[h=2]Chưa bao giờ Sài Gòn lại ngập tràn các quán cà phê “tươi mát”, sử dụng tiếp viên chân dài, váy ngắn nhiều như hiện nay. Dân chơi gọi các quán này là cà phê “lú”.[/h]
Khởi phát
Dạng quán xá kiểu này có nguồn gốc từ Cần Thơ khoảng năm 1995. Dân thạo tin kể rằng dạo đó ở Cần Thơ, cứ chiều đến là các quán cà phê “lú” dập dìu em út thoắt ẩn thoắt hiện trên nhiều con phố. Trước sự xử lý quyết liệt của cơ quan chức năng, dạng quán này lụi tàn. Đến giờ thì Cần Thơ không còn cảnh “náo nhiệt” như thế.
Khoảng năm 2000, ở bang California, Mỹ, một quán cà phê lấy tên là “Lú” xuất hiện. Chủ quán và dàn em út đều từ miền Tây Việt Nam sang, mặc toàn nội y để khách dòm.
Các cô gái tuổi mười chín, đôi mươi, mi mắt cong vút,
uyển chuyển trong từng bước đi, váy đồng phục rất đẹp.
Tôi hỏi vài người bạn bên đó thì nhận được những cái nháy mắt ẩn ý. Họ trả lời: “Giá mỗi ly ở bên Mỹ đắt lắm, vài chục đô la. Khác với Việt Nam, dù mấy em tiếp viên đẹp như tiên lượn tới lượn lui nhưng khách không suồng sã, không tỉ tê như trong nước được. Chỉ cần véo má, nói dung tục là mấy cô báo cảnh sát, vị khách sẽ bị phạt rất nặng nên không ai dám đùa giỡn đâu, chỉ ngồi... ngắm thôi”.
Sau “sự kiện” cà phê lú, đầu năm 2000, các quán cà phê ở TP.HCM bắt đầu áp dụng. Dân sành điệu thường nhắc đến hai quán đầu tiên của mô hình này là quán Trở Về nằm cạnh đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) và một quán cạnh đường Vĩnh Viễn (quận 10).
Cả hai quán đều là vị trí không đẹp, chỉ đón khách qua đường nhưng tiếp viên ăn mặc cực kì bốc lửa, nhạc nổi ầm ĩ. Khách đến uống cà phê chỉ thích ngắm các bộ phận của thiếu nữ khuất sau lớp vải mỏng.
Lan rộng
Năm 2002, Sài Gòn bắt đầu nổi tiếng với hệ thống quán cà phê hộp bởi không có diện tích. Khách phải chui vào các phòng. Nổi danh hệ thống này là Window, Highland, MTV... Đến giờ, quán cà phê kiêm bar MTV trên đường Võ Văn Tần (quận 3) cũng có lượng khách đông đảo. Nguyên nhân là quán có dàn tiếp viên vào loại giàu nhan sắc nhất, nhì ở thành phố.
Các cô gái tuổi mười chín, đôi mươi, mi mắt cong vút, uyển chuyển trong từng bước đi, váy đồng phục rất đẹp. Mới 8h sáng, cả chục cô đứng, ngồi lố nhố và trang điểm cạnh những tấm gương lớn.
Nhìn tiếp viên di chuyển điệu đà trên những đôi giày cao gót, lắc lư theo điệu nhạc, anh Nguyễn Thành Tú (40 tuổi, làm việc tại một doanh nghiệp gần đó) cho biết: “Trước đây, quán này có nhiều em ăn mặc xốn xang hơn nữa, sau khi báo chí phản ánh đã ít dần”.
Khu cư xá Bắc Hải, nằm phía sau lưng công viên văn hóa Lê Thị Riêng (quận 10) cũng xuất hiện hàng loạt quán. Trong kí ức của nhiều người, trước đây nhiều quán là cà phê vỉa hè dành cho sinh viên các trường.
Dân mộ điệu cà phê đều biết tiếng quán cà phê Chi Lan Vy, nằm ngay góc đường Trường Sơn - Cửu Long. Các cô tiếp viên ở đây được tuyển dụng rất chặt chẽ, càng cao, càng xinh càng tốt. Đối diện quán Chi Lan Vy là quán Hình Như Là cũng đông tiếp viên nữ. “Hiện tượng” ở đây là hệ thống quán Nhật Nguyệt, trước đây chỉ là quán nhỏ nhưng nay đã có thêm rất nhiều quán vệ tinh xung quanh. Các quán này đều có dàn tiếp viên nữ đồng phục váy theo ngày với nhiều khuôn mặt mới được lấy vào.
Một tiếp viên mới.
Khu Miếu Nổi (P3, quận Bình Thạnh) giáp với đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) cũng ồn ào với hàng loạt quán cà phê tràn ngập “bóng hồng”. Dọc đường Vũ Huy Tấn, các chủ quán đều trương biển tuyển dụng tiếp viên ngoại hình đẹp, dễ nhìn, lương cao.
