[h=2]Xahoi - Qua lời bố kể, tôi mới biết rằng cũng chính nơi đây, tại cây nhãn và căn nhà hoang này, chị đã từng gặp nạn và trở nên ngớ ngẩn.[/h]
Kể từ ngày gặp nạn, chị biến thành kẻ điên dại (Ảnh minh họa)
Trông chừng chị tôi là một công việc hết sức nguy hiểm. Trưa nắng chang chang, mọi người mệt mỏi đang lịm trong giấc ngủ thì chị lẻn đi sang làng bên. Giữa đêm, chỉ nghe một tiếng huýt sáo của đàn ông, chị cũng bừng tỉnh, len lén mở cửa ra đường hóng. Ai can ngăn sẽ bị chị trả thù. Tôi đã từng lặng lẽ đi theo chị để bảo vệ, nhưng bất ngờ chị chạy vào góc khuất rồi gạch đá được ném ra tới tấp. Tôi nhẹ nhàng khuyên giải, can ngăn thì bị chị cắt dép, rạch quần áo…
Chị rất đẹp, từ ngày biết để ý, tôi nhận thấy trong làng chẳng có đứa con gái nào đẹp bằng chị. Trước đây, chị hiền lắm và hành động cũng không ương dở như bây giờ. Rất nhiều người bảo chị là ăn quả cây nhãn ma ở ngôi nhà hoang trên đồi nên bị ma bắt mất hồn. Tôi chẳng tin.
Hồi nhỏ chăn trâu, chúng tôi vẫn tránh nắng ở ngôi nhà hoang đó và đứa nào mà chẳng ăn nhãn, có làm sao đâu. Hay chị xinh quá bị ma bắt mất hồn? Các cụ già làng tôi vẫn kể rằng, hồi xưa, con gái đi qua nơi âm u hoang vắng thì phải lấy bùn đất bôi vào mặt để ma thấy xấu mà không bắt đi.
Trong trí nhớ mơ hồ của tôi thì hổi nhỏ, chị hoàn toàn bình thường, mua bánh cho tôi, chị may lại chiếc áo tôi nghịch nghợm làm rách toạc… Thế rồi một hôm, chú tôi ở thị xã về đón tôi về nhà chú chơi mấy ngày, đến khi tôi về nhà thì chị đã nằm liệt giường. Tỉnh lại, chị biến thành một người hoàn toàn khác.
Chị không thể đi học tiếp, đi chăn trâu cùng với chúng tôi thì chị xua hết trâu xuống ruộng rồi cười khành khạch. Chị cười vẫn rất đẹp, nhưng mấy đứa trẻ trâu thấy điệu cười đó đều sợ hãi, chúng bảo là ma cười.
Chị có nhiều hành động ngớ ngẩn đến nỗi nhiều lúc tôi bực mình buột mồm quát chị là đồ điên. Những lúc bị tôi mắng, chị sững người lại nhìn tôi bằng ánh mắt ghê dại của người mất trí. Rồi chị phản ứng lại, chị bất ngờ đánh tôi những lúc chị không vừa ý.
Lần đầu tiên tôi bị chị đánh là lúc tôi nhặt chiếc áo của chị phơi ngoài sân bị gió làm rơi xuống đất. Vừa cầm chiếc áo định vắt lên dây phơi, tôi bị chị cầm gậy đánh túi bụi vào đầu, vào lưng. Chị giằng lấy chiếc áo và hét lên: “Đừng động vào đồ của tao”. Thỉnh thoảng tôi lại bị những cú đánh bất ngờ vì vô tình động vào đồ đạc hay xâm phạm “lãnh thổ” tưởng tượng nào đó của chị.
Chị quá hung dữ, ích kỷ và hằn học với tôi. Bữa cơm, chị chọn chiếc bát đẹp nhất, đôi đũa đẹp nhất, gắp thức ăn ngon nhất và rút vào một góc nhà ngồi ăn. Những tình cảm chị em tốt đẹp ngày trước dần phai mờ, thay vào đó là một sự khó chịu mỗi khi tôi nhìn thấy chị.
Vài năm sau, mối lo sợ về chị còn nhiều hơn. Chị đã đến tuổi dậy thì, mái tóc dài đen óng, những đường cong trên cơ thể chị khiến mấy gã đàn ông ở đầu làng phải há hốc mồm nhìn theo. Nhưng trái ngược với vẻ đẹp đó sự tác quái mà chị dành cho tôi. Chị đánh tôi nhiều hơn và mạnh hơn.
