Tục ăn thuốc kỳ lạ
Tục ăn thuốc bột đã trở thành một nét văn hóa từ lâu đời của người dân tộc Xơđăng, Cadong ở vùng núi cao tỉnh Quảng Nam. Thuốc bột được người Xơđăng gọi là Cá Crâu, còn có nghĩa là ăn thuốc. Theo những già làng nơi đây, thì cây thuốc bột này có từ lâu đời và họ cũng không biết loại thuốc này mọc lên tại mảnh đất của buôn làng hay là du nhập từ nơi khác về. Họ chỉ biết, từ đời cha ông họ có trồng và lưu giữ loại cây thuốc độc đáo này đến bây giờ. Tục ăn thuốc qua hàng trăm năm trở thành một nét văn hóa rất riêng của người Xơđăng, Cadong. Cũng như người Kinh ăn trầu, cây thuốc là biểu tượng cho sự kết nối và hòa nhập cộng đồng của dân làng nơi đây. Hiện nay, cây thuốc được trồng nhiều ở vùng đồi núi cao và được hầu hết người Xơ đăng và Cadong ở huyện Nam Trà My sử dụng thay cho thuốc lá điếu.
Ông Đinh Văn Dung (71 tuổi, ở xã Trà Vân) là người Xơđăng, đang loay hoay với những hạt lúa rẫy vừa được gánh từ trên núi về. Thấy chúng tôi đến, ông vội vã mời khách vào căn nhà gỗ đơn sơ của mình, bắt chuyện được một lúc, chúng tôi vờ mời ông Dung một điếu thuốc lá con ngựa để xem phản ứng của ông như thế nào. Quả nhiên, đúng như dự liệu, ông gạt bỏ điếu thuốc và bảo: "Trên này, chúng tôi không hút loại thuốc điếu này". Rồi ông lấy trong túi áo ra một bọc thuốc bột nhỏ: "Ở đây, mình chỉ dùng thứ này thôi, nhìn vậy chứ cảm giác còn "phê" hơn cả loại các cậu đang hút đấy!". Nói rồi, ông cho vào miệng một thứ bột màu xanh và cùng trò chuyện.
Ông Dung cho biết: "Cá Crâu cũng giống như cây thuốc lá, thân nhỏ như ngón tay, lá thuốc to như bàn tay, khi ăn lần đầu hoặc ăn quá nhiều sẽ say như say rượu". Được biết, cây thuốc bột này được người dân trồng hai vụ/năm trên vùng đất màu mỡ nhiều đất đen ở núi rừng. Nhiều người còn trồng cả hàng trăm m2 để gia đình dùng và đem bán. Sau khoảng ba tháng, cây lớn lên và ra hoa, người dân cắt bó thành từng bó nhỏ bằng cổ tay bán với giá 20 ngàn đồng để mọi người đem về làm thuốc ăn. Công đoạn làm thuốc bột cực kỳ đơn giản, nhưng cốt yếu phải pha đúng độ với vỏ ốc đá. Khi lá thuốc và hoa đã già, người dân hái về đem treo trên giàn bếp, khi những chiếc lá đã khô giòn họ đem xuống bỏ vào cối giã nhuyễn thành bột. Tiếp đó, họ lấy vỏ những con ốc đá được bắt ở sông suối gần làng, đem nghiền nhỏ hơn bột vôi, sau đó họ trộn hỗn hợp hai thứ bột trên lại và cho vào bọc cất kỹ để không ẩm ướt.