Từ ngày có cây cầu Bùi Hữu Nghĩa nối với quận 1, phố cà phê ở đây hoạt động suốt ngày đêm. Cứ ba, bốn giờ chiều, các em tan ca, chở ba trên xe máy để về nhà trọ chờ đến ngày mai làm tiếp. Phía bên kia bờ kè, ở đường Đặng Dung có quán cà phê Lọ Lem rất nhiều “đào”. Dạng quán này tính giá ly cà phê rất đắt nhưng không bao giờ vắng khách.
Dọc bờ kè quận Tân Bình cũng là điểm đến “hấp dẫn” của nhiều quý ông. Các tiếp viên nữ ở đây ít mặc váy đồng phục mà đa dạng về màu sắc khi quần áo do cá nhân tự trang bị là chính. Hễ có khách đậu xe trước quán là các cô đon đả mời chào, đập khăn lạnh để lau mặt cho khách. So với các quán trung tâm thì nhiều quý ông nói rằng, xin số tán tỉnh ở đây dễ dàng hơn nhiều vì các em thuộc loại “hàng dạt”.
Phía các con đường Phạm Văn Chiêu, Cây Trâm... tận quận Gò Vấp vốn xa xôi, chủ yếu là dân nhập cư, quán cà phê sang trọng cũng ồ ạt mọc lên và điều không thể thiếu là tiếp viên xinh đẹp. Các quán này còn tổ chức mở thưởng hàng ngày. Các em váy ngắn lịch sự phần đông là sinh viên ở trọ gần đó, được thuê lại và làm việc bán thời gian.
Hy vọng xa bay
Trong những ngày đi viết bài này, tôi đã gặp và tiếp xúc với nhiều cô gái trẻ, đẹp đang làm nghề tiếp viên cho các quán “lú”. Nhiều cô lên Sài Gòn chỉ biết là phụ bán cà phê. Giữa mảnh đất phồn hoa đô hội, họ phải phô bày càng nhiều càng tốt trong cách ăn mặc. Quán ít khách đồng nghĩa với thu nhập của họ cũng thấp.
Thu (20 tuổi, quê ở quận Ô Môn, Cần Thơ), tiếp viên cho một quán cà phê ở bờ kè Tân Bình, kể rằng: “Tụi em khổ nhất là tiếp đám thanh niên choai choai. Họ vào quán ồn ào, gác chân lên bàn, phà phà khói thuốc, hỏi han xin số rồi quấy rầy”.
Trước đây, Thu nghe lời bạn bè rủ rê lên thành phố tìm việc. Lúc đầu, cô làm tiếp viên cho quán karaoke nhưng một thời gian sau thì “bứt” vì tối nào cũng uống. Khi sức khỏe lịm dần, cô chuyển qua làm công cho quán cà phê.
Công việc của cô chỉ là mặc đồ đẹp, ưỡn ẹo, lôi cuốn khách. Vậy mà, chuyện tình cà phê thật bi đát khi cô vớ phải một gã Sở Khanh đóng vai công tử. Trả giá bằng đời con gái và cái bào thai lớn dần trong bụng, cô phải ém nỗi đau để phá thai.
Theo chân Thu về khu nhà trọ tồi tàn, ẩm thấp ở cạnh ga Sài Gòn, tôi gặp những cô gái quê lên Sài Gòn vẫn còn gót chân nứt nẻ giờ đây lại ăn diện đến chóng mặt. Cuộc sống của Thủy, của Hạnh (bạn Thu) là lấy đêm làm ngày và ngược lại.
Cà phê MTV.
Qua lời Thu, tôi biết những người bạn của cô ở tận Kiên Giang, Trà Vinh... cũng mong lên thành phố đổi đời. Có người tích cóp được tiền gửi về nhà, lo cho cha mẹ sửa nhà, lo cho các em ăn học đàng hoàng, nhưng cũng có cô bị ma túy đá phá nát đời con gái.
“Lấy được tấm chồng có hộ khẩu thành phố là ước mơ của nhiều đứa trong nhóm em. Nhưng sao mà khó quá khi gặp người tốt thì ít mà Sở Khanh thì nhiều”, Thu tâm sự với những giọt nước mắt nóng hổi lăn dài trên đôi má.
Anh Tú, chủ một quán cà phê “lú” ở quận Tân Bình chia sẻ, tuyển dụng gái đẹp, biết chiều khách thì sẽ đông khách. Thế nhưng, sau vài tháng là các cô hay “mất tích” hay xin nghỉ việc vì bị chủ quán khác tới đóng vai khách để câu đi. Quán cà phê không có người đẹp nhiều thì chắc chắn ế và khi đó, chuyện dẹp quán là điều tất yếu vì khách ít mà chi phí thuê mặt bằng, nhân viên lại tăng vù vù.