Người ta nói rằng người điên rất khỏe, chị khỏe thật. Có những lúc bị đánh bất ngờ, tôi vùng dậy xô chị ra nhưng không được. Chị nắm lấy gáy tôi như người ta tóm gáy con mèo, kéo xềnh xệch ra ngoài sân rồi lẳng mạnh. Một nguồn năng lượng mạnh mẽ như từ cõi hư vô, truyền vào cánh tay của chị khiến tôi văng ra xa. Chiếc áo mới mua đầu năm học của tôi rách toạc, chị lại cười khành khạch. Tôi ghét chị ghê ghớm.
Chính nơi đây, chị đã từng gặp nạn và trở nên ngớ ngẩn (Ảnh minh họa)
Mặc dù dở người nhưng chị cũng biết để ý đến đàn ông. Chị chải chuốt, cài hoa, õng ẹo đi khắp xóm. Chỗ chị thích lượn lờ nhất là cái quán nước đầu đường, nơi có đám thanh niên rỗi việc ngồi tán phét. Mỗi lần chị đi qua, đám thanh niên lại buông lời cợt nhả, bậy bạ nhưng chị thích lắm. Bố mẹ tôi rất sợ mỗi khi trời tối mà không thấy chị ở nhà. Mẹ nói rằng chị quá đẹp, đám trai làng thì quá rách việc, cứ tối đến lại rượu chè… Ngộ nhỡ bọn họ bất chấp cả bệnh tật của chị mà làm bậy thì khổ cho chị.
Tôi được giao nhiệm vụ trông nom, bám theo chị để tránh những chuyện không hay. Một năm, hai năm trôi qua mà không xảy ra chuyện gì, ngọn lửa bản năng trong chị dường như không còn hừng hực như trước nữa. Tối đến chị ít trốn nhà đi chơi mà tha thẩn ở góc giường – “lãnh thổ” riêng của chị. Chị áp những con búp bê bằng cỏ khô, bằng vải vụn lên má và cất tiếng hát lanh lảnh.
Cũng có một người đàn ông tìm đến chị với tấm lòng chân thành, đó là anh Nhự. Anh Nhự bị bại não, đi đứng, nói năng hết sức khó khăn. Mỗi khi anh đến nhà, chị tỏ ra rất vui, chị lấy nước mời anh rất chu đáo. Mẹ anh đến nhà tôi và nói rằng anh muốn lấy chị làm vợ. Mẹ anh còn nói là biết đâu khi có chồng, chị tôi lại khỏi bệnh. Mẹ tôi chỉ khóc mà không trả lời. Mẹ lo sợ chị không đủ trí khôn để đảm bảo an toàn cho đứa con của chị.
Sau anh Nhự cũng có một người đàn ông già không có con tìm đến, muốn lấy chị làm vợ, nhưng đã bị mẹ tôi từ chối thẳng thừng. Những gã đàn ông nát rượu thỉnh thoảng đi qua nhà vẫn huýt sáo, nhưng đôi mắt chị không còn nháo nhác lên như trước. Tối đến, chị tôi lại thẫn thờ với những con búp bê và cất tiếng hát não nề.
Khi tôi bắt đầu bước vào đại học năm thứ 2 ở trên thành phố thì nhận được điện báo: Chị mất đột ngột. Đám tang được tổ chức vội vã, tôi về tới nhà chỉ kịp đưa chị ra bãi tha ma. Nơi an nghỉ của chị phải đi qua khu đồi có cây nhãn và căn nhà hoang, phải đi qua những nơi mà tôi và chị hồi nhỏ thường chăn trâu ở đó. Cho đến lúc ấy tôi vẫn không hiểu sao tự dưng chị lại phát điên, cũng không rõ ràng lắm về cái chết của chị.
Bố mẹ tôi thì bảo chị bị ngã, người khác lại nói chị tự tử ở đúng cây nhãn ma đã bắt mất hồn của chị. Lúc đoàn người đi về, tôi lặng lẽ tách ra và đi về phía ngôi nhà hoang, nơi có cây nhãn mà ai cũng sợ, chỉ có lũ trẻ con chúng tôi ngày xưa không sợ.
Cây nhãn um tùm, quả mọng to mà trước đó chưa bao giờ chúng tôi từng thấy. Hồi trước, quả nhãn vừa mới ra lớp cùi mỏng tang ăn nhàn nhạt đã bị lũ trẻ chúng tôi hái sạch. Cây nhãn bây giờ trĩu quả mà chẳng ai dám hái. Những chùm nhãn còn lọt qua mái ngói vỡ chui và căn nhà hoang.
Tôi bỗng giật mình khi có tiếng bước chân ở ngay phía sau, ngoảnh lại thì hóa ra là bố tôi. Bố cầm mấy nén hương cắm vào gốc nhãn rồi chấp tay khấn khứa, một giọt nước mắt ứa ra từ khóe mắt nhăn nheo của bố. Bố kéo tôi ngồi xuống một mảng tường đổ. Ông kể: “Khi con đỗ đại học, chị con đã rất buồn và đòi đi học. Đến khi con nhập trường năm thứ 2 thì chị con không chịu nổi và tìm đến cái chết. Từ ngày nó bị ngã, nó ghen tỵ với con rất nhiều”.
Qua lời bố kể, tôi mới biết rằng chính nơi đây, chị đã từng gặp nạn và trở nên ngớ ngẩn. Trước khi bị nạn, chị quý tôi lắm. Thấy tôi ca thán rằng luôn bị đám trẻ tranh mất những chùm nhãn to, chị hứa sẽ hái tặng tôi một chùm nhãn thật mọng. Cái cách mà chị có được chùm nhãn thật mọng là lấy dây kéo một chùm giấu vào trong ô ngói vỡ của căn nhà hoang. Lũ trẻ con sẽ không phát hiện ra, chùm nhãn sẽ tồi tại cho tới khi chín mọng, chị sẽ hái để tặng tôi.
Hôm đó tôi đi học, chị cùng một người bạn đến thu hoạch chùm nhãn đó. Không may chị trượt chân, lăn từ mái nhà xuống đất mà trên tay vẫn còn cầm chùm nhãn. Bố mẹ sợ tôi còn nhỏ, ảnh hưởng đến tâm lý đã giấu biệt nguyên nhân chị gặp nạn là vì tôi.
Tài sản của chị trong hòm gỗ được lấy ra có rất nhiều búp bê. Lúc này tôi mới để ý là những con búp bê đó đều vẽ tóc ngắn và có vẻ giống như một cậu bé. Một bức ảnh hồi nhỏ của tôi có dòng chữ nguệch ngoạc của chị: “Em của chị”. Nước mắt tôi trào ra. Vì tôi chị đã mất tất cả.
Chị luôn khao khát tình thương yêu mà không có được. Đến ngay cả đứa em trai là tôi cũng khôn lớn và tuột khỏi vòng tay của chị. Đứa em trai mà chị yêu quí không phải là tôi mà là đứa trẻ bé nhỏ của ngày xưa. Giá như tôi đối xử với chị tốt hơn thì cuộc đời chị không kết thúc bi thảm như vậy.
Kể từ ngày gặp nạn, chị biến thành kẻ điên dại (Ảnh minh họa)
Trông chừng chị tôi là một công việc hết sức nguy hiểm. Trưa nắng chang chang, mọi người mệt mỏi đang lịm trong giấc ngủ thì chị lẻn đi sang làng bên. Giữa đêm, chỉ nghe một tiếng huýt sáo của đàn ông, chị cũng bừng tỉnh, len lén mở cửa ra đường hóng. Ai can ngăn sẽ bị chị trả thù. Tôi đã từng lặng lẽ đi theo chị để bảo vệ, nhưng bất ngờ chị chạy vào góc khuất rồi gạch đá được ném ra tới tấp. Tôi nhẹ nhàng khuyên giải, can ngăn thì bị chị cắt dép, rạch quần áo…
Chị rất đẹp, từ ngày biết để ý, tôi nhận thấy trong làng chẳng có đứa con gái nào đẹp bằng chị. Trước đây, chị hiền lắm và hành động cũng không ương dở như bây giờ. Rất nhiều người bảo chị là ăn quả cây nhãn ma ở ngôi nhà hoang trên đồi nên bị ma bắt mất hồn. Tôi chẳng tin.
Hồi nhỏ chăn trâu, chúng tôi vẫn tránh nắng ở ngôi nhà hoang đó và đứa nào mà chẳng ăn nhãn, có làm sao đâu. Hay chị xinh quá bị ma bắt mất hồn? Các cụ già làng tôi vẫn kể rằng, hồi xưa, con gái đi qua nơi âm u hoang vắng thì phải lấy bùn đất bôi vào mặt để ma thấy xấu mà không bắt đi.
Trong trí nhớ mơ hồ của tôi thì hổi nhỏ, chị hoàn toàn bình thường, mua bánh cho tôi, chị may lại chiếc áo tôi nghịch nghợm làm rách toạc… Thế rồi một hôm, chú tôi ở thị xã về đón tôi về nhà chú chơi mấy ngày, đến khi tôi về nhà thì chị đã nằm liệt giường. Tỉnh lại, chị biến thành một người hoàn toàn khác.
Chị không thể đi học tiếp, đi chăn trâu cùng với chúng tôi thì chị xua hết trâu xuống ruộng rồi cười khành khạch. Chị cười vẫn rất đẹp, nhưng mấy đứa trẻ trâu thấy điệu cười đó đều sợ hãi, chúng bảo là ma cười.
Chị có nhiều hành động ngớ ngẩn đến nỗi nhiều lúc tôi bực mình buột mồm quát chị là đồ điên. Những lúc bị tôi mắng, chị sững người lại nhìn tôi bằng ánh mắt ghê dại của người mất trí. Rồi chị phản ứng lại, chị bất ngờ đánh tôi những lúc chị không vừa ý.
Lần đầu tiên tôi bị chị đánh là lúc tôi nhặt chiếc áo của chị phơi ngoài sân bị gió làm rơi xuống đất. Vừa cầm chiếc áo định vắt lên dây phơi, tôi bị chị cầm gậy đánh túi bụi vào đầu, vào lưng. Chị giằng lấy chiếc áo và hét lên: “Đừng động vào đồ của tao”. Thỉnh thoảng tôi lại bị những cú đánh bất ngờ vì vô tình động vào đồ đạc hay xâm phạm “lãnh thổ” tưởng tượng nào đó của chị.
Chị quá hung dữ, ích kỷ và hằn học với tôi. Bữa cơm, chị chọn chiếc bát đẹp nhất, đôi đũa đẹp nhất, gắp thức ăn ngon nhất và rút vào một góc nhà ngồi ăn. Những tình cảm chị em tốt đẹp ngày trước dần phai mờ, thay vào đó là một sự khó chịu mỗi khi tôi nhìn thấy chị.
Vài năm sau, mối lo sợ về chị còn nhiều hơn. Chị đã đến tuổi dậy thì, mái tóc dài đen óng, những đường cong trên cơ thể chị khiến mấy gã đàn ông ở đầu làng phải há hốc mồm nhìn theo. Nhưng trái ngược với vẻ đẹp đó sự tác quái mà chị dành cho tôi. Chị đánh tôi nhiều hơn và mạnh hơn.
Người ta nói rằng người điên rất khỏe, chị khỏe thật. Có những lúc bị đánh bất ngờ, tôi vùng dậy xô chị ra nhưng không được. Chị nắm lấy gáy tôi như người ta tóm gáy con mèo, kéo xềnh xệch ra ngoài sân rồi lẳng mạnh. Một nguồn năng lượng mạnh mẽ như từ cõi hư vô, truyền vào cánh tay của chị khiến tôi văng ra xa. Chiếc áo mới mua đầu năm học của tôi rách toạc, chị lại cười khành khạch. Tôi ghét chị ghê ghớm.
Chính nơi đây, chị đã từng gặp nạn và trở nên ngớ ngẩn (Ảnh minh họa)
Mặc dù dở người nhưng chị cũng biết để ý đến đàn ông. Chị chải chuốt, cài hoa, õng ẹo đi khắp xóm. Chỗ chị thích lượn lờ nhất là cái quán nước đầu đường, nơi có đám thanh niên rỗi việc ngồi tán phét. Mỗi lần chị đi qua, đám thanh niên lại buông lời cợt nhả, bậy bạ nhưng chị thích lắm. Bố mẹ tôi rất sợ mỗi khi trời tối mà không thấy chị ở nhà. Mẹ nói rằng chị quá đẹp, đám trai làng thì quá rách việc, cứ tối đến lại rượu chè… Ngộ nhỡ bọn họ bất chấp cả bệnh tật của chị mà làm bậy thì khổ cho chị.
Tôi được giao nhiệm vụ trông nom, bám theo chị để tránh những chuyện không hay. Một năm, hai năm trôi qua mà không xảy ra chuyện gì, ngọn lửa bản năng trong chị dường như không còn hừng hực như trước nữa. Tối đến chị ít trốn nhà đi chơi mà tha thẩn ở góc giường – “lãnh thổ” riêng của chị. Chị áp những con búp bê bằng cỏ khô, bằng vải vụn lên má và cất tiếng hát lanh lảnh.
Cũng có một người đàn ông tìm đến chị với tấm lòng chân thành, đó là anh Nhự. Anh Nhự bị bại não, đi đứng, nói năng hết sức khó khăn. Mỗi khi anh đến nhà, chị tỏ ra rất vui, chị lấy nước mời anh rất chu đáo. Mẹ anh đến nhà tôi và nói rằng anh muốn lấy chị làm vợ. Mẹ anh còn nói là biết đâu khi có chồng, chị tôi lại khỏi bệnh. Mẹ tôi chỉ khóc mà không trả lời. Mẹ lo sợ chị không đủ trí khôn để đảm bảo an toàn cho đứa con của chị.
Sau anh Nhự cũng có một người đàn ông già không có con tìm đến, muốn lấy chị làm vợ, nhưng đã bị mẹ tôi từ chối thẳng thừng. Những gã đàn ông nát rượu thỉnh thoảng đi qua nhà vẫn huýt sáo, nhưng đôi mắt chị không còn nháo nhác lên như trước. Tối đến, chị tôi lại thẫn thờ với những con búp bê và cất tiếng hát não nề.
Khi tôi bắt đầu bước vào đại học năm thứ 2 ở trên thành phố thì nhận được điện báo: Chị mất đột ngột. Đám tang được tổ chức vội vã, tôi về tới nhà chỉ kịp đưa chị ra bãi tha ma. Nơi an nghỉ của chị phải đi qua khu đồi có cây nhãn và căn nhà hoang, phải đi qua những nơi mà tôi và chị hồi nhỏ thường chăn trâu ở đó. Cho đến lúc ấy tôi vẫn không hiểu sao tự dưng chị lại phát điên, cũng không rõ ràng lắm về cái chết của chị.
Bố mẹ tôi thì bảo chị bị ngã, người khác lại nói chị tự tử ở đúng cây nhãn ma đã bắt mất hồn của chị. Lúc đoàn người đi về, tôi lặng lẽ tách ra và đi về phía ngôi nhà hoang, nơi có cây nhãn mà ai cũng sợ, chỉ có lũ trẻ con chúng tôi ngày xưa không sợ.
Cây nhãn um tùm, quả mọng to mà trước đó chưa bao giờ chúng tôi từng thấy. Hồi trước, quả nhãn vừa mới ra lớp cùi mỏng tang ăn nhàn nhạt đã bị lũ trẻ chúng tôi hái sạch. Cây nhãn bây giờ trĩu quả mà chẳng ai dám hái. Những chùm nhãn còn lọt qua mái ngói vỡ chui và căn nhà hoang.
Tôi bỗng giật mình khi có tiếng bước chân ở ngay phía sau, ngoảnh lại thì hóa ra là bố tôi. Bố cầm mấy nén hương cắm vào gốc nhãn rồi chấp tay khấn khứa, một giọt nước mắt ứa ra từ khóe mắt nhăn nheo của bố. Bố kéo tôi ngồi xuống một mảng tường đổ. Ông kể: “Khi con đỗ đại học, chị con đã rất buồn và đòi đi học. Đến khi con nhập trường năm thứ 2 thì chị con không chịu nổi và tìm đến cái chết. Từ ngày nó bị ngã, nó ghen tỵ với con rất nhiều”.
Qua lời bố kể, tôi mới biết rằng chính nơi đây, chị đã từng gặp nạn và trở nên ngớ ngẩn. Trước khi bị nạn, chị quý tôi lắm. Thấy tôi ca thán rằng luôn bị đám trẻ tranh mất những chùm nhãn to, chị hứa sẽ hái tặng tôi một chùm nhãn thật mọng. Cái cách mà chị có được chùm nhãn thật mọng là lấy dây kéo một chùm giấu vào trong ô ngói vỡ của căn nhà hoang. Lũ trẻ con sẽ không phát hiện ra, chùm nhãn sẽ tồi tại cho tới khi chín mọng, chị sẽ hái để tặng tôi.
Hôm đó tôi đi học, chị cùng một người bạn đến thu hoạch chùm nhãn đó. Không may chị trượt chân, lăn từ mái nhà xuống đất mà trên tay vẫn còn cầm chùm nhãn. Bố mẹ sợ tôi còn nhỏ, ảnh hưởng đến tâm lý đã giấu biệt nguyên nhân chị gặp nạn là vì tôi.
Tài sản của chị trong hòm gỗ được lấy ra có rất nhiều búp bê. Lúc này tôi mới để ý là những con búp bê đó đều vẽ tóc ngắn và có vẻ giống như một cậu bé. Một bức ảnh hồi nhỏ của tôi có dòng chữ nguệch ngoạc của chị: “Em của chị”. Nước mắt tôi trào ra. Vì tôi chị đã mất tất cả.
Chị luôn khao khát tình thương yêu mà không có được. Đến ngay cả đứa em trai là tôi cũng khôn lớn và tuột khỏi vòng tay của chị. Đứa em trai mà chị yêu quí không phải là tôi mà là đứa trẻ bé nhỏ của ngày xưa. Giá như tôi đối xử với chị tốt hơn thì cuộc đời chị không kết thúc bi thảm như vậy.