G
Guest
Guest
“Cái răng cái tóc là góc con người”. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng có ngay một hàm răng đẹp. Bên cạnh đó, khi tuổi tác lớn dần hay do những thói quen khác như hay dùng các thức ăn, nước uống có màu sậm, hút thuốc lá... sẽ làm cho màu răng ngày càng sậm dần.
Sau đây xin nêu một số nguyên nhân gây sậm màu răng và các phương pháp giúp cải thiện màu răng.
Nguyên nhân
Răng bị nhiễu màu thường do nhiều nguyên nhân:
Do yếu tố ngoại sinh: hút thuốc lá, uống trà, cà phê, ăn trầu… hay sự ngấm dần lâu dài của chất màu trong quá trình ăn nhai thì răng cũng ngả màu.
Do yếu tố nội sinh:
Tetracycline: là một loại kháng sinh thường được dùng trước đây, ngày nay còn có doxycycline, inoxycline là các kháng sinh cùng nhóm với tetracycline. Nếu bà mẹ uống các loại thuốc này khi đang mang thai hay trẻ nhỏ uống thuốc này trước 7 – 8 tuổi thì có thể làm răng sậm màu, mức độ sậm màu tùy thuộc vào thời điểm và thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc. Màu răng có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh. Sự thay đổi này có thể xảy ra trên toàn bộ răng hay chỉ có một vùng răng nào đó, làm răng có những dải màu khác nhau. Trong trường hợp nặng, răng có thể bị lỗ chỗ, khiếm khuyết mất đi hình dáng bình thường của nó.
Việt Nam là nước có nhiều bệnh nhân có răng bị nhiễm tetracycline, đó là do hậu quả của chiến tranh mà vào thời điểm đó thầy thuốc không có nhiều kháng sinh để lựa chọn và thường xuyên cho bệnh nhân của mình dùng tetracycline.
Fluor: là một chất hóa học có khả năng chống sâu răng, vì vậy nó thường được thêm vào kem đánh răng, sữa, nước máy… và nó cũng có trong tự nhiên như trong nước giếng… Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai hay trẻ em uống phải quá nhiều thì cũng gây nên đổi màu răng, răng có thể bị những vết nâu hay trắng đục, nặng thì có thể gây khiếm khuyết cấu trúc men răng. Răng bị nhiễm fluor gọi là fluoro.
Các bệnh lý ở răng: sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, chết tủy, là những yếu tố tác động làm ngả màu răng. Sự hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh, cộng với chất cặn bã của thức ăn được lên men trong nước bọt sẽ làm cho men răng bị ảnh hưởng.
Các phương pháp cải thiện màu răng
Có nhiều phương pháp cải thiện màu răng, do bệnh nhân hoặc bác sĩ nha khoa thực hiện. Có thể áp dụng các phương pháp này riêng lẻ hay kết hợp với nhau. Nói chung có 2 cách làm thay đổi màu răng:
Lấy vôi – cao răng: Đây là phương pháp lấy đi các vết dính sậm màu trên răng bằng dụng cụ cạo vôi và đánh bóng răng. Việc này phải do bác sĩ nha khoa thực hiện. Thường gọi là lấy cao răng hay lấy nha chu, vôi răng…
Tẩy trắng răng: Đây là phương pháp sử dụng các thuốc tẩy trắng răng hay kem đánh răng, kẹo cao su có chất tẩy trắng để làm răng sáng hơn. Phương pháp này có thể do bác sĩ nha khoa thực hiện hoặc bệnh nhân thực hiện dưới sự kiểm soát của bác sĩ. (Đặc biệt tránh việc tự mua thuốc về thao tác, có thể gây sưng viêm, phỏng nướu do thao tác không đúng cách…).
