T
T$
Guest
[h=1]Burundi: Đằng sau âm mưu đảo chính[/h]
Tướng Niyombare (giữa) tới đài phát thanh để ra tuyên bố về cuộc đảo chính quân sự Một viên tướng trong quân đội Burundi nói Tổng thống Pierre Nkurunzia đã "bị lật đổ".
Đây là diễn biến mới sau nhiều tuần biểu tình, chủ yếu diễn ra tại thủ đô Bujumbura.
Hiện chưa rõ kết quả cuộc đảo chính quân sự là thế nào, trong lúc tổng thống, người được tin tức nói là đang kẹt tại Tanzania, nói rằng nó đã thất bại.
[h=2]Tại sao có đảo chính quân sự?[/h]Tình hình bất ổn bắt đầu từ tháng Tư, khi tuyên bố đưa ra theo đó nói Tổng thống Pierre Nkurunziza sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ ba.
Những người biểu tình đã xuống đường phản đối. Họ nói nhà cựu lãnh đạo phiến quân, người vốn đã nắm quyền gần 10 năm nay, không được quyền làm vậy.
Họ không hài lòng về việc tòa hiến pháp ra phán quyết rằng do ông Nkurunziza được Quốc hội bổ nhiệm năm 2005 chứ không phải do bầu cử, cho nên ông có quyền ứng cử lần nữa.
Một số tướng lĩnh quân đội nói điều này vi phạm nghiêm trọng hiệp ước hòa bình vốn chấm dứt 12 năm nội chiến tàn bạo, và nói họ giải trừ các nhiệm vụ của tổng thống.
[h=2]Ai lãnh đạo?[/h]Hiện vẫn chưa rõ. Tuyên bố về đảo chính quân sự do Tướng Godefroid Niyombare đưa ra. Ông này từng là đồng minh một thời của tổng thống. Ông đã bị cách chức khỏi vị trí phụ trách ngành tình báo hồi tháng Hai sau khi khuyên tổng thống không nên ra tranh cử nhiệm kỳ ba.
Tướng Niyombare tuyên bố trên đài phát thanh rằng một ủy ban trong đó có năm tướng lĩnh đang nắm quyền điều khiển, và hàng triệu người đã xuống phố tại thủ đô để ăn mừng.
Tuy nhiên, văn phòng tổng thống ra tuyên bố nói âm mưu chiếm quyền của phe quân đội đã bị dập tắt.
[h=2]Vì sao quân đội bất trung với tổng thống?[/h]Thỏa thuận hòa bình 2000 quy định quân đội trong tương lai luôn phải chia đều 50-50 giữa người Tutsi thiểu số, những người vốn đông đảo trong quân đội, với người Hutu đa số, mà chủ yếu là các cựu phiến quân.
Và do vậy, không giống cảnh sát, lực lượng vốn đã trấn áp các cuộc biểu tình phản đối nhiệm kỳ ba của tổng thống, quân đội được coi là lực lượng trung dung.
Tuy nhiên, trong nội bộ quân đội cũng có những phe nhóm khác nhau, với các cựu phiến quân Hutu được cho là trung thành với đảng cầm quyền, còn các quân nhấn gốc gác Tutsi được cho là trung thành với phe đối lập.
Điều gây ngạc nhiên về tuyên bố đảo chính là do Tướng Niyombare đưa ra, người từng là đồng chí của tổng thống. Hiện chưa rõ liệu ông này có thực sự lấy được lòng trung thành của toàn bộ binh lính hay không.
[h=2]Điều gì sẽ xảy ra?[/h]Hiện chưa rõ.
Tổng thống Nkurunziza, người được ủng hộ rộng rãi ở các vùng nông thôn, đã đi ra nước ngoài để dự cuộc họp khu vực tại Tanzania khi cuộc đảo chính diễn ra.
Ông bị chặn, không cho trở về sau khi binh lính ủng hộ cuộc đảo chính chiếm giữ sân bay.
Các phe phái kình chống nhau trong quân đội đã có các cuộc thảo luận nhằm tránh xảy ra đụng độ.
Trong mấy tuần qua, ít nhất 40 ngàn người đã bỏ chạy sang các quốc gia láng giềng do sợ tình trạng bạo lực sẽ quay trở lại như thời nội chiến, khi mà khoảng 300 ngàn người, hầu hết là dân thường, bị giết chết.
Theo BBC Vietnamese
- 14 tháng 5 2015
Đây là diễn biến mới sau nhiều tuần biểu tình, chủ yếu diễn ra tại thủ đô Bujumbura.
Hiện chưa rõ kết quả cuộc đảo chính quân sự là thế nào, trong lúc tổng thống, người được tin tức nói là đang kẹt tại Tanzania, nói rằng nó đã thất bại.
[h=2]Tại sao có đảo chính quân sự?[/h]Tình hình bất ổn bắt đầu từ tháng Tư, khi tuyên bố đưa ra theo đó nói Tổng thống Pierre Nkurunziza sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ ba.
Những người biểu tình đã xuống đường phản đối. Họ nói nhà cựu lãnh đạo phiến quân, người vốn đã nắm quyền gần 10 năm nay, không được quyền làm vậy.
Họ không hài lòng về việc tòa hiến pháp ra phán quyết rằng do ông Nkurunziza được Quốc hội bổ nhiệm năm 2005 chứ không phải do bầu cử, cho nên ông có quyền ứng cử lần nữa.
Một số tướng lĩnh quân đội nói điều này vi phạm nghiêm trọng hiệp ước hòa bình vốn chấm dứt 12 năm nội chiến tàn bạo, và nói họ giải trừ các nhiệm vụ của tổng thống.
[h=2]Ai lãnh đạo?[/h]Hiện vẫn chưa rõ. Tuyên bố về đảo chính quân sự do Tướng Godefroid Niyombare đưa ra. Ông này từng là đồng minh một thời của tổng thống. Ông đã bị cách chức khỏi vị trí phụ trách ngành tình báo hồi tháng Hai sau khi khuyên tổng thống không nên ra tranh cử nhiệm kỳ ba.
Tướng Niyombare tuyên bố trên đài phát thanh rằng một ủy ban trong đó có năm tướng lĩnh đang nắm quyền điều khiển, và hàng triệu người đã xuống phố tại thủ đô để ăn mừng.
Tuy nhiên, văn phòng tổng thống ra tuyên bố nói âm mưu chiếm quyền của phe quân đội đã bị dập tắt.
[h=2]Vì sao quân đội bất trung với tổng thống?[/h]Thỏa thuận hòa bình 2000 quy định quân đội trong tương lai luôn phải chia đều 50-50 giữa người Tutsi thiểu số, những người vốn đông đảo trong quân đội, với người Hutu đa số, mà chủ yếu là các cựu phiến quân.
Và do vậy, không giống cảnh sát, lực lượng vốn đã trấn áp các cuộc biểu tình phản đối nhiệm kỳ ba của tổng thống, quân đội được coi là lực lượng trung dung.
Tuy nhiên, trong nội bộ quân đội cũng có những phe nhóm khác nhau, với các cựu phiến quân Hutu được cho là trung thành với đảng cầm quyền, còn các quân nhấn gốc gác Tutsi được cho là trung thành với phe đối lập.
Điều gây ngạc nhiên về tuyên bố đảo chính là do Tướng Niyombare đưa ra, người từng là đồng chí của tổng thống. Hiện chưa rõ liệu ông này có thực sự lấy được lòng trung thành của toàn bộ binh lính hay không.
[h=2]Điều gì sẽ xảy ra?[/h]Hiện chưa rõ.
Tổng thống Nkurunziza, người được ủng hộ rộng rãi ở các vùng nông thôn, đã đi ra nước ngoài để dự cuộc họp khu vực tại Tanzania khi cuộc đảo chính diễn ra.
Ông bị chặn, không cho trở về sau khi binh lính ủng hộ cuộc đảo chính chiếm giữ sân bay.
Các phe phái kình chống nhau trong quân đội đã có các cuộc thảo luận nhằm tránh xảy ra đụng độ.
Trong mấy tuần qua, ít nhất 40 ngàn người đã bỏ chạy sang các quốc gia láng giềng do sợ tình trạng bạo lực sẽ quay trở lại như thời nội chiến, khi mà khoảng 300 ngàn người, hầu hết là dân thường, bị giết chết.
Theo BBC Vietnamese