Đầu năm 2010, LĐBĐ châu Âu (UEFA) từng đưa ra bản đánh giá tổng thể thực trạng tài chính của nền bóng đá lục địa già. Thật sốc khi hầu hết những đội bóng lớn lại rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. "Căng" nhất có lẽ là tại giải Ngoại hạng Anh.
MU đang là con nợ "chúa chổm"
Nhiều năm qua, giải Ngoại hạng Anh luôn được đánh giá hấp dẫn vào loại bậc nhất châu Âu. Cũng từ đó, các đội bóng đã thu về được rất nhiều những khoản lợi nhuận từ bán quần áo đấu, hợp đồng tài trợ đến bản quyền truyền hình… Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính của UEFA, tình trạng nợ nần với nhiều CLB, đặc biệt là những “ông lớn” lại ngày càng leo thang và tăng với tốc độ chóng mặt. Có rất nhiều nguyên nhân đã được đưa ra. Đáng chú ý nhất là giá chuyển nhượng, mức lương cầu thủ đã tăng "phi mã". Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong cạnh tranh của môn thể thao Vua, các đội bóng càng lớn lại càng phải đầu tư mạnh tay hơn cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng như sân bãi, nơi tập luyện, thi đấu cho cầu thủ…
Hồi tháng 4, chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), Sepp Blatter đã lên tiếng chỉ trích những đội bóng hàng đầu của giải Ngoại hạng Anh vì phải dựa vào những khoản nợ khổng lồ để tồn tại. Quả thật, sự bức xúc ấy của người đàn ông quyền lực nhất bóng đá thế giới là không sai nếu như nhìn vào tình cảnh tài chính lúc này ở đó. Tiêu biểu nhất là trường hợp của Manchester United. Dù giành tới 11 chức vô địch giải Ngoại hạng Anh trong vòng 17 năm, trong đó có 3 mùa giải liên tiếp (2006-2009) nhưng tình hình tài chính của MU lại không tuyệt vời như những gì mà các cầu thủ của họ trình diễn trên sân cỏ.
Tình trạng nợ nần của MU đang khiến các CĐV đòi nhà Glazer thoái vị
Còn nhớ vào năm 2005, tỷ phú người Mỹ, Malcolm Glazer đã mua lại MU bằng… con đường vay nợ. Và cho tới nay, tiền lãi của những khoản vay này đã khiến bảng cân đối tài chính của MU còn “đỏ” hơn cả màu áo truyền thống của đội bóng này. Hàng năm, đội chủ sân Old Trafford luôn được xếp hạng vào top đầu của những CLB giàu có nhất. Thế nhưng số tiền ấy lại “bay” cũng quá nhanh. Thậm chí, hồi tháng 1, họ còn phải phát hành trái phiếu trị giá 747 triệu đô la, dự định bán cả sân Old Trafford để có tiền trả nợ… Nếu như so với 5 năm trước, doanh thu hiện tại của “Quỷ đỏ” cao hơn khá nhiều (khoảng 400 triệu đô) mỗi năm. Tuy nhiên, do số tiền lãi mà phải trả là quá cao cộng thêm việc tăng cường lực lượng nên họ quá khó để dứt điểm hoặc giảm đáng kể những món nợ kia.
Cùng cảnh ngộ với MU là Liverpool. Hai tỷ phú Mỹ, George Gillett và Tom Hicks, những ông chủ của The Kop đồng thời sở hữu hàng loạt đội bóng chày và khúc côn cầu khác, đã mạnh tay vay nợ ngay ở thời kỳ bùng nổ tín dụng để mua Liverpool với giá 260 triệu USD. Từ đó đến nay, tiền lãi cộng tiền gốc đã khiến Liverpool gánh khoản nợ lên tới hơn 400 triệu USD. Các chủ nợ của đội bóng này yêu cầu phải thanh toán khoảng gần 200 triệu USD trước khi mùa giải mới khởi tranh. Trước tình hình đó, đại diện của “Quỷ đỏ” vùng Merseyside phải chạy đôn đáo đàm phán với một số nhà đầu tư tiềm năng để được rót vốn. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu biến chuyển.
Chelsea cũng bắt đầu có dấu hiệu bất ổn về tài chính
Ngoài hai “ông lớn” trên, một loạt đội bóng khác của Anh cũng đang ngập sâu trong rắc rối tài chính. Cuối tháng 2 vừa qua, Portsmouth từng phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi mất khả năng thanh toán 18 triệu đô la tiền thuế. Trước đó năm 2008, Portsmouth đã chi tới 82 triệu đô, tương đương 3/4 doanh thu của đội, để trả lương cầu thủ. Theo giới phân tích, với mô hình kinh doanh như vậy, các câu lạc bộ khác, đặc biệt là các đội cuối bảng, có thể sẽ phải đối mặt với số phận tương tự trong một hai năm tới. Trong khi đó, hai đội bóng vốn được coi là vững mạnh về tài chính như Chelsea và Man City cũng đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Mùa bóng vừa qua, Chelsea thua lỗ 44,4 triệu bảng, còn Man City là 92. Thế nhưng do các ông chủ đã bỏ tiền ra để thanh toán số nợ hơn 300 triệu bảng nên họ đã xóa được núi nợ khổng lồ.
QT
(theo 24h)

MU đang là con nợ "chúa chổm"
Nhiều năm qua, giải Ngoại hạng Anh luôn được đánh giá hấp dẫn vào loại bậc nhất châu Âu. Cũng từ đó, các đội bóng đã thu về được rất nhiều những khoản lợi nhuận từ bán quần áo đấu, hợp đồng tài trợ đến bản quyền truyền hình… Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính của UEFA, tình trạng nợ nần với nhiều CLB, đặc biệt là những “ông lớn” lại ngày càng leo thang và tăng với tốc độ chóng mặt. Có rất nhiều nguyên nhân đã được đưa ra. Đáng chú ý nhất là giá chuyển nhượng, mức lương cầu thủ đã tăng "phi mã". Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong cạnh tranh của môn thể thao Vua, các đội bóng càng lớn lại càng phải đầu tư mạnh tay hơn cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng như sân bãi, nơi tập luyện, thi đấu cho cầu thủ…
Hồi tháng 4, chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), Sepp Blatter đã lên tiếng chỉ trích những đội bóng hàng đầu của giải Ngoại hạng Anh vì phải dựa vào những khoản nợ khổng lồ để tồn tại. Quả thật, sự bức xúc ấy của người đàn ông quyền lực nhất bóng đá thế giới là không sai nếu như nhìn vào tình cảnh tài chính lúc này ở đó. Tiêu biểu nhất là trường hợp của Manchester United. Dù giành tới 11 chức vô địch giải Ngoại hạng Anh trong vòng 17 năm, trong đó có 3 mùa giải liên tiếp (2006-2009) nhưng tình hình tài chính của MU lại không tuyệt vời như những gì mà các cầu thủ của họ trình diễn trên sân cỏ.

Tình trạng nợ nần của MU đang khiến các CĐV đòi nhà Glazer thoái vị
Còn nhớ vào năm 2005, tỷ phú người Mỹ, Malcolm Glazer đã mua lại MU bằng… con đường vay nợ. Và cho tới nay, tiền lãi của những khoản vay này đã khiến bảng cân đối tài chính của MU còn “đỏ” hơn cả màu áo truyền thống của đội bóng này. Hàng năm, đội chủ sân Old Trafford luôn được xếp hạng vào top đầu của những CLB giàu có nhất. Thế nhưng số tiền ấy lại “bay” cũng quá nhanh. Thậm chí, hồi tháng 1, họ còn phải phát hành trái phiếu trị giá 747 triệu đô la, dự định bán cả sân Old Trafford để có tiền trả nợ… Nếu như so với 5 năm trước, doanh thu hiện tại của “Quỷ đỏ” cao hơn khá nhiều (khoảng 400 triệu đô) mỗi năm. Tuy nhiên, do số tiền lãi mà phải trả là quá cao cộng thêm việc tăng cường lực lượng nên họ quá khó để dứt điểm hoặc giảm đáng kể những món nợ kia.
Cùng cảnh ngộ với MU là Liverpool. Hai tỷ phú Mỹ, George Gillett và Tom Hicks, những ông chủ của The Kop đồng thời sở hữu hàng loạt đội bóng chày và khúc côn cầu khác, đã mạnh tay vay nợ ngay ở thời kỳ bùng nổ tín dụng để mua Liverpool với giá 260 triệu USD. Từ đó đến nay, tiền lãi cộng tiền gốc đã khiến Liverpool gánh khoản nợ lên tới hơn 400 triệu USD. Các chủ nợ của đội bóng này yêu cầu phải thanh toán khoảng gần 200 triệu USD trước khi mùa giải mới khởi tranh. Trước tình hình đó, đại diện của “Quỷ đỏ” vùng Merseyside phải chạy đôn đáo đàm phán với một số nhà đầu tư tiềm năng để được rót vốn. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu biến chuyển.

Chelsea cũng bắt đầu có dấu hiệu bất ổn về tài chính
Ngoài hai “ông lớn” trên, một loạt đội bóng khác của Anh cũng đang ngập sâu trong rắc rối tài chính. Cuối tháng 2 vừa qua, Portsmouth từng phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi mất khả năng thanh toán 18 triệu đô la tiền thuế. Trước đó năm 2008, Portsmouth đã chi tới 82 triệu đô, tương đương 3/4 doanh thu của đội, để trả lương cầu thủ. Theo giới phân tích, với mô hình kinh doanh như vậy, các câu lạc bộ khác, đặc biệt là các đội cuối bảng, có thể sẽ phải đối mặt với số phận tương tự trong một hai năm tới. Trong khi đó, hai đội bóng vốn được coi là vững mạnh về tài chính như Chelsea và Man City cũng đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Mùa bóng vừa qua, Chelsea thua lỗ 44,4 triệu bảng, còn Man City là 92. Thế nhưng do các ông chủ đã bỏ tiền ra để thanh toán số nợ hơn 300 triệu bảng nên họ đã xóa được núi nợ khổng lồ.
QT
(theo 24h)