Tẩy trắng răng là phương pháp hiệu quả và nhanh chóng mang lại sự thẩm mỹ toàn diện cho hàm răng và khuôn mặt. Hiện nay được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và hoàn toàn vô hại, không làm hư hại men răng cũng như không gây ảnh hưởng trên sức khỏe toàn thân. Đối với những trường hợp nhiễm màu nhẹ thì ta có thể dùng phương pháp tẩy răng thông thường. Nhưng với những trường hợp răng bị nhiễm màu nặng và không thể tẩy răng được thì trám răng bằng composite là lựa chọn tối ưu. Đây là cách thường được áp dụng cho những trường hợp răng mất men nhiều, đen sậm màu, không có khả năng hồi phục độ sáng trắng bằng các phương pháp khác.
Sau đây xin nêu một số nguyên nhân gây sậm màu răng và các phương pháp giúp cải thiện màu răng.
Nguyên nhân
Do yếu tố ngoại sinh: hút thuốc lá, uống trà, cà phê, ăn trầu… hay sự ngấm dần lâu dài của chất màu trong quá trình ăn nhai thì răng cũng ngả màu.
Do yếu tố nội sinh:
Tetracycline: là một loại kháng sinh thường được dùng trước đây, ngày nay còn có doxycycline, inoxycline là các kháng sinh cùng nhóm với tetracycline. Nếu bà mẹ uống các loại thuốc này khi đang mang thai hay trẻ nhỏ uống thuốc này trước 7 – 8 tuổi thì có thể làm răng sậm màu, mức độ sậm màu tùy thuộc vào thời điểm và thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc. Màu răng có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh. Sự thay đổi này có thể xảy ra trên toàn bộ răng hay chỉ có một vùng răng nào đó, làm răng có những dải màu khác nhau. Trong trường hợp nặng, răng có thể bị lỗ chỗ, khiếm khuyết mất đi hình dáng bình thường của nó.
Việt Nam là nước có nhiều bệnh nhân có răng bị nhiễm tetracycline, đó là do hậu quả của chiến tranh mà vào thời điểm đó thầy thuốc không có nhiều kháng sinh để lựa chọn và thường xuyên cho bệnh nhân của mình dùng tetracycline.
Các bệnh lý ở răng: sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, chết tủy, là những yếu tố tác động làm ngả màu răng. Sự hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh, cộng với chất cặn bã của thức ăn được lên men trong nước bọt sẽ làm cho men răng bị ảnh hưởng.
Các phương pháp cải thiện màu răng
Có nhiều phương pháp cải thiện màu răng, do bệnh nhân hoặc bác sĩ nha khoa thực hiện. Có thể áp dụng các phương pháp này riêng lẻ hay kết hợp với nhau. Nói chung có 2 cách làm thay đổi màu răng:
Lấy vôi – cao răng: Đây là phương pháp lấy đi các vết dính sậm màu trên răng bằng dụng cụ cạo vôi và đánh bóng răng. Việc này phải do bác sĩ nha khoa thực hiện. Thường gọi là lấy cao răng hay lấy nha chu, vôi răng…
Tẩy trắng răng: Đây là phương pháp sử dụng các thuốc tẩy trắng răng hay kem đánh răng, kẹo cao su có chất tẩy trắng để làm răng sáng hơn. Phương pháp này có thể do bác sĩ nha khoa thực hiện hoặc bệnh nhân thực hiện dưới sự kiểm soát của bác sĩ. (Đặc biệt tránh việc tự mua thuốc về thao tác, có thể gây sưng viêm, phỏng nướu do thao tác không đúng cách…).
Tẩy trắng răng là phương pháp hiệu quả và nhanh chóng mang lại sự thẩm mỹ toàn diện cho hàm răng và khuôn mặt. Hiện nay được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và hoàn toàn vô hại, không làm hư hại men răng cũng như không gây ảnh hưởng trên sức khỏe toàn thân. Đối với những trường hợp nhiễm màu nhẹ thì ta có thể dùng phương pháp tẩy răng thông thường. Nhưng với những trường hợp răng bị nhiễm màu nặng và không thể tẩy răng được thì trám răng bằng composite là lựa chọn tối ưu. Đây là cách thường được áp dụng cho những trường hợp răng mất men nhiều, đen sậm màu, không có khả năng hồi phục độ sáng trắng bằng các phương pháp khác.
BS. Huy Hoàng/ Suc khoe va Doi song