Người phụ nữ Xơđăng đang ăn thuốc một cách ngon lành
Bởi là tục ăn thuốc nên lúc nào trên người đồng bào Xơđăng, Cadong đều mang bên mình lọ thuốc bột này, họ xem như một báu vật giúp giải mệt mỏi, lúc buồn rầu hay có tiệc vui họ đều ăn thuốc. Họ mời nhau khi làm rẫy, lúc ngồi nghỉ giải lao họ cùng đem thuốc ra nhâm nhi, chuyện trò. Cũng theo Ông Dung, trong các lễ hội của dân làng nơi đây khi nào cũng phải có loại thuốc bột này trên bàn cúng, cũng giống như thiên tửu của người Cadong. Sau khi cúng xong mỗi người đều lấy một ít để cùng ăn uống, tề tựu. Những người ăn thuốc chỉ ngậm ở khe giữa môi dưới và răng chứ không hề nút vào bụng, khi ăn vào bột sẽ thấm đều vào đầu lưỡi và khoang miệng gây vị cay và se lại tạo cảm giác lâng lâng. Sau khoảng 5 phút, khi thuốc đã hết vị thì họ lại phun ra. Trong làng không hề cấm ai ăn thuốc, nên từ trẻ con, phụ nữ hay người già, hễ ai thích thì đều được ăn loại Cá Crâu này.
Những người đàn bà ăn thuốc
Trên vùng núi xa xôi này, người ta có thể bắt gặp hình ảnh những người đàn bà ăn thuốc như cơm bữa là chuyện thường tình. Những người phụ nữ ở đây tỏ ra không kém cạnh khi cũng biết tận hưởng vị thuốc đầy cảm giác này. Tại thôn 1, xã Trà Vân, chúng tôi gặp chị Hồ Thị Lam (29 tuổi) nhưng đã có kinh nghiệm ăn thuốc hơn 10 năm. Chị Lam cho biết: "Tôi bắt đầu ăn thuốc từ năm 17 tuổi, khi đó thấy mẹ ăn nên tôi cũng bắt chước, về sau trở thành một thói quen không bỏ được, khi mới bắt đầu ăn tôi cảm thấy vị cay xè và bị say nhào nên phải chạy liền vào giường ngủ, về sau tôi cảm thấy nó càng ngon hơn".
Mỗi ngày, chị Lam thường ăn thuốc khoảng 10 lần sau những bữa cơm và khi đi làm rẫy. Nhìn cách chị ăn thuốc mới đẹp và gọn lẹ làm sao, mỗi lần ăn chị cho khoảng nửa muỗng cà phê thuốc ra bàn tay, sau khi đưa gần sát vào miệng, chị hít một hơi là tất cả thuốc đều nằm đúng khe giữa răng và môi dưới, không một hạt dính trên môi.
Vừa ngậm vừa trò chuyện, chị bảo: "Mình ăn thứ này quen rồi, nếu các chú ăn thử một miếng chắc phải nằm liệt sau một tiếng đồng hồ mới dậy nổi".
Trên dãy núi Ngọc Linh (xã Trà Linh), nơi nổi tiếng với loại sâm đặc sản và là vùng núi hiểm trở cách xa trung tâm hành chính huyện Nam Trà My nhất, số phụ nữ ăn thuốc ở đây còn nhiều hơn cả nam giới. Những người ăn thuốc nơi đây nhìn sơ qua cũng đã biết do môi dưới họ thâm hơn những người khác. Khi vào Nóc Tăk Lan chúng tôi liền bắt gặp lác đác những người phụ nữ đang phun ra loại thuốc bột màu xanh này. Thống kê cho thấy Nóc Tăk Lan có khoảng 32 phụ nữ thì hơn nửa trong số đó đều ăn loại thuốc bột này.
Bà Đinh Thị Ngo năm nay đã hơn 60 tuổi nhưng bà vẫn còn ngậm loại bột này như một vị thuốc trời cho. Bà Ngo cho biết: "Ở đây đàn bà ăn nhiều lắm, nhà tôi cũng trồng hơn một sào cây thuốc trên rẫy nên khi nào trong nhà cũng có sẵn thuốc, người này hết thì chia sẻ với người kia. Mỗi khi đến ngày giỗ chồng, bao giờ cũng có một đĩa thuốc bột". Do có thâm niên ăn thuốc hàng chục năm nên mỗi ngày bà Ngo ăn đến mười mấy lần nước bột, sau khi ngậm thuốc phun ra đầy sân trước. Tối đến khi gần lên giường ngủ bà đều đặn phải ăn lần cuối trong ngày. Bà bộc bạch: "Quen rồi, ăn vào mới dễ ngủ, nếu lỡ quên ăn thì phải ngồi dậy ăn cho được, nếu không sẽ trằn trọc không ngủ được".
