G
Guest
Guest
Vì nhiều lý do khác nhau mà một số người không có được hàm răng trắng đẹp như mong muốn, làm cho họ mất tự tin ít nhiều khi giao tiếp. Hiện nay y học đã có nhiều phương pháp an toàn, chất lượng giúp khắc phục hạn chế này.
Những yếu tố khiến răng ngả màu
- Do thói quen ăn uống: Những người thường xuyên ăn trầu, uống nước chè đặc, ăn sôcôla nhiều làm cho răng trở nên sậm màu. Đặc biệt đối với những người nghiện thuốc lá, thuốc lào, khói thuốc và nhựa nicotin hằng ngày ám vào răng tạo thành một màu vàng xỉn hay thâm đen, hơn nữa hơi thở của họ còn rất hôi.
- Do nhuộm và trám kim loại trên răng: Trước đây ông cha ta thường nhuộm răng đen bằng cánh kiến, đây là một biện pháp bảo vệ răng rất tốt, nhưng ngày nay không còn được áp dụng vì quan niệm hàm răng nhuộm đen không còn được xã hội hiện đại xem là đẹp. Một số người có sở thích trám lên răng những kim loại đắt tiền, do lâu ngày sự ôxy hóa kim loại đó cũng có thể làm cho rằng bị ố vàng, mặt khác chỗ trám kim loại trên răng là điều kiện cho các loại vi khuẩn, gợn thức ăn bám vào làm đổi màu răng và có thể làm gia tăng nguy cơ sâu răng, nhất là đối với những người vệ sinh răng miệng kém.
- Sử dụng quá nhiều tetracyclin: Trong quá trình mang thai nếu người mẹ sử dụng nhiều kháng sinh này thì sẽ ảnh hưởng đến độ trắng sáng hàm răng của trẻ sau này. Khi còn nhỏ, trẻ phải sử dụng nhiều, lâu dài tetracyclin thì lớn lên cũng sẽ bị vàng răng với những mức độ khác nhau.
- Các bệnh lý ở răng: Sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, chết tủy, là những yếu tố tác động làm ngả màu răng. Sự hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh cộng với chất cặn bã của thức ăn được lên men trong nước bọt sẽ làm cho men răng bị ảnh hưởng.
- Thiếu dinh dưỡng: Trong thời kỳ thai nghén nếu người mẹ thiếu chất dinh dưỡng, nhất là không được bổ sung đầy đủ canxi và khoáng chất sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển răng của trẻ sau này, có thể trẻ sẽ bị thiểu sản men (răng bị lỗ chỗ, có những đốm nâu trên bề mặt men răng), thiểu sản ngà (ngà răng bị khiếm khuyết, khiến cho răng có màu trắng đục hoặc xanh tái hoặc phần trên răng có màu xám đen, phần dưới có màu vàng nhợt nhạt). Trong thời kỳ trẻ mọc răng sữa, thay răng vĩnh viễn nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc cũng dễ dẫn đến có một hàm răng không đẹp như mong muốn.
- Sống trong vùng có nguồn nước bị nhiễm flour: Một số địa phương ở nước ta có hàm lượng flour trong nước sinh hoạt cao làm cho bề mặt răng có những đốm nâu vàng. Người ta sử dụng flour trong kem đánh răng, nước súc miệng để bảo vệ răng nhưng ở một hàm lượng vừa phải.
Xử lý răng bị ngả màu
Tùy theo từng mức độ ngả màu của răng, mất men, vàng sậm hay nâu vàng và tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng này các nha sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.
Tẩy trắng răng: Trước khi tẩy trắng, nha sĩ phải khám kỹ răng cho bệnh nhân, các răng sâu phải được chữa trị khỏi trước. Hiện nay thuốc được sử dụng để tẩy răng thường là axit photphoric 35% (H3PO4) hay một loại gen có chất carbamid perpxid, sau khi thực hiện tẩy, răng sẽ trắng lại nhiều hay ít tùy theo mức độ đen trước đó. Thời gian tẩy lại từ 3-5 năm tùy vào mức độ giữ gìn răng của từng người.
Lấy cao răng và đánh bóng răng: Đối với những người bị răng đen, vàng do khói thuốc hoặc dùng nước chè đặc lâu ngày, muốn làm cho răng trắng trở lại thường là đi lấy cao răng, cạo sạch những vùng răng bị ám đen.
Trám răng bằng vật liệu composite: Đây là cách thường được áp dụng cho những trường hợp răng mất men nhiều, đen sậm màu không có khả năng hồi phục độ sáng trắng nếu thực hiện bằng các phương pháp khác. Người ta đắp vào mặt răng nhựa composite quang trùng hợp, còn được gọi là trám răng thẩm mỹ với đèn halogen. Các bệnh viện răng hàm mặt, các khoa răng hàm mặt ở các thành phố, tỉnh đều có thể thực hiện tốt kỹ thuật này.
Tất cả các phương pháp làm trắng răng đều được thực hiện an toàn tại các cơ sở nha khoa tin cậy.
Làm gì để răng không bị ngả màu?
Để có một hàm răng đẹp, điều quan trọng trước hết là phải giữ gìn vệ sinh răng miệng thường xuyên sạch sẽ, nên đánh răng ngay sau bữa ăn, không ăn nhiều đường ngọt, nhất là trước khi đi ngủ. Không nên sử dụng nhiều loại nước chè đặc, thuốc lá, thuốc lào, không ăn nhiều và thường xuyên sôcôla. Lấy cao răng và khám răng 6 tháng/lần để lấy đi những mảng bám gây viêm lợi, viêm răng và kịp thời phát hiện những tổn thương của răng lợi để điều trị.
Những phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng như trẻ ở độ tuổi mọc răng, thay răng cần có chế độ dinh dưỡng bảo đảm, tránh không bị suy dinh dưỡng bào thai và còi xương ở trẻ em, không nên lạm dụng kháng sinh tetracyclin. Nếu sống trong vùng có nguồn nước bị nhiễm flour nặng nên dùng nước máy đánh phèn để làm nước ăn uống. Khi bị sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng nên đi khám để được điều trị sớm, tránh để bệnh nặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng màu răng.
Những yếu tố khiến răng ngả màu
- Do thói quen ăn uống: Những người thường xuyên ăn trầu, uống nước chè đặc, ăn sôcôla nhiều làm cho răng trở nên sậm màu. Đặc biệt đối với những người nghiện thuốc lá, thuốc lào, khói thuốc và nhựa nicotin hằng ngày ám vào răng tạo thành một màu vàng xỉn hay thâm đen, hơn nữa hơi thở của họ còn rất hôi.
- Do nhuộm và trám kim loại trên răng: Trước đây ông cha ta thường nhuộm răng đen bằng cánh kiến, đây là một biện pháp bảo vệ răng rất tốt, nhưng ngày nay không còn được áp dụng vì quan niệm hàm răng nhuộm đen không còn được xã hội hiện đại xem là đẹp. Một số người có sở thích trám lên răng những kim loại đắt tiền, do lâu ngày sự ôxy hóa kim loại đó cũng có thể làm cho rằng bị ố vàng, mặt khác chỗ trám kim loại trên răng là điều kiện cho các loại vi khuẩn, gợn thức ăn bám vào làm đổi màu răng và có thể làm gia tăng nguy cơ sâu răng, nhất là đối với những người vệ sinh răng miệng kém.
- Sử dụng quá nhiều tetracyclin: Trong quá trình mang thai nếu người mẹ sử dụng nhiều kháng sinh này thì sẽ ảnh hưởng đến độ trắng sáng hàm răng của trẻ sau này. Khi còn nhỏ, trẻ phải sử dụng nhiều, lâu dài tetracyclin thì lớn lên cũng sẽ bị vàng răng với những mức độ khác nhau.
- Các bệnh lý ở răng: Sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, chết tủy, là những yếu tố tác động làm ngả màu răng. Sự hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh cộng với chất cặn bã của thức ăn được lên men trong nước bọt sẽ làm cho men răng bị ảnh hưởng.
- Thiếu dinh dưỡng: Trong thời kỳ thai nghén nếu người mẹ thiếu chất dinh dưỡng, nhất là không được bổ sung đầy đủ canxi và khoáng chất sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển răng của trẻ sau này, có thể trẻ sẽ bị thiểu sản men (răng bị lỗ chỗ, có những đốm nâu trên bề mặt men răng), thiểu sản ngà (ngà răng bị khiếm khuyết, khiến cho răng có màu trắng đục hoặc xanh tái hoặc phần trên răng có màu xám đen, phần dưới có màu vàng nhợt nhạt). Trong thời kỳ trẻ mọc răng sữa, thay răng vĩnh viễn nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc cũng dễ dẫn đến có một hàm răng không đẹp như mong muốn.
- Sống trong vùng có nguồn nước bị nhiễm flour: Một số địa phương ở nước ta có hàm lượng flour trong nước sinh hoạt cao làm cho bề mặt răng có những đốm nâu vàng. Người ta sử dụng flour trong kem đánh răng, nước súc miệng để bảo vệ răng nhưng ở một hàm lượng vừa phải.
Xử lý răng bị ngả màu
Tùy theo từng mức độ ngả màu của răng, mất men, vàng sậm hay nâu vàng và tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng này các nha sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.
Tẩy trắng răng: Trước khi tẩy trắng, nha sĩ phải khám kỹ răng cho bệnh nhân, các răng sâu phải được chữa trị khỏi trước. Hiện nay thuốc được sử dụng để tẩy răng thường là axit photphoric 35% (H3PO4) hay một loại gen có chất carbamid perpxid, sau khi thực hiện tẩy, răng sẽ trắng lại nhiều hay ít tùy theo mức độ đen trước đó. Thời gian tẩy lại từ 3-5 năm tùy vào mức độ giữ gìn răng của từng người.
Lấy cao răng và đánh bóng răng: Đối với những người bị răng đen, vàng do khói thuốc hoặc dùng nước chè đặc lâu ngày, muốn làm cho răng trắng trở lại thường là đi lấy cao răng, cạo sạch những vùng răng bị ám đen.
Trám răng bằng vật liệu composite: Đây là cách thường được áp dụng cho những trường hợp răng mất men nhiều, đen sậm màu không có khả năng hồi phục độ sáng trắng nếu thực hiện bằng các phương pháp khác. Người ta đắp vào mặt răng nhựa composite quang trùng hợp, còn được gọi là trám răng thẩm mỹ với đèn halogen. Các bệnh viện răng hàm mặt, các khoa răng hàm mặt ở các thành phố, tỉnh đều có thể thực hiện tốt kỹ thuật này.
Tất cả các phương pháp làm trắng răng đều được thực hiện an toàn tại các cơ sở nha khoa tin cậy.
Làm gì để răng không bị ngả màu?
Để có một hàm răng đẹp, điều quan trọng trước hết là phải giữ gìn vệ sinh răng miệng thường xuyên sạch sẽ, nên đánh răng ngay sau bữa ăn, không ăn nhiều đường ngọt, nhất là trước khi đi ngủ. Không nên sử dụng nhiều loại nước chè đặc, thuốc lá, thuốc lào, không ăn nhiều và thường xuyên sôcôla. Lấy cao răng và khám răng 6 tháng/lần để lấy đi những mảng bám gây viêm lợi, viêm răng và kịp thời phát hiện những tổn thương của răng lợi để điều trị.
Những phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng như trẻ ở độ tuổi mọc răng, thay răng cần có chế độ dinh dưỡng bảo đảm, tránh không bị suy dinh dưỡng bào thai và còi xương ở trẻ em, không nên lạm dụng kháng sinh tetracyclin. Nếu sống trong vùng có nguồn nước bị nhiễm flour nặng nên dùng nước máy đánh phèn để làm nước ăn uống. Khi bị sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng nên đi khám để được điều trị sớm, tránh để bệnh nặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng màu răng.
Thương Thương
Theo BS
Theo BS