T
T$
Guest
Những người phản đối tụ tập bên ngoài Tòa Bạch Ốc hôm qua, vào lúc Tổng Thống Obama gặp Chủ tịch nước Trung Quốc, và chuẩn bị để khoản đãi ông Hồ Cẩm Đào trong buổi quốc tiệc đầu tiên dành cho Trung Quốc từ hơn một thập niên.
Một số người hô hào đòi nhiều quyền tự do tôn giáo và thêm nhiều quyền lợi hơn cho các nhóm thiểu số như người Tây Tạng và người Hồi giáo Uighur. Một số khác lên án thành tích nhân quyền của Trung Quốc, và việc thi hành chính sách một con bằng các vụ phá thai cưỡng bách.
Cô Tenzin Dolkar thuộc nhóm Sinh viên Tranh đấu cho Tự Do Tây Tạng, nói rằng những hành động ngược đãi mà Trung Quốc thực hiện đối với nhân dân của chính họ cho thấy Trung Quốc vẫn là một chế độ đàn áp và độc tài.
Cô Dolkar nói sự đàn áp của Trung Quốc đối với nhân dân Tây Tạng tiếp theo sau các cuộc biểu tình hồi năm 2008 cho tới nay vẫn tiếp tục.
Cô Dolkar cho biết: “Trung Quốc đã phát động một cuộc tấn công toàn diện chống những nhà văn, giới trí thức, nhạc sĩ, các nghệ sĩ Tây Tạng và ngay cả người dân thường nào dám thách thức chính sách thất bại của Trung Quốc trong nội bộ Tây Tạng, thế cho nên tình hình tại đây toàn là gian khổ và chịu đựng.”
Ông Elnigar Iltebir thuộc tổ chức Người Mỹ gốc Uighur tại Hoa Kỳ, nói: “Nếu Trung Quốc muốn trở thành một quốc gia hùng mạnh trên trường quốc tế, họ không thể tiếp tục đàn áp nhân dân của chính họ.”
Tại điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, các nhà lập pháp, giới hoạt động và các chuyên gia nêu lên những nghi vấn về cung cách hành xử của Trung Quốc trong một loạt lĩnh vực, từ an ninh cho đến thương mại và nhân quyền.
Cách hành xử của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế và trong nội địa nước này cũng gây nhiều quan tâm.
Chủ tịch Ủy ban Hạ Viện về các chính sách đối ngoại, bà Ileana Ros-Lehtinien dân biểu Đảng Cộng Hòa đại diện cho bang Florida, đặt ra một số nghi vấn như sau.
Bà Ros-Lehtinien nói: “Liệu một thành viên của cộng đồng quốc tế có tinh thần trách nhiệm có gọi Ủy ban Nobel là một bọn hề vì đã trao một giải thưởng cao quý cho một nhân vật đấu tranh nhân quyền xuất sắc người Trung Quốc, hay không? Liệu một thành viên cộng đồng có trách nhiệm có bắt giữ vợ của khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình trong một hành động trả đũa khác nữa vì đã nói lên sự thực về các vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn tại Trung Quốc hay không? ”
Ông Lưu Hiểu Ba đã được trao Giải Nobel Hòa Bình hồi tháng 12 năm ngoái. Hiện ông đang thọ án tù 11 năm vì những hoạt động bênh vực nhân quyền và dân chủ ở Trung Quốc. Vợ ông đã bị câu lưu ngay sau khi ông Lưu được trao giải hồi tháng 10, và hiện vẫn chưa biết được tung tích của bà.
Dân biểu Dana Rohrabacher, thuộc Đảng Cộng Hòa, đến từ bang California bày tỏ quan điểm chống đối mạnh mẽ của ông đối với việc Hoa Kỳ mở quốc tiệc khoản đãi Trung Quốc. Ông ngỏ lời cảm ơn ủy ban chính sách đối ngoại của Hạ Viện về việc tổ chức cuộc điều trần giữa lúc Tổng Thống Obama đang gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Bà Rohrabacher nói: “Chúng ta phải hiểu rằng ngay trong lúc chúng ta đang lên tiếng, thì đất nước chúng ta đang chính thức nghênh đón Chủ tịch Hồ Cẩm Đào như thể ông là một nhân vật có tầm vóc và được chấp nhận tại đây như một nhà lãnh đạo dân chủ. Chúng ta đón tiếp ông giống như đón tiếp các quốc gia dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Làm như thế là sai!”
Không ai rõ con số chính xác những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Trung Quốc.
Ông Dương Kiến Lợi, một người từng hoạt động tích cực trong vụ Thiên An Môn, nói rằng điều rõ ràng là các giới chức Trung Quốc tại cấp địa phương cũng như trung ương vẫn tiếp tục sử dụng bạo lực, các vụ quản thúc tại gia, và bắt đi biệt tích để bịt miệng giới bất đồng chính kiến.
Ông Dương nói: “Tôi xin kêu gọi quý vị hãy chú ý tới vụ mất tích của nhiều công dân Trung Quốc, vì những hành động không có lý do xác đáng của chính quyền. Vụ được nhiều người biết đến nhất là vụ liên quan tới ông Cao Trí Thịnh. Người ta không biết tung tích của ông từ hồi tháng Tư năm ngoái. Sau khi ông bị bắt giữ nhiều lần và bị tra tấn nặng nề.”
Bà Cảnh Hòa, vợ của ông Cao Trí Thịnh là một luật sư bênh vực nhân quyền đã đến dự cuộc điều trần hôm thứ Tư, và lên tiếng về trường hợp của chồng bà tại một cuộc họp báo riêng.
Bà Cảnh Hòa cho biết: “Biết bao nhiêu lần, chúng tôi trải qua những đêm không ngủ vì lo lắng cho sự an toàn của chồng tôi. Biết bao nhiêu lần, chúng tôi đã đau đớn khi nghĩ tới những vụ tra tấn mà anh ấy phải chịu đựng. Biết bao nhiêu lần, chúng tôi đã khóc và tự hỏi không biết bây giờ anh ấy ở đâu.”
Bà Cảnh Hòa góp tiếng nói của bà với những tiếng nói khác ngày càng lớn tiếng hơn nhằm tăng sức ép với Trung Quốc để nước này cải thiện thành tích nhân quyền và kêu gọi Tổng Thống Obama hãy giúp đỡ những đứa con của bà được thấy cha của chúng trở về.
Một số người hô hào đòi nhiều quyền tự do tôn giáo và thêm nhiều quyền lợi hơn cho các nhóm thiểu số như người Tây Tạng và người Hồi giáo Uighur. Một số khác lên án thành tích nhân quyền của Trung Quốc, và việc thi hành chính sách một con bằng các vụ phá thai cưỡng bách.
Cô Tenzin Dolkar thuộc nhóm Sinh viên Tranh đấu cho Tự Do Tây Tạng, nói rằng những hành động ngược đãi mà Trung Quốc thực hiện đối với nhân dân của chính họ cho thấy Trung Quốc vẫn là một chế độ đàn áp và độc tài.
Cô Dolkar nói sự đàn áp của Trung Quốc đối với nhân dân Tây Tạng tiếp theo sau các cuộc biểu tình hồi năm 2008 cho tới nay vẫn tiếp tục.
Cô Dolkar cho biết: “Trung Quốc đã phát động một cuộc tấn công toàn diện chống những nhà văn, giới trí thức, nhạc sĩ, các nghệ sĩ Tây Tạng và ngay cả người dân thường nào dám thách thức chính sách thất bại của Trung Quốc trong nội bộ Tây Tạng, thế cho nên tình hình tại đây toàn là gian khổ và chịu đựng.”
Ông Elnigar Iltebir thuộc tổ chức Người Mỹ gốc Uighur tại Hoa Kỳ, nói: “Nếu Trung Quốc muốn trở thành một quốc gia hùng mạnh trên trường quốc tế, họ không thể tiếp tục đàn áp nhân dân của chính họ.”
Tại điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, các nhà lập pháp, giới hoạt động và các chuyên gia nêu lên những nghi vấn về cung cách hành xử của Trung Quốc trong một loạt lĩnh vực, từ an ninh cho đến thương mại và nhân quyền.
Cách hành xử của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế và trong nội địa nước này cũng gây nhiều quan tâm.
Chủ tịch Ủy ban Hạ Viện về các chính sách đối ngoại, bà Ileana Ros-Lehtinien dân biểu Đảng Cộng Hòa đại diện cho bang Florida, đặt ra một số nghi vấn như sau.
Bà Ros-Lehtinien nói: “Liệu một thành viên của cộng đồng quốc tế có tinh thần trách nhiệm có gọi Ủy ban Nobel là một bọn hề vì đã trao một giải thưởng cao quý cho một nhân vật đấu tranh nhân quyền xuất sắc người Trung Quốc, hay không? Liệu một thành viên cộng đồng có trách nhiệm có bắt giữ vợ của khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình trong một hành động trả đũa khác nữa vì đã nói lên sự thực về các vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn tại Trung Quốc hay không? ”
Ông Lưu Hiểu Ba đã được trao Giải Nobel Hòa Bình hồi tháng 12 năm ngoái. Hiện ông đang thọ án tù 11 năm vì những hoạt động bênh vực nhân quyền và dân chủ ở Trung Quốc. Vợ ông đã bị câu lưu ngay sau khi ông Lưu được trao giải hồi tháng 10, và hiện vẫn chưa biết được tung tích của bà.
Dân biểu Dana Rohrabacher, thuộc Đảng Cộng Hòa, đến từ bang California bày tỏ quan điểm chống đối mạnh mẽ của ông đối với việc Hoa Kỳ mở quốc tiệc khoản đãi Trung Quốc. Ông ngỏ lời cảm ơn ủy ban chính sách đối ngoại của Hạ Viện về việc tổ chức cuộc điều trần giữa lúc Tổng Thống Obama đang gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Bà Rohrabacher nói: “Chúng ta phải hiểu rằng ngay trong lúc chúng ta đang lên tiếng, thì đất nước chúng ta đang chính thức nghênh đón Chủ tịch Hồ Cẩm Đào như thể ông là một nhân vật có tầm vóc và được chấp nhận tại đây như một nhà lãnh đạo dân chủ. Chúng ta đón tiếp ông giống như đón tiếp các quốc gia dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Làm như thế là sai!”
Không ai rõ con số chính xác những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Trung Quốc.
Ông Dương Kiến Lợi, một người từng hoạt động tích cực trong vụ Thiên An Môn, nói rằng điều rõ ràng là các giới chức Trung Quốc tại cấp địa phương cũng như trung ương vẫn tiếp tục sử dụng bạo lực, các vụ quản thúc tại gia, và bắt đi biệt tích để bịt miệng giới bất đồng chính kiến.
Ông Dương nói: “Tôi xin kêu gọi quý vị hãy chú ý tới vụ mất tích của nhiều công dân Trung Quốc, vì những hành động không có lý do xác đáng của chính quyền. Vụ được nhiều người biết đến nhất là vụ liên quan tới ông Cao Trí Thịnh. Người ta không biết tung tích của ông từ hồi tháng Tư năm ngoái. Sau khi ông bị bắt giữ nhiều lần và bị tra tấn nặng nề.”
Bà Cảnh Hòa, vợ của ông Cao Trí Thịnh là một luật sư bênh vực nhân quyền đã đến dự cuộc điều trần hôm thứ Tư, và lên tiếng về trường hợp của chồng bà tại một cuộc họp báo riêng.
Bà Cảnh Hòa cho biết: “Biết bao nhiêu lần, chúng tôi trải qua những đêm không ngủ vì lo lắng cho sự an toàn của chồng tôi. Biết bao nhiêu lần, chúng tôi đã đau đớn khi nghĩ tới những vụ tra tấn mà anh ấy phải chịu đựng. Biết bao nhiêu lần, chúng tôi đã khóc và tự hỏi không biết bây giờ anh ấy ở đâu.”
Bà Cảnh Hòa góp tiếng nói của bà với những tiếng nói khác ngày càng lớn tiếng hơn nhằm tăng sức ép với Trung Quốc để nước này cải thiện thành tích nhân quyền và kêu gọi Tổng Thống Obama hãy giúp đỡ những đứa con của bà được thấy cha của chúng trở về.