Do loại thuốc này giống như thuốc để trị bệnh nên nếu không nói ra thì sẽ không bao giờ ai biết được nó có tác dụng giống như thuốc lá. Do đó, đi bất cứ đâu, đồng bào Xơđăng, Cadong đều dùng được. Khi những người dân ở trên này xuống thành phố, có những chỗ cấm hút thuốc, hoặc nơi công cộng, nơi trẻ em vui đùa, họ vẫn có thể thoải mái dùng thuốc để giải quyết cơn nghiện của mình. Bà con nơi đây còn kể mãi câu chuyện vị chủ tịch xã người Xơđăng đi cùng cơ quan xuống Hà Nội để dự hội nghị các dân tộc thiểu số. Khi vị chủ tịch này đi đến bảo tàng Hồ Chí Minh, đang trong cơn nghiện thuốc nhưng ở đây lại để bảng cấm hút thuốc. Do quá thèm thuốc nên vị chủ tịch xã này lấy hộp thuốc bột ra ăn, anh bảo vệ ở đây cứ ngỡ là anh uống thuốc, và không ngờ được rằng vị này lại đang giải quyết được cơn thèm thuốc của mình.
SƠN PHÚ
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Tục ăn thuốc bột đã trở thành một nét văn hóa từ lâu đời của người dân tộc Xơđăng, Cadong ở vùng núi cao tỉnh Quảng Nam. Thuốc bột được người Xơđăng gọi là Cá Crâu, còn có nghĩa là ăn thuốc. Theo những già làng nơi đây, thì cây thuốc bột này có từ lâu đời và họ cũng không biết loại thuốc này mọc lên tại mảnh đất của buôn làng hay là du nhập từ nơi khác về. Họ chỉ biết, từ đời cha ông họ có trồng và lưu giữ loại cây thuốc độc đáo này đến bây giờ. Tục ăn thuốc qua hàng trăm năm trở thành một nét văn hóa rất riêng của người Xơđăng, Cadong. Cũng như người Kinh ăn trầu, cây thuốc là biểu tượng cho sự kết nối và hòa nhập cộng đồng của dân làng nơi đây. Hiện nay, cây thuốc được trồng nhiều ở vùng đồi núi cao và được hầu hết người Xơ đăng và Cadong ở huyện Nam Trà My sử dụng thay cho thuốc lá điếu.
Ông Đinh Văn Dung (71 tuổi, ở xã Trà Vân) là người Xơđăng, đang loay hoay với những hạt lúa rẫy vừa được gánh từ trên núi về. Thấy chúng tôi đến, ông vội vã mời khách vào căn nhà gỗ đơn sơ của mình, bắt chuyện được một lúc, chúng tôi vờ mời ông Dung một điếu thuốc lá con ngựa để xem phản ứng của ông như thế nào. Quả nhiên, đúng như dự liệu, ông gạt bỏ điếu thuốc và bảo: "Trên này, chúng tôi không hút loại thuốc điếu này". Rồi ông lấy trong túi áo ra một bọc thuốc bột nhỏ: "Ở đây, mình chỉ dùng thứ này thôi, nhìn vậy chứ cảm giác còn "phê" hơn cả loại các cậu đang hút đấy!". Nói rồi, ông cho vào miệng một thứ bột màu xanh và cùng trò chuyện.
