[h=2]“Các cô có mua để… giết người thì người bán chúng tôi cũng đâu có biết, có ai đến mua axit mà bảo “tôi mua để đi tạt vào người khác” đâu. Ai có nhu cầu thi chúng tôi bán, vặn vẹo nọ kia thì có mà mất khách. Có cầu thì ắt có cung…”, một chủ cửa hàng trên phố Hàng Mành (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay.[/h]
Mua thuốc độc dễ như mua rau
Tại một số cửa hàng trên các tuyến phố như Hàng Hòm, Hàng Mành, Nguyễn Khoái… nhiều loại hóa chất công nghiệp như như KClO3 (kali clorat), phốt pho, lưu huỳnh, bột nhôm (vốn được sử dụng để tạo phát sáng cho pháo)… được bày bán với giá khá rẻ, như KClO3 giá 33.000đ/kg, phốt pho 30.000đ/can, lưu huỳnh 12.000đ/kg,…
Điều đáng lưu ý là các cửa hàng bán hóa chất công nghiệp hoàn hoàn không hỏi, hay yêu cầu người mua chứng minh mục đích sử dụng, mà chỉ cần đơn giản “ngã giá – trả tiền – đong hóa chất”.
Tại phố Hàng Hòm (Hoàn Kiếm, HN), mới chỉ thấy khách đi tà tà ngoài đường là nhiều nhân viên bán hàng đã đon đả chạy ra mời chào: “Em cần mua hóa chất gì, vào đây anh (chị) bán cho”.
Khi nghe PV nói cần mua axít, chủ một cửa hàng trên phố Hàng Hòm không ngần ngại giới thiệu các loại axít cho khách hàng: "Em muốn mua “hàng” của nước nào, hàng Trung Quốc giá 25.000 đồng/lít, hàng Hàn Quốc hoặc Đài Loan 70.000 đồng/lít. Loại đắt nhất là hàng của Đức, giá 150.000 đồng/lít. Tất cả các loại axit đều là axit đậm đặc, chưa pha tạp”, ông chủ cửa hàng đon đả.
Tại đây, axit được bán theo hình thức “đổ buôn”, tức là chỉ bán từ 5 lít trở lên, không bán lẻ.
Tương tự tại phố Hàng Mành (Hoàn Kiếm, HN), axit được cho sẵn vào các lọ nhựa, can nhựa. Khi PV hỏi về sức sát thương của các loại hóa chất này thì người bán hàng tỏ ra khó chịu: “Em là người rừng à, axít nào mà chả gây bỏng nếu không sử dụng cẩn thận”.
Theo Nghị định 108/2008/NĐ và Thông tư 28/2010 của Bộ Công Thương, thì có gần 30 loại axit độc hại, trong đó có axit sunfuric cũng nằm trong danh mục hóa chất phải khai báo khi lưu hành trên thị trường. Việc mua bán hóa chất độc phải có phiếu kiểm soát, được lưu giữ tại bên mua và bên bán. Trên phiếu kiểm soát phải thể hiện tên, địa chỉ người bán, người mua; số CMND, ngày cấp, nơi cấp; thông tin về hóa chất và mục đích sử dụng". Tuy nhiên, ở Hà Nội nhiều cửa hàng bán hóa chất công nghiệp phớt lờ các quy định này.
“Các cô có mua để… giết người thì người bán chúng tôi cũng đâu có biết, có ai đến mua axít mà bô bô “tôi mua để đi tạt vào người khác” đâu. Ai có nhu cầu thi chúng tôi bán, vặn vẹo nọ kia thì có mà mất khách. Có cầu thì ắt có cung…”, một chủ cửa hàng trên phố hàng Mành cho hay.
Việc tự do mua- bán các loại hóa chất nguy hiểm như axit chính là một trong những nguyên nhân làm cho axit trở thành một vũ khí trả thù, vạch mặt đối thủ của nhiều đối tượng.
Việc tự do mua- bán các loại hóa chất nguy hiểm như axít chính là một trong những nguyên nhân làm cho axit trở thành một vũ khí trả thù, vạch mặt đối thủ của nhiều đối tượng.
Tạt axít là một trong những hành vi bạo lực đáng lên án trong xã hội ngày nay. Nạn nhân của hành động ấy phải đối mặt với các chấn thương, tổn hại về cả sức khỏe, thể chất lẫn tâm lý, tinh thần. Nạn nhân của vụ tạt axít không những rơi vào tình trạng sức khỏe nguy hiểm, đau đớn mà còn luôn ở trong trạng thái tâm lý, tinh thần bất ổn.
Bản chất của việc bỏng do axit gây ra là hiện tượng phản ứng giữa axit hoạt động hóa mạnh với các chất hữu cơ trên cơ thể người. Thông thường, có 3 loại axít vô cơ mạnh thường gây bỏng đó là axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3) và axit clohidric (HCl).
Đây đều là các axít có tính oxy hóa mạnh, nhất là ở nồng độ đậm đặc, nó sẽ gây bỏng và tổn thương nhanh chóng nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng qua da.
Theo các chuyên gia, do tính chất oxy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… gây hoại tử từ ngoài vào trong theo cơ chế đông vón protein của cơ thể.
Tùy từng loại axít cũng như việc bỏng axít ở các vị trí tiếp xúc, ta có thể chia ra làm nhiều cấp độ bỏng. Song dù bị bỏng ở cấp độ nào, chúng cũng đều gây tổn hại đến sức khỏe và để lại di chứng suốt đời cho nạn nhân.
Nhiều loại hóa chất được cho vào các lọ nhựa, can nhựa hoàn toàn không có thông tin về nguồn gốc hóa chất.
“Thuốc độc” tẩm vào thức ăn
Nhiều loại hóa chất công nghiệp vì được bán công khai, giá thành rẻ nên đã được thay thế cho các loại phụ gia thực phẩm trong quá trình chế biến thức ăn.
Tại chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, HN), bất kỳ một quầy hàng phụ gia, hóa chất nào người mua cũng có thể tìm thấy từ hương liệu ca cao, hương thịt heo cho đến các loại hương liệu chống ẩm mốc, các hương chanh, cam được dùng trong nước rửa chén, dầu gội…
Thậm chí, khi được hỏi mua hóa chất tẩy trắng giá rẻ để tẩy ngó sen, nội tạng động vật chủ sạp hàng sẵn sàng bán cho người mua một gói magnesium sunlfate- một loại hóa chất dùng để tẩy vải sợi trong công nghiệp dệt.
Tại nhiều sạp hàng, các loại hóa chất, phụ gia công nghiệp và hóa chất, phụ gia thực phẩm được bày bán lẫn lộn, không nhãn mác.
Tiêu chuẩn, chất lượng và giá cả của hai loại phụ gia này là hoàn toàn khác nhau. Giá của phụ gia, hóa chất công nghiệp (có cùng công dụng) thường rẻ hơn rất nhiều (trên dưới 10 lần) so với phụ gia thực phẩm.
“Vì hóa chất thực phẩm đòi hỏi độ tinh khiêt và tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện sản xuất khắt khe hơn nhiều so với hóa chất công nghiệp, nên giá của hóa chất dùng trong thực phẩm luôn co hơn rất nhiều so với hóa chất công nghiệp. Vậy nên các cửa hàng ăn uống, chế biến thực phẩm thường mua hóa chất công nghiệp về sử dụng để tiết kiệm chi phí đầu vào...", chủ một kiốt trong chợ Đồng Xuân cho hay.
Hầu hết các loại hóa chất này đều được tiểu thương nhập từ Trung Quốc, khi dùng trong thực phẩm nguy hại tới đâu người bán lẫn người mua không ai biết chắc.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng nên có biện pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa việc mua- bán các loại hóa chất công nghiệp, nhất là các loại có khả năng sát thương cho con người lớn như axit. Có như vậy, mới mong giảm thiểu được những hành vi bạo lực có dùng axit làm công cụ gây thương tích cho người khác
Ngọc Phạm
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Mua thuốc độc dễ như mua rau
Tại một số cửa hàng trên các tuyến phố như Hàng Hòm, Hàng Mành, Nguyễn Khoái… nhiều loại hóa chất công nghiệp như như KClO3 (kali clorat), phốt pho, lưu huỳnh, bột nhôm (vốn được sử dụng để tạo phát sáng cho pháo)… được bày bán với giá khá rẻ, như KClO3 giá 33.000đ/kg, phốt pho 30.000đ/can, lưu huỳnh 12.000đ/kg,…
Điều đáng lưu ý là các cửa hàng bán hóa chất công nghiệp hoàn hoàn không hỏi, hay yêu cầu người mua chứng minh mục đích sử dụng, mà chỉ cần đơn giản “ngã giá – trả tiền – đong hóa chất”.
Tại phố Hàng Hòm (Hoàn Kiếm, HN), mới chỉ thấy khách đi tà tà ngoài đường là nhiều nhân viên bán hàng đã đon đả chạy ra mời chào: “Em cần mua hóa chất gì, vào đây anh (chị) bán cho”.
Khi nghe PV nói cần mua axít, chủ một cửa hàng trên phố Hàng Hòm không ngần ngại giới thiệu các loại axít cho khách hàng: "Em muốn mua “hàng” của nước nào, hàng Trung Quốc giá 25.000 đồng/lít, hàng Hàn Quốc hoặc Đài Loan 70.000 đồng/lít. Loại đắt nhất là hàng của Đức, giá 150.000 đồng/lít. Tất cả các loại axit đều là axit đậm đặc, chưa pha tạp”, ông chủ cửa hàng đon đả.
Tại đây, axit được bán theo hình thức “đổ buôn”, tức là chỉ bán từ 5 lít trở lên, không bán lẻ.
Tương tự tại phố Hàng Mành (Hoàn Kiếm, HN), axit được cho sẵn vào các lọ nhựa, can nhựa. Khi PV hỏi về sức sát thương của các loại hóa chất này thì người bán hàng tỏ ra khó chịu: “Em là người rừng à, axít nào mà chả gây bỏng nếu không sử dụng cẩn thận”.
Theo Nghị định 108/2008/NĐ và Thông tư 28/2010 của Bộ Công Thương, thì có gần 30 loại axit độc hại, trong đó có axit sunfuric cũng nằm trong danh mục hóa chất phải khai báo khi lưu hành trên thị trường. Việc mua bán hóa chất độc phải có phiếu kiểm soát, được lưu giữ tại bên mua và bên bán. Trên phiếu kiểm soát phải thể hiện tên, địa chỉ người bán, người mua; số CMND, ngày cấp, nơi cấp; thông tin về hóa chất và mục đích sử dụng". Tuy nhiên, ở Hà Nội nhiều cửa hàng bán hóa chất công nghiệp phớt lờ các quy định này.
“Các cô có mua để… giết người thì người bán chúng tôi cũng đâu có biết, có ai đến mua axít mà bô bô “tôi mua để đi tạt vào người khác” đâu. Ai có nhu cầu thi chúng tôi bán, vặn vẹo nọ kia thì có mà mất khách. Có cầu thì ắt có cung…”, một chủ cửa hàng trên phố hàng Mành cho hay.
Việc tự do mua- bán các loại hóa chất nguy hiểm như axit chính là một trong những nguyên nhân làm cho axit trở thành một vũ khí trả thù, vạch mặt đối thủ của nhiều đối tượng.
Việc tự do mua- bán các loại hóa chất nguy hiểm như axít chính là một trong những nguyên nhân làm cho axit trở thành một vũ khí trả thù, vạch mặt đối thủ của nhiều đối tượng.
Tạt axít là một trong những hành vi bạo lực đáng lên án trong xã hội ngày nay. Nạn nhân của hành động ấy phải đối mặt với các chấn thương, tổn hại về cả sức khỏe, thể chất lẫn tâm lý, tinh thần. Nạn nhân của vụ tạt axít không những rơi vào tình trạng sức khỏe nguy hiểm, đau đớn mà còn luôn ở trong trạng thái tâm lý, tinh thần bất ổn.
Bản chất của việc bỏng do axit gây ra là hiện tượng phản ứng giữa axit hoạt động hóa mạnh với các chất hữu cơ trên cơ thể người. Thông thường, có 3 loại axít vô cơ mạnh thường gây bỏng đó là axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3) và axit clohidric (HCl).
Đây đều là các axít có tính oxy hóa mạnh, nhất là ở nồng độ đậm đặc, nó sẽ gây bỏng và tổn thương nhanh chóng nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng qua da.
Theo các chuyên gia, do tính chất oxy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… gây hoại tử từ ngoài vào trong theo cơ chế đông vón protein của cơ thể.
Tùy từng loại axít cũng như việc bỏng axít ở các vị trí tiếp xúc, ta có thể chia ra làm nhiều cấp độ bỏng. Song dù bị bỏng ở cấp độ nào, chúng cũng đều gây tổn hại đến sức khỏe và để lại di chứng suốt đời cho nạn nhân.
Nhiều loại hóa chất được cho vào các lọ nhựa, can nhựa hoàn toàn không có thông tin về nguồn gốc hóa chất.
“Thuốc độc” tẩm vào thức ăn
Nhiều loại hóa chất công nghiệp vì được bán công khai, giá thành rẻ nên đã được thay thế cho các loại phụ gia thực phẩm trong quá trình chế biến thức ăn.
Tại chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, HN), bất kỳ một quầy hàng phụ gia, hóa chất nào người mua cũng có thể tìm thấy từ hương liệu ca cao, hương thịt heo cho đến các loại hương liệu chống ẩm mốc, các hương chanh, cam được dùng trong nước rửa chén, dầu gội…
Thậm chí, khi được hỏi mua hóa chất tẩy trắng giá rẻ để tẩy ngó sen, nội tạng động vật chủ sạp hàng sẵn sàng bán cho người mua một gói magnesium sunlfate- một loại hóa chất dùng để tẩy vải sợi trong công nghiệp dệt.
Tại nhiều sạp hàng, các loại hóa chất, phụ gia công nghiệp và hóa chất, phụ gia thực phẩm được bày bán lẫn lộn, không nhãn mác.
Tiêu chuẩn, chất lượng và giá cả của hai loại phụ gia này là hoàn toàn khác nhau. Giá của phụ gia, hóa chất công nghiệp (có cùng công dụng) thường rẻ hơn rất nhiều (trên dưới 10 lần) so với phụ gia thực phẩm.
“Vì hóa chất thực phẩm đòi hỏi độ tinh khiêt và tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện sản xuất khắt khe hơn nhiều so với hóa chất công nghiệp, nên giá của hóa chất dùng trong thực phẩm luôn co hơn rất nhiều so với hóa chất công nghiệp. Vậy nên các cửa hàng ăn uống, chế biến thực phẩm thường mua hóa chất công nghiệp về sử dụng để tiết kiệm chi phí đầu vào...", chủ một kiốt trong chợ Đồng Xuân cho hay.
Hầu hết các loại hóa chất này đều được tiểu thương nhập từ Trung Quốc, khi dùng trong thực phẩm nguy hại tới đâu người bán lẫn người mua không ai biết chắc.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng nên có biện pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa việc mua- bán các loại hóa chất công nghiệp, nhất là các loại có khả năng sát thương cho con người lớn như axit. Có như vậy, mới mong giảm thiểu được những hành vi bạo lực có dùng axit làm công cụ gây thương tích cho người khác
Ngọc Phạm
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn