“Trai Việt đầy thói hư tật xấu. Có ế cũng không lấy trai Việt!”. Đó là câu phát biểu “xanh dờn” của một cô bạn tôi quen dù đã bước sang tuổi băm.
Nhà một mẹ một con, công việc tốt, của nả bề bề nhưng đến nay cô bạn tôi vẫn phòng không chiếc bóng. Sớm đi tối về nên mọi việc nhà cô đều do mẹ cô chuyên trách. Ngại có người lạ vào nhà nên mẹ cô càng ngày càng mệt với chuyện mình phải làm những việc của đàn ông. Hết sửa cửa sắt hư, bóng đèn hỏng không ai thay, bên hiên nhà bỗng bị tạt nước mưa…đều do mẹ cô lụi cụi làm hay nhờ dượng, anh họ cô ra tay lúc họ rảnh. Bà cứ hối thúc cô: “Mày mau lấy chồng đi rồi mẹ giao hết chuyện nhà cửa cho vợ chồng mày. Chứ tao già rồi, có ở với mày suốt được đâu”. Đi công tác nước ngoài vài chuyến, so sánh trai ta với trai tây cô càng quyết chí: Chỉ lấy chồng Tây.
Cô bảo đàn ông Việt giờ có mấy người biết thương vợ, lo cho con? Chỉ toàn là người ích kỷ. Đi làm xong rồi nhậu, không thì về gác chân đọc báo, chờ cơm nước sẵn dọn lên chứ có phụ giúp được gì cho vợ con đâu. “Con lấy chồng như thế mẹ hầu thêm nữa chỉ cực mẹ thôi”-cô thủng thẳng trả lời. Thấy con nói cũng có lý, lại sợ anh chàng nào đó chỉ chăm chăm vào cái gia tài mà con bà được thừa hưởng nên mẹ cô cũng thôi chuyện chồng con của con gái.
"Không say không về" là slogan của rất nhiều thanh niên khi nhậu với nhau
Chẳng phải không có lý nếu nhận xét như thế về đàn ông Việt hiện nay. Sau giờ tan sở, có bao nhiêu người chồng chạy về đón con, phụ vợ nấu bữa cơm, dạy cho con học, chắc con số đó chỉ đếm trên đầu ngón tay trong hàng triệu thanh niên Việt. Đơn giản là họ thẳng tiến vào một quán nhậu nào đó nơi các chiến hữu đang ngồi đợi sẵn, rồi tử tế nhắn tin cho vợ là “anh đang nhậu với sếp. Ko thể về được…” hoặc đưa ra 101 lý do khác về cuộc bù khú của mình. Con đã có vợ lo. Cơm nước: vợ lo. Giặt giữ, chợ búa: vợ lo. Vợ bệnh: má vợ lo! …
Rồi thì tăng 2, tăng 3 theo sự rủ rê cho xôm tụ với bạn bè. Hàng tháng đưa một ít tiền rồi “thiếu đủ gì thì em “tự xử” lấy (sức người có hạn em ạ)!”. Chuyện này xảy ra từ làng đến huyện, từ nam chí bắc, từ người ít học đến dân trí thức. Sau những cuộc nhậu là về nhà hành hạ vợ con, đánh đập dã man, chửi bới nặng nề…Rồi hôm sau xin lỗi “vì hôm qua anh uống say quá…”. Cứ thế lặp đi lặp lại hết ngày này qua tháng khác, hết năm này đến năm khác. Vô tư, vô tình và vô tâm đến thế là cùng.
Ngày xưa đàn ông thường phải ra ngoài làm đồng áng, lo kinh tế chính cho gia đình nên phụ nữ khuê môn bất xuất, ở nhà lo cơm nước, dạy con để chồng được rảnh tay, thảnh thơi. Dù ngày nay phụ nữ đã phải đi làm việc ngoài xã hội, cùng tạo ra của cải vật chất cho gia đình nhưng đàn ông vẫn ôm khư khư cái truyền thống được đặc quyền đặc lợi như xưa, vẫn ăn trên ngồi trước, vẫn không đụng tay vào việc nhà mặc cho vợ, mẹ mình mệt phờ với những việc bếp núc, coi sóc nhà cửa, nuôi dạy con cái. Vậy tại sao phụ nữ nay phải hy sinh, chịu đựng như xưa mà không đứng lên giải phóng mình?