Ông Dung cho biết: "Cá Crâu cũng giống như cây thuốc lá, thân nhỏ như ngón tay, lá thuốc to như bàn tay, khi ăn lần đầu hoặc ăn quá nhiều sẽ say như say rượu". Được biết, cây thuốc bột này được người dân trồng hai vụ/năm trên vùng đất màu mỡ nhiều đất đen ở núi rừng. Nhiều người còn trồng cả hàng trăm m2 để gia đình dùng và đem bán. Sau khoảng ba tháng, cây lớn lên và ra hoa, người dân cắt bó thành từng bó nhỏ bằng cổ tay bán với giá 20 ngàn đồng để mọi người đem về làm thuốc ăn. Công đoạn làm thuốc bột cực kỳ đơn giản, nhưng cốt yếu phải pha đúng độ với vỏ ốc đá. Khi lá thuốc và hoa đã già, người dân hái về đem treo trên giàn bếp, khi những chiếc lá đã khô giòn họ đem xuống bỏ vào cối giã nhuyễn thành bột. Tiếp đó, họ lấy vỏ những con ốc đá được bắt ở sông suối gần làng, đem nghiền nhỏ hơn bột vôi, sau đó họ trộn hỗn hợp hai thứ bột trên lại và cho vào bọc cất kỹ để không ẩm ướt.
Người phụ nữ Xơđăng đang ăn thuốc một cách ngon lành
Bởi là tục ăn thuốc nên lúc nào trên người đồng bào Xơđăng, Cadong đều mang bên mình lọ thuốc bột này, họ xem như một báu vật giúp giải mệt mỏi, lúc buồn rầu hay có tiệc vui họ đều ăn thuốc. Họ mời nhau khi làm rẫy, lúc ngồi nghỉ giải lao họ cùng đem thuốc ra nhâm nhi, chuyện trò. Cũng theo Ông Dung, trong các lễ hội của dân làng nơi đây khi nào cũng phải có loại thuốc bột này trên bàn cúng, cũng giống như thiên tửu của người Cadong. Sau khi cúng xong mỗi người đều lấy một ít để cùng ăn uống, tề tựu. Những người ăn thuốc chỉ ngậm ở khe giữa môi dưới và răng chứ không hề nút vào bụng, khi ăn vào bột sẽ thấm đều vào đầu lưỡi và khoang miệng gây vị cay và se lại tạo cảm giác lâng lâng. Sau khoảng 5 phút, khi thuốc đã hết vị thì họ lại phun ra. Trong làng không hề cấm ai ăn thuốc, nên từ trẻ con, phụ nữ hay người già, hễ ai thích thì đều được ăn loại Cá Crâu này.
Những người đàn bà ăn thuốc
Trên vùng núi xa xôi này, người ta có thể bắt gặp hình ảnh những người đàn bà ăn thuốc như cơm bữa là chuyện thường tình. Những người phụ nữ ở đây tỏ ra không kém cạnh khi cũng biết tận hưởng vị thuốc đầy cảm giác này. Tại thôn 1, xã Trà Vân, chúng tôi gặp chị Hồ Thị Lam (29 tuổi) nhưng đã có kinh nghiệm ăn thuốc hơn 10 năm. Chị Lam cho biết: "Tôi bắt đầu ăn thuốc từ năm 17 tuổi, khi đó thấy mẹ ăn nên tôi cũng bắt chước, về sau trở thành một thói quen không bỏ được, khi mới bắt đầu ăn tôi cảm thấy vị cay xè và bị say nhào nên phải chạy liền vào giường ngủ, về sau tôi cảm thấy nó càng ngon hơn".
Mỗi ngày, chị Lam thường ăn thuốc khoảng 10 lần sau những bữa cơm và khi đi làm rẫy. Nhìn cách chị ăn thuốc mới đẹp và gọn lẹ làm sao, mỗi lần ăn chị cho khoảng nửa muỗng cà phê thuốc ra bàn tay, sau khi đưa gần sát vào miệng, chị hít một hơi là tất cả thuốc đều nằm đúng khe giữa răng và môi dưới, không một hạt dính trên môi.
