T
T$
Guest
Tại các nước khắp thế giới Ả Rập, dân chúng xuống đường để xả sự tức giận đối với giới cai trị.
Tại Yemen, hàng chục ngàn người biểu tình đã đổ đầy thủ đô Sana’a trong ngày được mệnh danh là “Ngày Phẫn Nộ.”
Họ đã hô to khẩu hiệu “Đả đảo tham nhũng, đả đảo độc tài.”
Lo ngại bạo động lan ra khắp thế giới Ả Rập, Tổng thống Ali Abdullah Saleh, người đã nắm quyền từ năm 1978, hôm thứ tư đã loan báo sẽ rời chức khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2013. Các ủng hộ viên của ông đã tổ chức một cuộc biểu tình chống biểu tình tại Sana’a hôm thứ năm.
Nhà báo Lutfi Shatara của thông tấn xã Aden Press của Yemen nói rằng những người biểu tình chống chính phủ đã theo gương Tunisia, nơi tổng thống từ chức và bỏ chạy ra khỏi nước sau những vụ biểu tình chống chính phủ.
Nhà báo này nói rằng những gì xảy ra ở Tunisia đã đem lại sự tự tin cho dân chúng ở Trung Đông.
Điều đó đã khơi ra lời tiên đoán sẽ có một hiệu ứng kiểu domino lan ra khắp thế giới Ả Rập.
Ông Nadim Shahadi là một chuyên gia về Trung Đông làm việc cho Chatham House ở London. Lý thuyết của ông là các quân cờ domino bắt đầu ngã vào năm 2003, tiếp theo vụ Hoa Kỳ tiến chiếm Iraq và lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein.
Ông nói: “Tôi tin rằng cò lẩy cho sự kiện là vụ kéo sập tượng của Saddam Hussein. Đây là một cú sốc lớn cho cả vùng. Khi tượng đài sụp đổ thì đó làm một cú sốc khổng lồ cho chế độ, và nó chứng tỏ sự yếu thế của các chế độ này, chúng thực sự chỉ là những cái vỏ trống rỗng. Nó đánh tan ấn tượng của toàn bộ mô hình các chế độ độc tài Ả Rập.”
Ông Shahadi cho rằng tốc độ phi thường của các vụ nổi dậy – đầu tiên tại Tunisia và nay là Ai Cập – có nghĩa là đường lối của Tổng thống Barack Obama giao tiếp với giới lãnh đạo các nước Ả Rập ở Trung Đông dường như đã lỗi thời.
Ông nói: “Đường lối ấy tuần trước thì còn được. Hôm nay, thì đã có vẻ phi lý. Vì thế họ phải nghĩ đi nghĩ lại, và thích nghi với bất kỳ mọi thay đổi đang diễn ra.”
Tiến độ và quy mô của các thay đổi đã gây sửng sốt cho cộng đồng quốc tế. Nhà báo Lutfi Shatara của thông tấn xã Yemen cảnh báo rằng tại Yemen, nơi sinh cư của nhóm khủng bố al-Qaida trên bán đảo Ả Rập đầy rẫy những vụ nổi dậy, phương Tây phải có phản ứng nhanh chóng.
Ông nói: “Nếu cộng đồng quốc tế không coi vấn đề Yemen là rất nghiêm trọng, thì sẽ có một Somalia khác, hay thậm chí tệ hơn cả Somalia, bởi vì có nhóm al-Qaida (trên bán đảo Ả Rập). Có những bất đồng chính trị; có các bộ tộc; có vũ khí; có cảnh thất nghiệp, và tình hình này sẽ còn tệ hại hơn so với Cairo.”
Tại Maroc và nhiều nước Ả Rập khác, đã diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ cho những cuộc biểu tình của Ai Cập. Trong số những người biểu tình, người ta có cảm tưởng động cơ đang tăng thêm. Một luật sư về nhân quyền của Hiệp Hội Xuyên Ả Rập của Maroc, ông Khalid Sefinani, nói rằng các cuộc biểu tình hiện nay truyền đi một thông điệp vượt xa khỏi các đường biên giới.
Vị luật sư này nói rằng những vụ nổi dậy ở Ai Cập và Tunisia gửi đi các thông điệp mạnh mẽ cho tất cả các nhà lãnh đạo trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo rằng họ phải phục hồi nhân phẩm cho dân chúng, chấm dứt tham nhũng và vi phạm luật pháp, nếu không muốn chịu chung số phận như Ai Cập và Tunisia.
Các chuyên gia nói Ai Cập đóng một vai trò mạnh trong vùng đến độ bất cứ sự kiện nào xảy ra ở đó đều tác động đến tương lai của toàn bộ thế giới Ả Rập.
Tại Yemen, hàng chục ngàn người biểu tình đã đổ đầy thủ đô Sana’a trong ngày được mệnh danh là “Ngày Phẫn Nộ.”
Họ đã hô to khẩu hiệu “Đả đảo tham nhũng, đả đảo độc tài.”
Lo ngại bạo động lan ra khắp thế giới Ả Rập, Tổng thống Ali Abdullah Saleh, người đã nắm quyền từ năm 1978, hôm thứ tư đã loan báo sẽ rời chức khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2013. Các ủng hộ viên của ông đã tổ chức một cuộc biểu tình chống biểu tình tại Sana’a hôm thứ năm.
Nhà báo Lutfi Shatara của thông tấn xã Aden Press của Yemen nói rằng những người biểu tình chống chính phủ đã theo gương Tunisia, nơi tổng thống từ chức và bỏ chạy ra khỏi nước sau những vụ biểu tình chống chính phủ.
Nhà báo này nói rằng những gì xảy ra ở Tunisia đã đem lại sự tự tin cho dân chúng ở Trung Đông.
Điều đó đã khơi ra lời tiên đoán sẽ có một hiệu ứng kiểu domino lan ra khắp thế giới Ả Rập.
Ông Nadim Shahadi là một chuyên gia về Trung Đông làm việc cho Chatham House ở London. Lý thuyết của ông là các quân cờ domino bắt đầu ngã vào năm 2003, tiếp theo vụ Hoa Kỳ tiến chiếm Iraq và lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein.
Ông nói: “Tôi tin rằng cò lẩy cho sự kiện là vụ kéo sập tượng của Saddam Hussein. Đây là một cú sốc lớn cho cả vùng. Khi tượng đài sụp đổ thì đó làm một cú sốc khổng lồ cho chế độ, và nó chứng tỏ sự yếu thế của các chế độ này, chúng thực sự chỉ là những cái vỏ trống rỗng. Nó đánh tan ấn tượng của toàn bộ mô hình các chế độ độc tài Ả Rập.”
Ông Shahadi cho rằng tốc độ phi thường của các vụ nổi dậy – đầu tiên tại Tunisia và nay là Ai Cập – có nghĩa là đường lối của Tổng thống Barack Obama giao tiếp với giới lãnh đạo các nước Ả Rập ở Trung Đông dường như đã lỗi thời.
Ông nói: “Đường lối ấy tuần trước thì còn được. Hôm nay, thì đã có vẻ phi lý. Vì thế họ phải nghĩ đi nghĩ lại, và thích nghi với bất kỳ mọi thay đổi đang diễn ra.”
Tiến độ và quy mô của các thay đổi đã gây sửng sốt cho cộng đồng quốc tế. Nhà báo Lutfi Shatara của thông tấn xã Yemen cảnh báo rằng tại Yemen, nơi sinh cư của nhóm khủng bố al-Qaida trên bán đảo Ả Rập đầy rẫy những vụ nổi dậy, phương Tây phải có phản ứng nhanh chóng.
Ông nói: “Nếu cộng đồng quốc tế không coi vấn đề Yemen là rất nghiêm trọng, thì sẽ có một Somalia khác, hay thậm chí tệ hơn cả Somalia, bởi vì có nhóm al-Qaida (trên bán đảo Ả Rập). Có những bất đồng chính trị; có các bộ tộc; có vũ khí; có cảnh thất nghiệp, và tình hình này sẽ còn tệ hại hơn so với Cairo.”
Tại Maroc và nhiều nước Ả Rập khác, đã diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ cho những cuộc biểu tình của Ai Cập. Trong số những người biểu tình, người ta có cảm tưởng động cơ đang tăng thêm. Một luật sư về nhân quyền của Hiệp Hội Xuyên Ả Rập của Maroc, ông Khalid Sefinani, nói rằng các cuộc biểu tình hiện nay truyền đi một thông điệp vượt xa khỏi các đường biên giới.
Vị luật sư này nói rằng những vụ nổi dậy ở Ai Cập và Tunisia gửi đi các thông điệp mạnh mẽ cho tất cả các nhà lãnh đạo trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo rằng họ phải phục hồi nhân phẩm cho dân chúng, chấm dứt tham nhũng và vi phạm luật pháp, nếu không muốn chịu chung số phận như Ai Cập và Tunisia.
Các chuyên gia nói Ai Cập đóng một vai trò mạnh trong vùng đến độ bất cứ sự kiện nào xảy ra ở đó đều tác động đến tương lai của toàn bộ thế giới Ả Rập.