Bạn Lê Tuấn nói: “Bây giờ người ta sống thực dụng hơn, sức chịu đựng kém cỏi hơn và nghĩ tới bản thân mình nhiều hơn là vì người khác...”. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Phụ nữ ế là do quá kén chọn. Đàn ông ế là do thói hư tật xấu mà ra. Việc các anh nói rằng phụ nữ ngày nay chê đàn ông thanh niên nghèo nên không lấy là không đúng. Có chăng là do các anh không cầu tiến, không siêng năng, suốt ngày chỉ lo nhậu nhẹt nên phụ nữ không nhìn đến là phải. Đã không có ít chuyện tình của những thiếu nữ quyết gắn bó đời mình với những người lính làm nhiệm vụ nơi hải đảo, một thanh niên thương binh, một người có tật hay một người có H,… nhưng quan trọng là những người đó biết vượt lên chính mình, không buôi xuôi, mặc cho số phận…
Ở đâu cũng vậy, không có tiền mà lại nghèo cái tình thì đó là người bỏ đi. Có cho cũng không thèm. Thế nên tôi rất thông cảm cho các cô gái Việt đi lấy chồng Hàn. Nghe chuyện các ông chồng Hàn đánh, giết vợ Việt các anh nhà ta thương rồi trách: “Sao không tắm ao ta”. Ở đây không bất đồng ngôn ngữ, nói với nhau mỗi ngày nhưng cũng nhan nhản chuyện chồng nhậu say dùng búa chém vợ, ra tòa ly hôn đâm vợ trước sân tòa, trong cơn say giết vợ, mẹ vợ hàng ngày đó sao. Lấy chồng Hàn mà được chồng thương thì cho tiền về sắm sửa phụ gia đình, không thương thì bất quá như lấy một anh trai làng ở xứ mình: nhậu nhẹt, đánh đập vợ con rồi năn nỉ xin lỗi…cũng qua ngày đoạn tháng. Nhưng đỡ hơn cái là còn được biết đến thế giới bên ngoài, đến cái xứ sở kim chi lung linh mà trước đây chỉ thấy qua cái truyền hình. Tệ lắm thì đi một chuyến rồi về. Cũng chẳng có gì để mất cả. Vậy sao không thử liều?
Nói như cô bạn tôi là quá cực đoan nhưng thật sự là tôi cũng chẳng thấy được mấy đàn ông thanh niên tử tế. Thôi thì cứ nghĩ rằng “Chồng con là cái nợ nần. Thà rằng ở vậy nuôi thân béo ngần”. Không chồng Việt lẫn chồng Tây cho nhẹ đời.
Gia Tuệ
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Nhà một mẹ một con, công việc tốt, của nả bề bề nhưng đến nay cô bạn tôi vẫn phòng không chiếc bóng. Sớm đi tối về nên mọi việc nhà cô đều do mẹ cô chuyên trách. Ngại có người lạ vào nhà nên mẹ cô càng ngày càng mệt với chuyện mình phải làm những việc của đàn ông. Hết sửa cửa sắt hư, bóng đèn hỏng không ai thay, bên hiên nhà bỗng bị tạt nước mưa…đều do mẹ cô lụi cụi làm hay nhờ dượng, anh họ cô ra tay lúc họ rảnh. Bà cứ hối thúc cô: “Mày mau lấy chồng đi rồi mẹ giao hết chuyện nhà cửa cho vợ chồng mày. Chứ tao già rồi, có ở với mày suốt được đâu”. Đi công tác nước ngoài vài chuyến, so sánh trai ta với trai tây cô càng quyết chí: Chỉ lấy chồng Tây.
Cô bảo đàn ông Việt giờ có mấy người biết thương vợ, lo cho con? Chỉ toàn là người ích kỷ. Đi làm xong rồi nhậu, không thì về gác chân đọc báo, chờ cơm nước sẵn dọn lên chứ có phụ giúp được gì cho vợ con đâu. “Con lấy chồng như thế mẹ hầu thêm nữa chỉ cực mẹ thôi”-cô thủng thẳng trả lời. Thấy con nói cũng có lý, lại sợ anh chàng nào đó chỉ chăm chăm vào cái gia tài mà con bà được thừa hưởng nên mẹ cô cũng thôi chuyện chồng con của con gái.
|
"Không say không về" là slogan của rất nhiều thanh niên khi nhậu với nhau
Chẳng phải không có lý nếu nhận xét như thế về đàn ông Việt hiện nay. Sau giờ tan sở, có bao nhiêu người chồng chạy về đón con, phụ vợ nấu bữa cơm, dạy cho con học, chắc con số đó chỉ đếm trên đầu ngón tay trong hàng triệu thanh niên Việt. Đơn giản là họ thẳng tiến vào một quán nhậu nào đó nơi các chiến hữu đang ngồi đợi sẵn, rồi tử tế nhắn tin cho vợ là “anh đang nhậu với sếp. Ko thể về được…” hoặc đưa ra 101 lý do khác về cuộc bù khú của mình. Con đã có vợ lo. Cơm nước: vợ lo. Giặt giữ, chợ búa: vợ lo. Vợ bệnh: má vợ lo! …
Rồi thì tăng 2, tăng 3 theo sự rủ rê cho xôm tụ với bạn bè. Hàng tháng đưa một ít tiền rồi “thiếu đủ gì thì em “tự xử” lấy (sức người có hạn em ạ)!”. Chuyện này xảy ra từ làng đến huyện, từ nam chí bắc, từ người ít học đến dân trí thức. Sau những cuộc nhậu là về nhà hành hạ vợ con, đánh đập dã man, chửi bới nặng nề…Rồi hôm sau xin lỗi “vì hôm qua anh uống say quá…”. Cứ thế lặp đi lặp lại hết ngày này qua tháng khác, hết năm này đến năm khác. Vô tư, vô tình và vô tâm đến thế là cùng.
Ngày xưa đàn ông thường phải ra ngoài làm đồng áng, lo kinh tế chính cho gia đình nên phụ nữ khuê môn bất xuất, ở nhà lo cơm nước, dạy con để chồng được rảnh tay, thảnh thơi. Dù ngày nay phụ nữ đã phải đi làm việc ngoài xã hội, cùng tạo ra của cải vật chất cho gia đình nhưng đàn ông vẫn ôm khư khư cái truyền thống được đặc quyền đặc lợi như xưa, vẫn ăn trên ngồi trước, vẫn không đụng tay vào việc nhà mặc cho vợ, mẹ mình mệt phờ với những việc bếp núc, coi sóc nhà cửa, nuôi dạy con cái. Vậy tại sao phụ nữ nay phải hy sinh, chịu đựng như xưa mà không đứng lên giải phóng mình?
Bạn Lê Tuấn nói: “Bây giờ người ta sống thực dụng hơn, sức chịu đựng kém cỏi hơn và nghĩ tới bản thân mình nhiều hơn là vì người khác...”. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Phụ nữ ế là do quá kén chọn. Đàn ông ế là do thói hư tật xấu mà ra. Việc các anh nói rằng phụ nữ ngày nay chê đàn ông thanh niên nghèo nên không lấy là không đúng. Có chăng là do các anh không cầu tiến, không siêng năng, suốt ngày chỉ lo nhậu nhẹt nên phụ nữ không nhìn đến là phải. Đã không có ít chuyện tình của những thiếu nữ quyết gắn bó đời mình với những người lính làm nhiệm vụ nơi hải đảo, một thanh niên thương binh, một người có tật hay một người có H,… nhưng quan trọng là những người đó biết vượt lên chính mình, không buôi xuôi, mặc cho số phận…
Ở đâu cũng vậy, không có tiền mà lại nghèo cái tình thì đó là người bỏ đi. Có cho cũng không thèm. Thế nên tôi rất thông cảm cho các cô gái Việt đi lấy chồng Hàn. Nghe chuyện các ông chồng Hàn đánh, giết vợ Việt các anh nhà ta thương rồi trách: “Sao không tắm ao ta”. Ở đây không bất đồng ngôn ngữ, nói với nhau mỗi ngày nhưng cũng nhan nhản chuyện chồng nhậu say dùng búa chém vợ, ra tòa ly hôn đâm vợ trước sân tòa, trong cơn say giết vợ, mẹ vợ hàng ngày đó sao. Lấy chồng Hàn mà được chồng thương thì cho tiền về sắm sửa phụ gia đình, không thương thì bất quá như lấy một anh trai làng ở xứ mình: nhậu nhẹt, đánh đập vợ con rồi năn nỉ xin lỗi…cũng qua ngày đoạn tháng. Nhưng đỡ hơn cái là còn được biết đến thế giới bên ngoài, đến cái xứ sở kim chi lung linh mà trước đây chỉ thấy qua cái truyền hình. Tệ lắm thì đi một chuyến rồi về. Cũng chẳng có gì để mất cả. Vậy sao không thử liều?
Nói như cô bạn tôi là quá cực đoan nhưng thật sự là tôi cũng chẳng thấy được mấy đàn ông thanh niên tử tế. Thôi thì cứ nghĩ rằng “Chồng con là cái nợ nần. Thà rằng ở vậy nuôi thân béo ngần”. Không chồng Việt lẫn chồng Tây cho nhẹ đời.
Gia Tuệ
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn