ xảo đang ngày càng nhiều trong điện ảnh, nhưng chính điều đó đã làm cho tính nghệ thuật bị giảm sút đi ít nhiều. Những bộ phim lạm dụng kỹ xảo như Chúa tể của những chiếc nhẫn, Harry Potter hay Người nhện… cũng không để lại nhiều tâm tư cảm xúc cho khán giả. Cũng sử dụng khá nhiều kỹ xảo nhưng bộ phim Big fish (Cá lớn) của đạo điễn Tim Burton lại đưa trí tưởng tượng của khán giả với một sự thú vị đến kinh ngạc. Một tình cha con thật cảm động và đáng kính phục.
Những câu chuyện cha hay mẹ kể cho con nghe, ru con vào giấc ngủ với những nhân vật của trí tưởng tượng bay bổng, những cuộc phiêu lưu kỳ thú. Đó chính là những kỉ niệm thời thơ ấu đẹp nhất của mỗi người. Chính những câu chuyện huyền diệu đó đã góp phần tạo nên nhân cách người con lúc trưởng thành…
Bộ phim Big fish (Cá lớn) của đạo diễn Tim Burton đi sâu vào một tình cảm cha con cụ thể nhưng tiêu biểu cho hàng triệu tình cảm cha con khác. Người cha Edward Bloom được nhiều người yêu mến với những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của cuộc đời mình. Từ thị trấn nhỏ Alabama, chàng trai trẻ Edward thích ngao du đã bước chân vào thế giới sôi động và rộng lớn của thành phố… Trong những câu chuyện của người cha luôn có những nhân vật phi thường: người khổng lồ, phù thủy, người sói, những chiến công kỳ ảo…
Những câu chuyện của ông đã ru người con trai William của mình vào những giấc ngủ êm đềm. Nhưng khi lớn lên, William lại muốn được hiểu cha mình, được biết những chi tiết về cuộc đời thực của ông nhưng Edward tránh né. Đến một ngày, khi người cha hấp hối, William cùng người vợ trẻ của mình trở về bên ngôi nhà của cha mẹ để hòa giải với cha. Nhưng trong lúc này, William đã khám phá ra rằng những câu chuyện của cha anh được dựa trên chính thực tế mà cha anh đã trải qua. Edward chỉ đẩy những câu chuyện của mình thêm phần thú vị và hấp dẫn.
Đạo diễn: Tim Burton
Kịch bản: John August
Diễn viên: Ewan McGregor, Albert Finney, Jessica Lange, Danny DeVito, Helena Bonham Carter, Billy Crudup…Thể loại: Drama – Độ dài: 115’
Các giải thưởng
Giải thưởng của Viện Hàn Lâm nghệ thuật Hoa Kỳ năm 2003
Đạo diễn xuất sắc nhất: Tim Burton
Kịch bản xuất sắc nhất: John August
Diễn viên nam chính xuất sắc nhất: Ewan McGregor
Ngày công chiếu: 10/12/2003 tại Los Angeles, New York và Toronto
Xuyên suốt cả bộ phim Big fish là một sức hút khán giả đến mãnh liệt, đưa người xem đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ai cũng thấy một phần tâm hồn của mình trong đó. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng, nhưng Big fish đã xóa đi ranh giới của trí tưởng tượng, đưa người xem đến một cảm xúc dạt dào, cảm động về một nhân cách sống. Sự xem lẫn giữa hiện thực, quá khứ và chi tiết của câu chuyện về cuộc đời của Edward làm người xem càng lúc càng cảm thấy thú vị. Sự kết dính giữa các chi tiết không tạo cho người xem cảm giác nhàn chán. Các tuyến nhân vật đan xen nhau nhưng rất mạch lạc. Những cảnh của “thế giới thực tế” rất giản dị mà bất cứ đạo diễn nào cũng có thể quay được nhưng lại đánh thức những tình cảm sâu kín nhất trong lòng mỗi con người. Những bố cục chặt chẽ với kỹ xảo uyển chuyển, những mâu thuẫn và cao trào của sự việc được đẩy tới đỉnh điểm một cách hoàn toàn tự nhiên.
“Phù thủy” Tim Burton đã khéo léo vận dụng những “phép thuật” kì ảo của trí tưởng tượng và tâm lí con người một cách thuyết phục. Tính tò mò của con người được thỏa mãn và dư âm của sự xúc động còn đọng lại trong tâm trí khán giả. Cả cuộc đời người cha Edward là một chuỗi những sự phiêu lưu mà ai cũng ít nhất từng một lần mơ ước. Sự hoang đường của những câu chuyện khiến khán giả sống trong những giây phút hồi hộp như trẻ nhỏ. Các tình tiết xen lẫn vào nhau khiến sự thích thú và khát khao được khám phá thế giới bí ẩn càng lúc càng mãnh liệt.
Ngay từ mở đầu bộ phim, hình ảnh một con cá rất lớn biết nói đã tặng Edward chiếc nhẫn, đổi lại anh thả nó theo dòng nước ra biển lớn! Khán giả có thể càng ngạc nhiên với các tình tiết trong phim: khi Edward gặp bà phù thủy có một con mắt bằng thủy tinh sống trong ngôi nhà mầu trắng, khi anh thuyết phục người khổng lồ không hại đàn gia súc và những chiến công phi thường, tất cả như một câu chuyện cổ tích đầy chất thần thoại. Nhưng mâu thuẫn đã xảy ra khi anh con trai William không tin lời cha mình và muốn cha kể sự thật cho anh nghe, còn Edward lại muốn giữ bí mật cho riêng mình.
Sự bất đồng ý kiến đã đẩy hai cha con ngày càng xa nhau hơn. Sự bế tắc được giải tỏa chính là khi Edward bước vào giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư. William càng yêu cha bao nhiêu lại càng muốn cha kể sự thật cho mình bấy nhiêu. Những câu chuyện về ngôi làng của những người đi chân đất, ông chủ rạp xiếc luôn biến thành sói mỗi khi trăng tròn, cặp sinh đôi dính chung thân mình người châu Á và đặc biệt là tình yêu chân thành nhất của Edward dành cho người vợ thân yêu Sandra… cứ lần lượt tái hiện trong tâm trí William khi anh trở về ngôi nhà thân yêu của mình. Và khán giả được sống trong không khí nửa thực nửa mơ đến kì ảo mà không ai muốn phá vỡ cái không khí đó. Sự trân trọng của người xem càng lúc càng nhiều khi William khám phá ra rằng có những câu chuyện của cha anh xuất phát từ chính thực tế cuộc đời ông. Tất cả cảm xúc đã trào dâng và vỡ òa đến thổn thức khi chính William kể về câu chuyện cho cha anh nghe trong những giây phút cuối cuộc đời ông. Edward có được tất cả và mọi nhân vật trong truyện kể của ông tề tựu bên ông trong những câu chuyện của William. Ông có thể yên tâm hóa thân thành một chú cá lớn bơi theo dòng nước ra đại dương.
Đến khi kết thúc bộ phim, khán giả lại cất lên tiếng cười trong trẻo khi trong đám tang của Edward xuất hiện những con người từng xuất hiện trong lời kể của Edward: anh chàng người khổng lồ vốn dĩ là một người đàn ông có chiều cao quá khổ hơn một chút, ông chủ rạp xiếc vốn dĩ là một người có tính khí bất thường, những người đi chân đất là do họ bị bệnh bẩm sinh nên không thể đi giày, và cặp sinh đôi dính chung thân mình vốn chỉ là hai chị em rất giống nhau và luôn đi với nhau mà thôi. Bộ phim góp phần là sống dậy những giấc mơ thầm tất cả đều là thực tế, qua lời kể và trí tưởng tượng của Edward, tất cả trở thành những nhân vật đặc biệt và phi thường. Để rồi chính William nhận ra một điều rằng cuộc sống phải có trí tưởng tượng bay bổng. Chính những câu chuyện của cha anh đã xây dựng nhân cách sống cho anh với tình thương vô bờ bến.
Tim Burton đặc biệt thành công khi xâu chuỗi những sự kiện rời rạc thành một câu chuyện hoàn chỉnh và hấp dẫn. Sự mê hoặc của bộ phim làm khán giả nhìn lại chính bản thân mình rõ hơn. Một câu thoại mang chủ đề của bộ phim: “Bạn chỉ là một con cá lớn trong con suối nhỏ, và bạn phải bơi ra biển để thấy thế giới này thật bao la” đã đưa khán giả đến một khát vọng vươn lên tự hoàn thiện mình và không quên những khát khao của mình. Mọi điều có thể thực hiện được nếu con người ta có ước mơ. Diễn xuất của Ewan McGregor, Albert Finney, Jessica Lange, Danny DeVito, Helena Bonham Carter, Billy Crudup… nhuần nhuyễn đến tự nhiên. Cốt truyện vốn chỉ là truyện trong gia đình nhỏ, nhưng Tim Burton đã khéo léo nâng lên thành một gia đình tiêu biểu cho các gia đình ở Mỹ nói riêng và nhiều nơi trên thế giới nói chung. Dàn diễn viên chuyên nghiệp đã phối hợp ăn ý với nhau trong từng cảnh quay tạo ra sự chân thực đến lạ kỳ cho một bộ phim đầy chất hoang đường. “Dù kịch bản ban đầu của John August khá phức tạp nhưng tôi và các cộng sự đã cố gắng tạo ra sự dung dị hết mức có thể bởi tôi muốn tất cả những người xem bộ phim này đều hiểu và thấy mình là một phần trong câu chuyện” – Tim Burton đã phát biểu như vậy với báo chí.
Toàn bộ kỹ xảo được thực hiện tại hãng Columbia Pictures trong ròng rã hơn 4 tháng trời. Nhưng chính sự nhiệt tình của Tim Burton và sự hấp dẫn trong kịch bản của John August đã động viên toàn bộ diễn viên nhập vai như chính con người họ đang sống đúng như vậy. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là bộ phim thương mại mang tính nghệ thuật cao và lao động nghiêm túc. Tuy không nổi đình, nổi đám với những pha hành động, những kỹ xảo hoành tráng hay những cảnh gợi cảm như các phim khác, bộ phim Big fish đã để lại những tình cảm chân thành, những giọt nước mắt của niềm xúc động lớn lao trong lòng người xem. Có những hạt sạn là không tránh nổi như một vài cảnh bạo lực hay khỏa thân trong phim, nhưng Big fish có tính giáo dục khá cao và sự hấp dẫn rất lớn đối với khán giả. Không cầu kì với những ý tưởng cao siêu, không phô trương sự hào nhoáng, không ly kỳ gay cấn, Tim Burton đã đưa khán giả đến một bữa tiệc ấm áp và chân tình của những tâm hồn dung dị mà gần gũi, đáng yêu.
Những câu chuyện cha hay mẹ kể cho con nghe, ru con vào giấc ngủ với những nhân vật của trí tưởng tượng bay bổng, những cuộc phiêu lưu kỳ thú. Đó chính là những kỉ niệm thời thơ ấu đẹp nhất của mỗi người. Chính những câu chuyện huyền diệu đó đã góp phần tạo nên nhân cách người con lúc trưởng thành…
Bộ phim Big fish (Cá lớn) của đạo diễn Tim Burton đi sâu vào một tình cảm cha con cụ thể nhưng tiêu biểu cho hàng triệu tình cảm cha con khác. Người cha Edward Bloom được nhiều người yêu mến với những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của cuộc đời mình. Từ thị trấn nhỏ Alabama, chàng trai trẻ Edward thích ngao du đã bước chân vào thế giới sôi động và rộng lớn của thành phố… Trong những câu chuyện của người cha luôn có những nhân vật phi thường: người khổng lồ, phù thủy, người sói, những chiến công kỳ ảo…
Những câu chuyện của ông đã ru người con trai William của mình vào những giấc ngủ êm đềm. Nhưng khi lớn lên, William lại muốn được hiểu cha mình, được biết những chi tiết về cuộc đời thực của ông nhưng Edward tránh né. Đến một ngày, khi người cha hấp hối, William cùng người vợ trẻ của mình trở về bên ngôi nhà của cha mẹ để hòa giải với cha. Nhưng trong lúc này, William đã khám phá ra rằng những câu chuyện của cha anh được dựa trên chính thực tế mà cha anh đã trải qua. Edward chỉ đẩy những câu chuyện của mình thêm phần thú vị và hấp dẫn.
Đạo diễn: Tim Burton
Kịch bản: John August
Diễn viên: Ewan McGregor, Albert Finney, Jessica Lange, Danny DeVito, Helena Bonham Carter, Billy Crudup…Thể loại: Drama – Độ dài: 115’
Các giải thưởng
Giải thưởng của Viện Hàn Lâm nghệ thuật Hoa Kỳ năm 2003
Đạo diễn xuất sắc nhất: Tim Burton
Kịch bản xuất sắc nhất: John August
Diễn viên nam chính xuất sắc nhất: Ewan McGregor
Ngày công chiếu: 10/12/2003 tại Los Angeles, New York và Toronto
Xuyên suốt cả bộ phim Big fish là một sức hút khán giả đến mãnh liệt, đưa người xem đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ai cũng thấy một phần tâm hồn của mình trong đó. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng, nhưng Big fish đã xóa đi ranh giới của trí tưởng tượng, đưa người xem đến một cảm xúc dạt dào, cảm động về một nhân cách sống. Sự xem lẫn giữa hiện thực, quá khứ và chi tiết của câu chuyện về cuộc đời của Edward làm người xem càng lúc càng cảm thấy thú vị. Sự kết dính giữa các chi tiết không tạo cho người xem cảm giác nhàn chán. Các tuyến nhân vật đan xen nhau nhưng rất mạch lạc. Những cảnh của “thế giới thực tế” rất giản dị mà bất cứ đạo diễn nào cũng có thể quay được nhưng lại đánh thức những tình cảm sâu kín nhất trong lòng mỗi con người. Những bố cục chặt chẽ với kỹ xảo uyển chuyển, những mâu thuẫn và cao trào của sự việc được đẩy tới đỉnh điểm một cách hoàn toàn tự nhiên.
“Phù thủy” Tim Burton đã khéo léo vận dụng những “phép thuật” kì ảo của trí tưởng tượng và tâm lí con người một cách thuyết phục. Tính tò mò của con người được thỏa mãn và dư âm của sự xúc động còn đọng lại trong tâm trí khán giả. Cả cuộc đời người cha Edward là một chuỗi những sự phiêu lưu mà ai cũng ít nhất từng một lần mơ ước. Sự hoang đường của những câu chuyện khiến khán giả sống trong những giây phút hồi hộp như trẻ nhỏ. Các tình tiết xen lẫn vào nhau khiến sự thích thú và khát khao được khám phá thế giới bí ẩn càng lúc càng mãnh liệt.
Ngay từ mở đầu bộ phim, hình ảnh một con cá rất lớn biết nói đã tặng Edward chiếc nhẫn, đổi lại anh thả nó theo dòng nước ra biển lớn! Khán giả có thể càng ngạc nhiên với các tình tiết trong phim: khi Edward gặp bà phù thủy có một con mắt bằng thủy tinh sống trong ngôi nhà mầu trắng, khi anh thuyết phục người khổng lồ không hại đàn gia súc và những chiến công phi thường, tất cả như một câu chuyện cổ tích đầy chất thần thoại. Nhưng mâu thuẫn đã xảy ra khi anh con trai William không tin lời cha mình và muốn cha kể sự thật cho anh nghe, còn Edward lại muốn giữ bí mật cho riêng mình.
Sự bất đồng ý kiến đã đẩy hai cha con ngày càng xa nhau hơn. Sự bế tắc được giải tỏa chính là khi Edward bước vào giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư. William càng yêu cha bao nhiêu lại càng muốn cha kể sự thật cho mình bấy nhiêu. Những câu chuyện về ngôi làng của những người đi chân đất, ông chủ rạp xiếc luôn biến thành sói mỗi khi trăng tròn, cặp sinh đôi dính chung thân mình người châu Á và đặc biệt là tình yêu chân thành nhất của Edward dành cho người vợ thân yêu Sandra… cứ lần lượt tái hiện trong tâm trí William khi anh trở về ngôi nhà thân yêu của mình. Và khán giả được sống trong không khí nửa thực nửa mơ đến kì ảo mà không ai muốn phá vỡ cái không khí đó. Sự trân trọng của người xem càng lúc càng nhiều khi William khám phá ra rằng có những câu chuyện của cha anh xuất phát từ chính thực tế cuộc đời ông. Tất cả cảm xúc đã trào dâng và vỡ òa đến thổn thức khi chính William kể về câu chuyện cho cha anh nghe trong những giây phút cuối cuộc đời ông. Edward có được tất cả và mọi nhân vật trong truyện kể của ông tề tựu bên ông trong những câu chuyện của William. Ông có thể yên tâm hóa thân thành một chú cá lớn bơi theo dòng nước ra đại dương.
Đến khi kết thúc bộ phim, khán giả lại cất lên tiếng cười trong trẻo khi trong đám tang của Edward xuất hiện những con người từng xuất hiện trong lời kể của Edward: anh chàng người khổng lồ vốn dĩ là một người đàn ông có chiều cao quá khổ hơn một chút, ông chủ rạp xiếc vốn dĩ là một người có tính khí bất thường, những người đi chân đất là do họ bị bệnh bẩm sinh nên không thể đi giày, và cặp sinh đôi dính chung thân mình vốn chỉ là hai chị em rất giống nhau và luôn đi với nhau mà thôi. Bộ phim góp phần là sống dậy những giấc mơ thầm tất cả đều là thực tế, qua lời kể và trí tưởng tượng của Edward, tất cả trở thành những nhân vật đặc biệt và phi thường. Để rồi chính William nhận ra một điều rằng cuộc sống phải có trí tưởng tượng bay bổng. Chính những câu chuyện của cha anh đã xây dựng nhân cách sống cho anh với tình thương vô bờ bến.
Đạo diễn Tim Burton
Toàn bộ kỹ xảo được thực hiện tại hãng Columbia Pictures trong ròng rã hơn 4 tháng trời. Nhưng chính sự nhiệt tình của Tim Burton và sự hấp dẫn trong kịch bản của John August đã động viên toàn bộ diễn viên nhập vai như chính con người họ đang sống đúng như vậy. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là bộ phim thương mại mang tính nghệ thuật cao và lao động nghiêm túc. Tuy không nổi đình, nổi đám với những pha hành động, những kỹ xảo hoành tráng hay những cảnh gợi cảm như các phim khác, bộ phim Big fish đã để lại những tình cảm chân thành, những giọt nước mắt của niềm xúc động lớn lao trong lòng người xem. Có những hạt sạn là không tránh nổi như một vài cảnh bạo lực hay khỏa thân trong phim, nhưng Big fish có tính giáo dục khá cao và sự hấp dẫn rất lớn đối với khán giả. Không cầu kì với những ý tưởng cao siêu, không phô trương sự hào nhoáng, không ly kỳ gay cấn, Tim Burton đã đưa khán giả đến một bữa tiệc ấm áp và chân tình của những tâm hồn dung dị mà gần gũi, đáng yêu.
MAI TRUNG