Theo Công An
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Khởi phát
Dạng quán xá kiểu này có nguồn gốc từ Cần Thơ khoảng năm 1995. Dân thạo tin kể rằng dạo đó ở Cần Thơ, cứ chiều đến là các quán cà phê “lú” dập dìu em út thoắt ẩn thoắt hiện trên nhiều con phố. Trước sự xử lý quyết liệt của cơ quan chức năng, dạng quán này lụi tàn. Đến giờ thì Cần Thơ không còn cảnh “náo nhiệt” như thế.
Khoảng năm 2000, ở bang California, Mỹ, một quán cà phê lấy tên là “Lú” xuất hiện. Chủ quán và dàn em út đều từ miền Tây Việt Nam sang, mặc toàn nội y để khách dòm.
Các cô gái tuổi mười chín, đôi mươi, mi mắt cong vút,
uyển chuyển trong từng bước đi, váy đồng phục rất đẹp.
Tôi hỏi vài người bạn bên đó thì nhận được những cái nháy mắt ẩn ý. Họ trả lời: “Giá mỗi ly ở bên Mỹ đắt lắm, vài chục đô la. Khác với Việt Nam, dù mấy em tiếp viên đẹp như tiên lượn tới lượn lui nhưng khách không suồng sã, không tỉ tê như trong nước được. Chỉ cần véo má, nói dung tục là mấy cô báo cảnh sát, vị khách sẽ bị phạt rất nặng nên không ai dám đùa giỡn đâu, chỉ ngồi... ngắm thôi”.
Sau “sự kiện” cà phê lú, đầu năm 2000, các quán cà phê ở TP.HCM bắt đầu áp dụng. Dân sành điệu thường nhắc đến hai quán đầu tiên của mô hình này là quán Trở Về nằm cạnh đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) và một quán cạnh đường Vĩnh Viễn (quận 10).
Cả hai quán đều là vị trí không đẹp, chỉ đón khách qua đường nhưng tiếp viên ăn mặc cực kì bốc lửa, nhạc nổi ầm ĩ. Khách đến uống cà phê chỉ thích ngắm các bộ phận của thiếu nữ khuất sau lớp vải mỏng.
Lan rộng
Năm 2002, Sài Gòn bắt đầu nổi tiếng với hệ thống quán cà phê hộp bởi không có diện tích. Khách phải chui vào các phòng. Nổi danh hệ thống này là Window, Highland, MTV... Đến giờ, quán cà phê kiêm bar MTV trên đường Võ Văn Tần (quận 3) cũng có lượng khách đông đảo. Nguyên nhân là quán có dàn tiếp viên vào loại giàu nhan sắc nhất, nhì ở thành phố.
Các cô gái tuổi mười chín, đôi mươi, mi mắt cong vút, uyển chuyển trong từng bước đi, váy đồng phục rất đẹp. Mới 8h sáng, cả chục cô đứng, ngồi lố nhố và trang điểm cạnh những tấm gương lớn.
Nhìn tiếp viên di chuyển điệu đà trên những đôi giày cao gót, lắc lư theo điệu nhạc, anh Nguyễn Thành Tú (40 tuổi, làm việc tại một doanh nghiệp gần đó) cho biết: “Trước đây, quán này có nhiều em ăn mặc xốn xang hơn nữa, sau khi báo chí phản ánh đã ít dần”.
Khu cư xá Bắc Hải, nằm phía sau lưng công viên văn hóa Lê Thị Riêng (quận 10) cũng xuất hiện hàng loạt quán. Trong kí ức của nhiều người, trước đây nhiều quán là cà phê vỉa hè dành cho sinh viên các trường.
Dân mộ điệu cà phê đều biết tiếng quán cà phê Chi Lan Vy, nằm ngay góc đường Trường Sơn - Cửu Long. Các cô tiếp viên ở đây được tuyển dụng rất chặt chẽ, càng cao, càng xinh càng tốt. Đối diện quán Chi Lan Vy là quán Hình Như Là cũng đông tiếp viên nữ. “Hiện tượng” ở đây là hệ thống quán Nhật Nguyệt, trước đây chỉ là quán nhỏ nhưng nay đã có thêm rất nhiều quán vệ tinh xung quanh. Các quán này đều có dàn tiếp viên nữ đồng phục váy theo ngày với nhiều khuôn mặt mới được lấy vào.
Một tiếp viên mới.
Khu Miếu Nổi (P3, quận Bình Thạnh) giáp với đường Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) cũng ồn ào với hàng loạt quán cà phê tràn ngập “bóng hồng”. Dọc đường Vũ Huy Tấn, các chủ quán đều trương biển tuyển dụng tiếp viên ngoại hình đẹp, dễ nhìn, lương cao.
