PARIS (NV) .- Đó là nhận định của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) trong thông báo về sự kiện ông Phạm Minh Hoàng, ông Nguyễn Bắc Truyển và ông Emmanuel Ly – Battallan cùng bị hành hung ở Sài Gòn.
Ông Phạm Minh Hoàng, một người Việt có quốc tịch Pháp, từng là giảng viên Đại học Bách khoa ở Sài Gòn. Năm 2011, ông Hoàng bị bắt, bị truy tố và bị kết án ba năm tù vì “âm mưu lật đổ chính quyền”. Trước khi bị bắt, ông Hoàng là tác giả nhiều bài viết ký tên Phạm Kiến Quốc, phân tích những sai lầm của chính quyền Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, môi trường, đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc. Tuy đã mãn hạn tù nhưng ông Hoàng vẫn đang bị quản chế ba năm.
Từ trái qua, ông Pham Minh Hoàng, ông Emmanuel Ly Batallan và ông Nguyễn Bắc Truyển. Ảnh chụp tại tư gia ông Hoàng hôm 5 tháng 11. (Hình: VNHRD)
Ông Nguyễn Bắc Truyển từng là luật sư, đồng thời còn là doanh nhân, chủ hai doanh nghiệp tại Sài Gòn. Ông tham gia Đảng Dân chủ nhân dân và viết nhiều bài vận động cho dân chủ, nhân quyền. Cuối năm 2006, ông cùng một số đồng chí bị bắt, bị đưa ra tòa và bị phạt 40 tháng tù, kèm hai năm quản chế do “tuyên truyền chống nhà nước”.
Sau khi mãn hạn tù vào tháng 5 năm 2010, ông Truyển là một trong những cựu tù chính trị cung cấp hàng loạt thông tin về số phận của những người tù bị giam giữ vì lý do chính trị và tôn giáo tại trại giam Z30A ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Nhờ vậy, người ta mới biết số phận của một số quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn còn bị giam giữ cho đến khi chết, hoặc ở tù đến năm thứ 38 như ông Nguyễn Hữu Cầu.
Ông Truyển còn tham gia sáng lập và điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất cho các cựu tù chính trị, tôn giáo cũng như thân nhân của họ. Gần đây, ông Truyển bắt đầu tham gia nhiều hơn vào những hoạt động cho dân chủ, nhân quyền của những tổ chức dân sự khác và thường xuyên bị những kẻ lạ mặt mặc thường phục hành hung.
Vì ông Truyển liên tục bị truy bức, gần đây, gia đình ông Hoàng cho ông Truyển tá túc trong nhà của họ. Cũng vì vậy, tư gia của họ bị giám sát 24/24. Ngày 5 tháng 11-2014, những kẻ lạ mặt mặc thường phục bắt đầu hăm dọa, gây sức ép lên các thành viên trong gia đình ông Hoàng để họ ngưng “chứa chấp” ông Truyển.
“Côn đồ” tụ tập quanh cửa, ngăn cản mọi người ra vào, khi vợ ông Hoàng phản đối, côn đồ đã dùng dao dọa bà. Gia đình ông Hoàng gọi điện thoại báo cho công an phường nhưng công an phường từ chối can thiệp vì “bận họp”. Bởi có quốc tịch Pháp, vợ chồng ông Hoàng gọi điện thoại cho Lãnh sự quán Pháp tại Sài Gòn nhờ hỗ trợ.
Ông Emmanuel Ly – Battallan, Tổng Lãnh sự Pháp đến tận nơi, dùng máy ảnh chụp lại cảnh côn đồ vây tư gia của ông Hoàng, ngăn cản mọi người ra vào, đồng thới qua nhà đối diện chụp cả những kẻ giám sát từ xa. Côn đồ đã lôi ông Battallan vào nhà, kẹp cổ, khống chế để hăm dọa ông Battallan khoảng mười phút.
Trong thông báo cảnh báo về sự kiện vừa kể, ông Benjamin Ismail, người phụ trách khu vực châu Á –Thái Bình Dương của RSF, nhận định, những hành vi bạo lực như vậy là không thể chấp nhận được. RSF khẳng định, Công an Việt Nam có liên quan đến vụ này. RSF yêu cầu Việt Nam cần chấm dứt ngay lập tức việc quấy nhiễu, hăm dọa, dùng vũ lực đối với các blogger và thân nhân của họ. (G.Đ)
Người-Việt
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Ông Phạm Minh Hoàng, một người Việt có quốc tịch Pháp, từng là giảng viên Đại học Bách khoa ở Sài Gòn. Năm 2011, ông Hoàng bị bắt, bị truy tố và bị kết án ba năm tù vì “âm mưu lật đổ chính quyền”. Trước khi bị bắt, ông Hoàng là tác giả nhiều bài viết ký tên Phạm Kiến Quốc, phân tích những sai lầm của chính quyền Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, môi trường, đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc. Tuy đã mãn hạn tù nhưng ông Hoàng vẫn đang bị quản chế ba năm.
Từ trái qua, ông Pham Minh Hoàng, ông Emmanuel Ly Batallan và ông Nguyễn Bắc Truyển. Ảnh chụp tại tư gia ông Hoàng hôm 5 tháng 11. (Hình: VNHRD)
Ông Nguyễn Bắc Truyển từng là luật sư, đồng thời còn là doanh nhân, chủ hai doanh nghiệp tại Sài Gòn. Ông tham gia Đảng Dân chủ nhân dân và viết nhiều bài vận động cho dân chủ, nhân quyền. Cuối năm 2006, ông cùng một số đồng chí bị bắt, bị đưa ra tòa và bị phạt 40 tháng tù, kèm hai năm quản chế do “tuyên truyền chống nhà nước”.
Sau khi mãn hạn tù vào tháng 5 năm 2010, ông Truyển là một trong những cựu tù chính trị cung cấp hàng loạt thông tin về số phận của những người tù bị giam giữ vì lý do chính trị và tôn giáo tại trại giam Z30A ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Nhờ vậy, người ta mới biết số phận của một số quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn còn bị giam giữ cho đến khi chết, hoặc ở tù đến năm thứ 38 như ông Nguyễn Hữu Cầu.
Ông Truyển còn tham gia sáng lập và điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất cho các cựu tù chính trị, tôn giáo cũng như thân nhân của họ. Gần đây, ông Truyển bắt đầu tham gia nhiều hơn vào những hoạt động cho dân chủ, nhân quyền của những tổ chức dân sự khác và thường xuyên bị những kẻ lạ mặt mặc thường phục hành hung.
Vì ông Truyển liên tục bị truy bức, gần đây, gia đình ông Hoàng cho ông Truyển tá túc trong nhà của họ. Cũng vì vậy, tư gia của họ bị giám sát 24/24. Ngày 5 tháng 11-2014, những kẻ lạ mặt mặc thường phục bắt đầu hăm dọa, gây sức ép lên các thành viên trong gia đình ông Hoàng để họ ngưng “chứa chấp” ông Truyển.
“Côn đồ” tụ tập quanh cửa, ngăn cản mọi người ra vào, khi vợ ông Hoàng phản đối, côn đồ đã dùng dao dọa bà. Gia đình ông Hoàng gọi điện thoại báo cho công an phường nhưng công an phường từ chối can thiệp vì “bận họp”. Bởi có quốc tịch Pháp, vợ chồng ông Hoàng gọi điện thoại cho Lãnh sự quán Pháp tại Sài Gòn nhờ hỗ trợ.
Ông Emmanuel Ly – Battallan, Tổng Lãnh sự Pháp đến tận nơi, dùng máy ảnh chụp lại cảnh côn đồ vây tư gia của ông Hoàng, ngăn cản mọi người ra vào, đồng thới qua nhà đối diện chụp cả những kẻ giám sát từ xa. Côn đồ đã lôi ông Battallan vào nhà, kẹp cổ, khống chế để hăm dọa ông Battallan khoảng mười phút.
Trong thông báo cảnh báo về sự kiện vừa kể, ông Benjamin Ismail, người phụ trách khu vực châu Á –Thái Bình Dương của RSF, nhận định, những hành vi bạo lực như vậy là không thể chấp nhận được. RSF khẳng định, Công an Việt Nam có liên quan đến vụ này. RSF yêu cầu Việt Nam cần chấm dứt ngay lập tức việc quấy nhiễu, hăm dọa, dùng vũ lực đối với các blogger và thân nhân của họ. (G.Đ)
Người-Việt
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn