[h=2]"Dù thai nhỏ hay to đều có thể “giải quyết” được hết khi đến phòng khám này. Những đứa bé còn chưa kịp nhìn thấy ánh mặt trời đã bị tước đi quyền sống không hề thương tiếc...".[/h] Theo tiết lộ của một số nhân viên y tá ở phòng khám đa khoa phía Nam 934 – 936 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội, nơi vẫn được đồn là nơi phá thai khủng khiếp nhất Hà Thành, “tuổi nghề” của những nhân viên y tá ở đây thường rất ngắn.
Thông thường họ chỉ làm từ 1 – 2 năm là nghỉ. Nhưng trong 1 – 2 năm ấy, dù là nhân viên ở tổ điều trị, tổ siêu âm hay tổ sản họ đều được biết tới những ca nạo phá thai rất rùng rợn mà phóng khám này đã từng làm.
Tiếp xúc với những nhân viên y tá mặt trẻ măng ở phòng khám 934 – 936 Trương Định có “thâm niên” chứng kiến những ca phá thai đã có thừa, phảng phất đâu đó trên khuôn mặt, ánh mắt của những cô gái này là những nỗi sợ hãi, sự ám ảnh vô hình về những ca phá thai mà họ vẫn hàng ngày phải chứng kiến.
Tìm mọi cách bắt chuyện, cuối cùng chúng tôi đã “làm thân” được với một cô y tá tên N có dáng vẻ khá hiền lành nhất trong số những y tá kia. Chia sẻ với chúng tôi, N tiết lộ làm ở đây lương trung bình từ học việc cho tới làm chính là 2,5- 3 triệu/tháng. Buổi tối trực thì tùy từng ca sẽ được bồi dưỡng thêm 100 – 200.000 đồng.
Trong vai là những người đi xin tư vấn và “làm giá” trước khi “xử lý hậu quả” của chính mình, bằng một số câu hỏi khéo, y tá N còn kể cho chúng tôi biết về “thành tích” phá thai của phòng khám này. Một ngày trung bình ở phòng khám 934 – 936 Trương Định có tới 4 – 5 ca nạo phá thai với đủ mọi loại kích cỡ thai nhi theo tuần tuổi.
Nghe chi tiết này, chúng tôi không khỏi rùng mình khi nhẩm tính số lượng những đứa trẻ mới chỉ thành hình trong bụng mẹ đã bị tước đi quyền sống không thương tiếc trong vòng một năm (!?) Thậm chí, y tá N cho biết, trong số những thai nhi bị chối bỏ ấy có nhiều thai nhi có trọng lượng lên tới hơn 2kg.
Những người tới phòng khám có rất nhiều lứa tuổi, nhiều lý do khác nhau nhưng có nhiều ca mà người đến phá thai còn rất trẻ.
Dường như bị cuốn vào vòng của câu chuyện với chúng tôi khi chạm đúng 'mạch', nhân viên y tá tên N còn tiết lộ rằng, ở phòng khám này toàn bộ thai nhi dù nhỏ hay to đều được xử lý rất nhanh. Đối với những ca đặc biệt sẽ cho tiêm thuốc để thai chết lưu trong bụng trước rồi sau đó tiến hành phẫu thuật lấy thai nhi ra.
Đặc biệt, trong những ca phá thai kinh hoàng bất kể tuổi thai nhi ấy là bao nhiêu, có nhiều ca là sinh viên đều để lại cái thai đó ở phòng khám để xử lý vì không thể mang về. Không chỉ thế, các nhân viên y tá không được biết bất kỳ thông tin nào về cách “xử lý” bí mật mà phòng khám này sử dụng để xử lý xác các thai nhi.
Nói đến đây, cô y tá trẻ măng bất chợt trùng hẳn giọng xuống có lẽ vì bị ám ảnh bởi cô cũng sắp làm mẹ trong khi những người phụ nữ kia quyết tâm từ chối quyền được làm mẹ của mình bằng mọi giá?
Trong căn phòng tầng 3 âm u đầy mùi ẩm mốc vì kín mít của phòng khám số 934 – 936 ấy, cô y tá N thi thoảng lại liếc nhìn trộm chúng tôi có lẽ phần vì đang mất bình tĩnh nhưng phần lại như muốn chia sẻ những điều bứt rứt trong lòng khi chứng kiến nhiều ca phá thai khủng khiếp như vậy mà không biết nói cùng ai.
Chúng tôi cố gắng gặng hỏi thêm thì N tâm sự rằng ở tại phòng khám mà không biết bao nhiêu sinh linh đã bị tước đi quyền sống này, có hàng tá các lý do éo le dẫn đến những người phụ nữ đến đây phải hủy đứa con trong bụng bằng mọi giá.
Người thì đang có thai, chồng bỏ đi hoặc nhà cố có con trai nhưng lại ra con gái nên không còn cách nào khác là phải xử lý. Đặc biệt, lý giải về trường hợp các ca sinh viên đến phá thai cô y tá này cho biết nhiều ca sinh viên biết mình có thai muốn phá sớm nhưng vì không có tiền nên đợi đến khi xoay đủ tiền đi xử lý thì thai đã to hơn rất nhiều.
Rồi lại có người đi nước ngoài hứa hẹn nhau bên đó nhưng về tới Việt Nam lại đánh bài chuồn mất không biết tìm ở đâu nên người con gái đành phải tự mình đi xử lý vì không thể để lại được dù thai có to bao nhiêu chăng nữa…
Có lẽ bất giác cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến mình cũng là một người phụ nữ, rồi cũng có chồng, có con và hơn hết không biết con mình có khỏe mạnh hay không, N nói với giọng buồn buồn rằng con cái là lộc trời cho chẳng biết đâu mà lần.
Có những người gia đình đề huề nhưng lại vô sinh, khát khao một mụn con cũng khó. Giá mà những đứa trẻ đã bị chối bỏ kia không bị tước đoạt đi quyền làm người và sinh ra trong những gia đình hiếm muộn sẽ hạnh phúc biết bao…
Thông thường họ chỉ làm từ 1 – 2 năm là nghỉ. Nhưng trong 1 – 2 năm ấy, dù là nhân viên ở tổ điều trị, tổ siêu âm hay tổ sản họ đều được biết tới những ca nạo phá thai rất rùng rợn mà phóng khám này đã từng làm.
Tiếp xúc với những nhân viên y tá mặt trẻ măng ở phòng khám 934 – 936 Trương Định có “thâm niên” chứng kiến những ca phá thai đã có thừa, phảng phất đâu đó trên khuôn mặt, ánh mắt của những cô gái này là những nỗi sợ hãi, sự ám ảnh vô hình về những ca phá thai mà họ vẫn hàng ngày phải chứng kiến.
Tìm mọi cách bắt chuyện, cuối cùng chúng tôi đã “làm thân” được với một cô y tá tên N có dáng vẻ khá hiền lành nhất trong số những y tá kia. Chia sẻ với chúng tôi, N tiết lộ làm ở đây lương trung bình từ học việc cho tới làm chính là 2,5- 3 triệu/tháng. Buổi tối trực thì tùy từng ca sẽ được bồi dưỡng thêm 100 – 200.000 đồng.
Trong vai là những người đi xin tư vấn và “làm giá” trước khi “xử lý hậu quả” của chính mình, bằng một số câu hỏi khéo, y tá N còn kể cho chúng tôi biết về “thành tích” phá thai của phòng khám này. Một ngày trung bình ở phòng khám 934 – 936 Trương Định có tới 4 – 5 ca nạo phá thai với đủ mọi loại kích cỡ thai nhi theo tuần tuổi.
Nghe chi tiết này, chúng tôi không khỏi rùng mình khi nhẩm tính số lượng những đứa trẻ mới chỉ thành hình trong bụng mẹ đã bị tước đi quyền sống không thương tiếc trong vòng một năm (!?) Thậm chí, y tá N cho biết, trong số những thai nhi bị chối bỏ ấy có nhiều thai nhi có trọng lượng lên tới hơn 2kg.
Những người tới phòng khám có rất nhiều lứa tuổi, nhiều lý do khác nhau nhưng có nhiều ca mà người đến phá thai còn rất trẻ.
Dường như bị cuốn vào vòng của câu chuyện với chúng tôi khi chạm đúng 'mạch', nhân viên y tá tên N còn tiết lộ rằng, ở phòng khám này toàn bộ thai nhi dù nhỏ hay to đều được xử lý rất nhanh. Đối với những ca đặc biệt sẽ cho tiêm thuốc để thai chết lưu trong bụng trước rồi sau đó tiến hành phẫu thuật lấy thai nhi ra.
Đặc biệt, trong những ca phá thai kinh hoàng bất kể tuổi thai nhi ấy là bao nhiêu, có nhiều ca là sinh viên đều để lại cái thai đó ở phòng khám để xử lý vì không thể mang về. Không chỉ thế, các nhân viên y tá không được biết bất kỳ thông tin nào về cách “xử lý” bí mật mà phòng khám này sử dụng để xử lý xác các thai nhi.
Nói đến đây, cô y tá trẻ măng bất chợt trùng hẳn giọng xuống có lẽ vì bị ám ảnh bởi cô cũng sắp làm mẹ trong khi những người phụ nữ kia quyết tâm từ chối quyền được làm mẹ của mình bằng mọi giá?
Trong căn phòng tầng 3 âm u đầy mùi ẩm mốc vì kín mít của phòng khám số 934 – 936 ấy, cô y tá N thi thoảng lại liếc nhìn trộm chúng tôi có lẽ phần vì đang mất bình tĩnh nhưng phần lại như muốn chia sẻ những điều bứt rứt trong lòng khi chứng kiến nhiều ca phá thai khủng khiếp như vậy mà không biết nói cùng ai.
Chúng tôi cố gắng gặng hỏi thêm thì N tâm sự rằng ở tại phòng khám mà không biết bao nhiêu sinh linh đã bị tước đi quyền sống này, có hàng tá các lý do éo le dẫn đến những người phụ nữ đến đây phải hủy đứa con trong bụng bằng mọi giá.
Người thì đang có thai, chồng bỏ đi hoặc nhà cố có con trai nhưng lại ra con gái nên không còn cách nào khác là phải xử lý. Đặc biệt, lý giải về trường hợp các ca sinh viên đến phá thai cô y tá này cho biết nhiều ca sinh viên biết mình có thai muốn phá sớm nhưng vì không có tiền nên đợi đến khi xoay đủ tiền đi xử lý thì thai đã to hơn rất nhiều.
Rồi lại có người đi nước ngoài hứa hẹn nhau bên đó nhưng về tới Việt Nam lại đánh bài chuồn mất không biết tìm ở đâu nên người con gái đành phải tự mình đi xử lý vì không thể để lại được dù thai có to bao nhiêu chăng nữa…
Có lẽ bất giác cảm thấy sợ hãi khi nghĩ đến mình cũng là một người phụ nữ, rồi cũng có chồng, có con và hơn hết không biết con mình có khỏe mạnh hay không, N nói với giọng buồn buồn rằng con cái là lộc trời cho chẳng biết đâu mà lần.
Có những người gia đình đề huề nhưng lại vô sinh, khát khao một mụn con cũng khó. Giá mà những đứa trẻ đã bị chối bỏ kia không bị tước đoạt đi quyền làm người và sinh ra trong những gia đình hiếm muộn sẽ hạnh phúc biết bao…