T
T$
Guest
Hiện không rõ nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi điều động bao nhiêu lính đánh thuê để chống lại các người biểu tình.
Tuy nhiên theo những nhà phân tích về châu Phi như ông Na'eem Jeenah, giám đốc điều hành của Trung tâm Châu Phi-Trung Đông tại Johannesburg thì con số này tương đối thấp. Ông nói:
“Thật khó mà nói chắc chắn là có bao nhiêu lính đánh thuê đang hoạt động tại Libya và tầm hoạt động rộng lớn như thế nào. Tuy nhiên tôi nghĩ, nói một cách an toàn thì con số này chí ít cũng là vài trăm người.”
Ông Jeenah và những nhà phân tích khác nói với Đài VOA là ông Gadhafi từ lâu đã dùng lính đánh thuê từ Chad, Nigeria, Niger và có lẽ ngay cả Cộng hòa Trung phi trong những cuộc tranh chấp khác ngoài Libya.
Ông Jeenah nói một số lính đánh thuê được chở bằng máy bay đến Tripoli trong những ngày đầu tiên của cuộc nổi dậy. Ông nói đã có mối liên hệ được thiếp lập trước đây giữa ông Gadhafi và những cá nhân này nên đã giúp có được một phản ứng nhanh chóng như vậy. Ông nhận định:
“Trong một ý nghĩa nào đó, đã có mối quan hệ tồn tại từ trước. Do đó nên những người này có thể được triệu tập trong một thời gian ngắn và chở đến nước này..”
Tuy nhiên những chuyên viên khác tỏ vẻ nghi ngờ hơn.
Ông Issaka Souare, một nhà nghiên cứu thâm niên tại Viện Nghiên Cứu An ninh nói một phản ứng nhanh chóng như thế của ông Gadhafi nêu lên nhiều nghi vấn. Ông nói:
“Lý do tôi nghi ngờ luận điểm này là chúng ta bắt đầu nghe những lời phàn nàn này chỉ vào ngày thứ ba của cuộc nổi loạn và tôi có thể tưởng tượng là phải mất một thời gian trước khi bạn đi và nhờ đến những lính đánh thuê trừ phi bạn tiên đoán được rằng quân đội của chính bạn không trung thành với bạn.”
Ông Souare nói là có thể có lối giải thích khác về những diễn biến trong đó người ta nghĩ là những người ở tiểu vùng Sahara châu Phi có liên hệ đến những cuộc tấn công vào những người biểu tình. Ông Souare nói tiếp:
“Do đó tôi không loại trừ khả năng là qua di dân, một số người ở tiểu vùng Sahara đã hội nhập vào xã hội Libya, có quốc tịch Libya, gia nhập quân đội nước này hay ở vào một thời điểm nào đó, ông Gadhafi đã thành lập dân quân gồm chính yếu những người này và khi những người này được điều động, những người biểu tình thấy họ và kết luận đây là những lính đánh thuê.”
Ông Suoare nói với Đài VOA là trong số 6.5 triệu người tại Libya, một triệu là người nước ngoài và nhiều người thuộc tiểu vùng Sahara châu Phi.
Hầu hết những người này có mặt hợp pháp tại Libya, làm đủ thứ ngành nghề. Những người khác cư ngụ bất hợp pháp là những người tị nạn chính trị hay chỉ quá cảnh, hy vọng sẽ đi đến các nước châu Âu.
Giám đốc Trung tâm Châu Phi-Trung Đông Jeenah nói với Đài VOA là nếu những người châu Phi được ông Gadhafi tuyển mộ tại quốc gia nguyên quán, chính phủ tại những nước này có thể làm ngơ. Ông Leenah nói:
“Một số các chính phủ châu Phi nhận được nhiều loại tài trợ khác nhau từ ông Gadhafi do đó bỏ qua những chuyện này. Đối với họ không phải là một mối đe dọa to lớn, không phải là một cái gì gượng gạo.”
Thêm vào việc những người tiểu vùng Sahara châu Phi muốn chiến đấu cho ông Gadhafi, nhiều chuyên gia nói những tin tức từ Libya cho thấy nhiều người không muốn, nhưng bị ép buộc cầm súng chống lại người dân Libya.
Tuy nhiên theo những nhà phân tích về châu Phi như ông Na'eem Jeenah, giám đốc điều hành của Trung tâm Châu Phi-Trung Đông tại Johannesburg thì con số này tương đối thấp. Ông nói:
“Thật khó mà nói chắc chắn là có bao nhiêu lính đánh thuê đang hoạt động tại Libya và tầm hoạt động rộng lớn như thế nào. Tuy nhiên tôi nghĩ, nói một cách an toàn thì con số này chí ít cũng là vài trăm người.”
Ông Jeenah và những nhà phân tích khác nói với Đài VOA là ông Gadhafi từ lâu đã dùng lính đánh thuê từ Chad, Nigeria, Niger và có lẽ ngay cả Cộng hòa Trung phi trong những cuộc tranh chấp khác ngoài Libya.
Ông Jeenah nói một số lính đánh thuê được chở bằng máy bay đến Tripoli trong những ngày đầu tiên của cuộc nổi dậy. Ông nói đã có mối liên hệ được thiếp lập trước đây giữa ông Gadhafi và những cá nhân này nên đã giúp có được một phản ứng nhanh chóng như vậy. Ông nhận định:
“Trong một ý nghĩa nào đó, đã có mối quan hệ tồn tại từ trước. Do đó nên những người này có thể được triệu tập trong một thời gian ngắn và chở đến nước này..”
Tuy nhiên những chuyên viên khác tỏ vẻ nghi ngờ hơn.
Ông Issaka Souare, một nhà nghiên cứu thâm niên tại Viện Nghiên Cứu An ninh nói một phản ứng nhanh chóng như thế của ông Gadhafi nêu lên nhiều nghi vấn. Ông nói:
“Lý do tôi nghi ngờ luận điểm này là chúng ta bắt đầu nghe những lời phàn nàn này chỉ vào ngày thứ ba của cuộc nổi loạn và tôi có thể tưởng tượng là phải mất một thời gian trước khi bạn đi và nhờ đến những lính đánh thuê trừ phi bạn tiên đoán được rằng quân đội của chính bạn không trung thành với bạn.”
Ông Souare nói là có thể có lối giải thích khác về những diễn biến trong đó người ta nghĩ là những người ở tiểu vùng Sahara châu Phi có liên hệ đến những cuộc tấn công vào những người biểu tình. Ông Souare nói tiếp:
“Do đó tôi không loại trừ khả năng là qua di dân, một số người ở tiểu vùng Sahara đã hội nhập vào xã hội Libya, có quốc tịch Libya, gia nhập quân đội nước này hay ở vào một thời điểm nào đó, ông Gadhafi đã thành lập dân quân gồm chính yếu những người này và khi những người này được điều động, những người biểu tình thấy họ và kết luận đây là những lính đánh thuê.”
Ông Suoare nói với Đài VOA là trong số 6.5 triệu người tại Libya, một triệu là người nước ngoài và nhiều người thuộc tiểu vùng Sahara châu Phi.
Hầu hết những người này có mặt hợp pháp tại Libya, làm đủ thứ ngành nghề. Những người khác cư ngụ bất hợp pháp là những người tị nạn chính trị hay chỉ quá cảnh, hy vọng sẽ đi đến các nước châu Âu.
Giám đốc Trung tâm Châu Phi-Trung Đông Jeenah nói với Đài VOA là nếu những người châu Phi được ông Gadhafi tuyển mộ tại quốc gia nguyên quán, chính phủ tại những nước này có thể làm ngơ. Ông Leenah nói:
“Một số các chính phủ châu Phi nhận được nhiều loại tài trợ khác nhau từ ông Gadhafi do đó bỏ qua những chuyện này. Đối với họ không phải là một mối đe dọa to lớn, không phải là một cái gì gượng gạo.”
Thêm vào việc những người tiểu vùng Sahara châu Phi muốn chiến đấu cho ông Gadhafi, nhiều chuyên gia nói những tin tức từ Libya cho thấy nhiều người không muốn, nhưng bị ép buộc cầm súng chống lại người dân Libya.