Từ ngày có cây cầu Bùi Hữu Nghĩa nối với quận 1, phố cà phê ở đây hoạt động suốt ngày đêm. Cứ ba, bốn giờ chiều, các em tan ca, chở ba trên xe máy để về nhà trọ chờ đến ngày mai làm tiếp. Phía bên kia bờ kè, ở đường Đặng Dung có quán cà phê Lọ Lem rất nhiều “đào”. Dạng quán này tính giá ly cà phê rất đắt nhưng không bao giờ vắng khách.
Dọc bờ kè quận Tân Bình cũng là điểm đến “hấp dẫn” của nhiều quý ông. Các tiếp viên nữ ở đây ít mặc váy đồng phục mà đa dạng về màu sắc khi quần áo do cá nhân tự trang bị là chính. Hễ có khách đậu xe trước quán là các cô đon đả mời chào, đập khăn lạnh để lau mặt cho khách. So với các quán trung tâm thì nhiều quý ông nói rằng, xin số tán tỉnh ở đây dễ dàng hơn nhiều vì các em thuộc loại “hàng dạt”.
Phía các con đường Phạm Văn Chiêu, Cây Trâm... tận quận Gò Vấp vốn xa xôi, chủ yếu là dân nhập cư, quán cà phê sang trọng cũng ồ ạt mọc lên và điều không thể thiếu là tiếp viên xinh đẹp. Các quán này còn tổ chức mở thưởng hàng ngày. Các em váy ngắn lịch sự phần đông là sinh viên ở trọ gần đó, được thuê lại và làm việc bán thời gian.
Hy vọng xa bay
Trong những ngày đi viết bài này, tôi đã gặp và tiếp xúc với nhiều cô gái trẻ, đẹp đang làm nghề tiếp viên cho các quán “lú”. Nhiều cô lên Sài Gòn chỉ biết là phụ bán cà phê. Giữa mảnh đất phồn hoa đô hội, họ phải phô bày càng nhiều càng tốt trong cách ăn mặc. Quán ít khách đồng nghĩa với thu nhập của họ cũng thấp.
Thu (20 tuổi, quê ở quận Ô Môn, Cần Thơ), tiếp viên cho một quán cà phê ở bờ kè Tân Bình, kể rằng: “Tụi em khổ nhất là tiếp đám thanh niên choai choai. Họ vào quán ồn ào, gác chân lên bàn, phà phà khói thuốc, hỏi han xin số rồi quấy rầy”.
Trước đây, Thu nghe lời bạn bè rủ rê lên thành phố tìm việc. Lúc đầu, cô làm tiếp viên cho quán karaoke nhưng một thời gian sau thì “bứt” vì tối nào cũng uống. Khi sức khỏe lịm dần, cô chuyển qua làm công cho quán cà phê.
Công việc của cô chỉ là mặc đồ đẹp, ưỡn ẹo, lôi cuốn khách. Vậy mà, chuyện tình cà phê thật bi đát khi cô vớ phải một gã Sở Khanh đóng vai công tử. Trả giá bằng đời con gái và cái bào thai lớn dần trong bụng, cô phải ém nỗi đau để phá thai.
Theo chân Thu về khu nhà trọ tồi tàn, ẩm thấp ở cạnh ga Sài Gòn, tôi gặp những cô gái quê lên Sài Gòn vẫn còn gót chân nứt nẻ giờ đây lại ăn diện đến chóng mặt. Cuộc sống của Thủy, của Hạnh (bạn Thu) là lấy đêm làm ngày và ngược lại.
Cà phê MTV.
Qua lời Thu, tôi biết những người bạn của cô ở tận Kiên Giang, Trà Vinh... cũng mong lên thành phố đổi đời. Có người tích cóp được tiền gửi về nhà, lo cho cha mẹ sửa nhà, lo cho các em ăn học đàng hoàng, nhưng cũng có cô bị ma túy đá phá nát đời con gái.
“Lấy được tấm chồng có hộ khẩu thành phố là ước mơ của nhiều đứa trong nhóm em. Nhưng sao mà khó quá khi gặp người tốt thì ít mà Sở Khanh thì nhiều”, Thu tâm sự với những giọt nước mắt nóng hổi lăn dài trên đôi má.
Anh Tú, chủ một quán cà phê “lú” ở quận Tân Bình chia sẻ, tuyển dụng gái đẹp, biết chiều khách thì sẽ đông khách. Thế nhưng, sau vài tháng là các cô hay “mất tích” hay xin nghỉ việc vì bị chủ quán khác tới đóng vai khách để câu đi. Quán cà phê không có người đẹp nhiều thì chắc chắn ế và khi đó, chuyện dẹp quán là điều tất yếu vì khách ít mà chi phí thuê mặt bằng, nhân viên lại tăng vù vù.
Theo Công An
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn