T
T$
Guest
Hôm Thứ Sáu, các viên chức ngoại giao Libya tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva loan báo rằng họ đã từ bỏ chức vụ và qua phe đối lập, một đòn nữa đánh vào nhà lãnh đạo Libya, Moammar Gadhafi.
Một viên chức ngoại giao trong phái đoàn Libya tới Liên Hiệp Quốc nói rằng toàn bộ phái đoàn đã rời bỏ chính phủ và đã quyết định phục vụ như là những đại diện của nhân dân Libya và khát vọng tự do của họ.
Vị đặc sứ này đã đưa ra loan báo vừa kể trong một phiên họp đặc biệt của Hội Đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Hôm Thứ Sáu, Phó Ðại sứ Libya tại Liên Hiệp Quốc, ông Ibrahim Dabbashi, người tố cáo nhà lãnh đạo Libya hồi đầu tuần này, đã kêu gọi các nguyên thủ quốc gia Châu Phi bảo đảm rằng không có vụ chuyên chở võ khí nào tới Libya và cũng không có binh sĩ nào đi chiến đấu cho ông Gadhafi.
Tại Washington, các giới chức Libya đã giương cờ trước thời Gadhafi của nước họ trên nhà của Đại sứ Libya.
Đại sứ Ali Aujali, đã từ chức hồi đầu tuần này, và nói rằng ông không còn làm việc cho ông Gadhafi nữa nhưng làm việc cho nhân dân Libya.
Hôm thứ Sáu, ông đã phủ nhận tin tức báo chí Libya nói rằng cuộc nổi dậy ở Libya do tổ chức al-Qaida chỉ đạo.
Ông Gadhafi cũng mất nhiều giới chức quan trọng trong chính phủ cũng như các sĩ quan quân đội trong vụ đàn áp đẫm máu người biểu tình chống chính phủ.
Các Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Pháp đều đã đào tị và một trong những cố vấn thân cận của ông Gadhafi, ông Ahmed Gadhaf al-Dam, cũng đã từ chức để phản đối vụ đàn áp này.
Có tin về những vụ đào tị của quân đội trong đó có ít nhất hai phi công chạy lánh sang Malta bằng máy bay quân sự của Libya.
Mặc dầu áp lực gia tăng, con trai của ông Gadhafi, Seif al-Islam Gadhafi, đã nói với đài truyền hình CNN rằng gia đình ông không có ý định rời khỏi Libya mà sẽ sống và chết ở nước này.
Một viên chức ngoại giao trong phái đoàn Libya tới Liên Hiệp Quốc nói rằng toàn bộ phái đoàn đã rời bỏ chính phủ và đã quyết định phục vụ như là những đại diện của nhân dân Libya và khát vọng tự do của họ.
Vị đặc sứ này đã đưa ra loan báo vừa kể trong một phiên họp đặc biệt của Hội Đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Hôm Thứ Sáu, Phó Ðại sứ Libya tại Liên Hiệp Quốc, ông Ibrahim Dabbashi, người tố cáo nhà lãnh đạo Libya hồi đầu tuần này, đã kêu gọi các nguyên thủ quốc gia Châu Phi bảo đảm rằng không có vụ chuyên chở võ khí nào tới Libya và cũng không có binh sĩ nào đi chiến đấu cho ông Gadhafi.
Tại Washington, các giới chức Libya đã giương cờ trước thời Gadhafi của nước họ trên nhà của Đại sứ Libya.
Đại sứ Ali Aujali, đã từ chức hồi đầu tuần này, và nói rằng ông không còn làm việc cho ông Gadhafi nữa nhưng làm việc cho nhân dân Libya.
Hôm thứ Sáu, ông đã phủ nhận tin tức báo chí Libya nói rằng cuộc nổi dậy ở Libya do tổ chức al-Qaida chỉ đạo.
Ông Gadhafi cũng mất nhiều giới chức quan trọng trong chính phủ cũng như các sĩ quan quân đội trong vụ đàn áp đẫm máu người biểu tình chống chính phủ.
Các Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Pháp đều đã đào tị và một trong những cố vấn thân cận của ông Gadhafi, ông Ahmed Gadhaf al-Dam, cũng đã từ chức để phản đối vụ đàn áp này.
Có tin về những vụ đào tị của quân đội trong đó có ít nhất hai phi công chạy lánh sang Malta bằng máy bay quân sự của Libya.
Mặc dầu áp lực gia tăng, con trai của ông Gadhafi, Seif al-Islam Gadhafi, đã nói với đài truyền hình CNN rằng gia đình ông không có ý định rời khỏi Libya mà sẽ sống và chết ở nước này.