Vừa ngậm vừa trò chuyện, chị bảo: "Mình ăn thứ này quen rồi, nếu các chú ăn thử một miếng chắc phải nằm liệt sau một tiếng đồng hồ mới dậy nổi".
Trên dãy núi Ngọc Linh (xã Trà Linh), nơi nổi tiếng với loại sâm đặc sản và là vùng núi hiểm trở cách xa trung tâm hành chính huyện Nam Trà My nhất, số phụ nữ ăn thuốc ở đây còn nhiều hơn cả nam giới. Những người ăn thuốc nơi đây nhìn sơ qua cũng đã biết do môi dưới họ thâm hơn những người khác. Khi vào Nóc Tăk Lan chúng tôi liền bắt gặp lác đác những người phụ nữ đang phun ra loại thuốc bột màu xanh này. Thống kê cho thấy Nóc Tăk Lan có khoảng 32 phụ nữ thì hơn nửa trong số đó đều ăn loại thuốc bột này.
Bà Đinh Thị Ngo năm nay đã hơn 60 tuổi nhưng bà vẫn còn ngậm loại bột này như một vị thuốc trời cho. Bà Ngo cho biết: "Ở đây đàn bà ăn nhiều lắm, nhà tôi cũng trồng hơn một sào cây thuốc trên rẫy nên khi nào trong nhà cũng có sẵn thuốc, người này hết thì chia sẻ với người kia. Mỗi khi đến ngày giỗ chồng, bao giờ cũng có một đĩa thuốc bột". Do có thâm niên ăn thuốc hàng chục năm nên mỗi ngày bà Ngo ăn đến mười mấy lần nước bột, sau khi ngậm thuốc phun ra đầy sân trước. Tối đến khi gần lên giường ngủ bà đều đặn phải ăn lần cuối trong ngày. Bà bộc bạch: "Quen rồi, ăn vào mới dễ ngủ, nếu lỡ quên ăn thì phải ngồi dậy ăn cho được, nếu không sẽ trằn trọc không ngủ được".
Do loại thuốc này giống như thuốc để trị bệnh nên nếu không nói ra thì sẽ không bao giờ ai biết được nó có tác dụng giống như thuốc lá. Do đó, đi bất cứ đâu, đồng bào Xơđăng, Cadong đều dùng được. Khi những người dân ở trên này xuống thành phố, có những chỗ cấm hút thuốc, hoặc nơi công cộng, nơi trẻ em vui đùa, họ vẫn có thể thoải mái dùng thuốc để giải quyết cơn nghiện của mình. Bà con nơi đây còn kể mãi câu chuyện vị chủ tịch xã người Xơđăng đi cùng cơ quan xuống Hà Nội để dự hội nghị các dân tộc thiểu số. Khi vị chủ tịch này đi đến bảo tàng Hồ Chí Minh, đang trong cơn nghiện thuốc nhưng ở đây lại để bảng cấm hút thuốc. Do quá thèm thuốc nên vị chủ tịch xã này lấy hộp thuốc bột ra ăn, anh bảo vệ ở đây cứ ngỡ là anh uống thuốc, và không ngờ được rằng vị này lại đang giải quyết được cơn thèm thuốc của mình.
Ăn thuốc cả đời vẫn khỏe mạnh? Ông Vũ Đình Lý (Phó chủ tịch UBND xã Trà Tập) cho biết: "Tục ăn thuốc bột là điều kỳ lạ của dân làng nơi đây. Hầu như tất cả mọi người đều ăn một cách ngon lành. Tuy họ không khuyến khích con cháu ăn loại thuốc này vì sợ kích thích thần kinh về lâu dài nhưng thực tế thì những người ăn loại thuốc này vẫn khỏe mạnh, có nhiều người đã 80 tuổi nhưng vẫn cường tráng, lên rừng phát rẫy. Ăn thuốc hằng ngày nhưng họ không có biểu hiện ho hay bệnh phổi". |
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn