"Có đứa trong đám bọn em còn nghiện trầu cơ. Đi học chúng nó còn giắt miếng trầu trong cặp đợi giờ ra chơi nhai cho đỡ… buồn”. Nam vừa nói vừa nhổ miếng nước trầu đỏ lựng và tiếp tục nhai ngon lành.
“Nhai trầu từ thủa 13”
Tưởng như cái tục ăn trầu chỉ còn trong những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, hay chỉ còn các cụ già ngoài 70 mới nghiện ăn trầu. Thế nhưng, trong dịp dự đám cưới anh bạn thân tại Phú Lễ tại dân thôn Phú Lễ, Xã Cần Kiệm, Huyện Thạch Thất, Hà Nội, tôi không khỏi ngạc nhiên. Mỗi bàn uống nước bầy một đĩa trầu cau, thuốc lá, bánh kẹo nhưng hầu như bàn nào đĩa trầu cũng hết đầu tiên. Mấy chú bé trạc 13 tuổi ngồi bàn bên cạnh đưa miếng trầu vào miệng, bỏm bẻm nhai.
"Nhai trầu ngon lắm chị ạ!"
Thấy tôi tròn mắt, chú bé tên Nam dúi vào tay tôi miếng trầu, mời nhiệt tình: “Chị nhai thử một miếng đi, ngon lắm!”. Đưa miếng trầu vào miệng, vị nồng của vôi bốc lên, gặp cái đắng của vỏ rễ, lại thêm cái chan chát của cau cùng lá trầu quế cay xé giọng, tôi chợt nhăn trán rồi lè vội. Nam cười khanh khách: “Tại chị ăn lần đầu nên chưa quen thôi. Ăn quen thấy ngon lắm vừa ngòn ngọt lại vừa thơm. Có đứa trong đám bọn em còn nghiện cơ. Đi học chúng nó còn giắt miếng trầu trong cặp đợi giờ ra chơi nhai cho đỡ… buồn”. Nói rồi Nam đứng dậy nhổ miếng nước trầu đỏ lựng và tiếp tục nhai ngon lành.
Tôi đem câu chuyện kể với anh bạn, anh bạn vỗ vai tôi cười hỉ hả: “Làng này, từ già trẻ gái trai ai cũng biết ăn trầu cả. Người nọ học người kia, trẻ 13 đã tập tành ăn. Anh cũng nhai trầu “thành sùng” đấy. Anh không nghiện, nhưng nhiều lúc ở Hà Nội cũng thấy thèm thèm”. Nói rồi, anh chỉ cho tôi đám thanh niên cỡ 5,7 người đang ngồi têm trầu trong buồng. “Đám cưới nơi khác chỉ mua đến 300 cau là nhiều, làng này thì phải mua đến gần nghìn cau mới đủ mời khách. Thế nên, đám nào cũng phải có cả “đội quân” têm trầu”, anh bạn rỉ tai.
Tôi ngỏ ý muốn học cách têm trầu, cô gái tên Thanh trong “đội quân” têm trầu vừa cầm dao tiện chỏm cau vừa chỉ cho tôi. “Tiện cau phải khéo vì chỉ cắt vứt đi chừng 1/3 vỏ phía dưới thôi, rồi tiễn chũm. Xong đâu đấy, lấy loại dao tỉa thủy tiên khắc hoa trên phần vỏ xanh còn lại”. Miếng cau được đặt ngay ngắn ở đĩa, cô gái chuyển sang têm trầu cánh phượng.
Trầu têm cánh phượng.
Cô gấp lá trầu làm hai theo chiều dọc, đoạn đưa một nhát dao hơi xéo vào hai bên phiến lá, khoảng từ giữa lá lên phía cuống, nhưng không để đứt lìa. Phần giữa lá, xén bỏ hai bên mép lại cho thẳng rồi dùng que phết một chút vôi ở giữa, dùng tay nhẹ nhàng cuộn tròn lại. Sau đó cô dùng một que xiên vót nhọn dùi một lỗ ở giữa cuộn trầu, cuối cùng gài cuống lá vào cho chặt. Hai rẻo lá hình cong được cắt gần sát cuống lúc đầu, vì không cuộn nên vểnh lên trông như hai cánh con chim phượng rất đẹp mắt. Nhìn các cô gái 18 đôi mươi miệng nhai, tay têm trầu thành thạo tôi không khỏi thán phục.
“Con gái ở đây có khéo hay không cứ nhìn cách têm trầu là biết. Gái làng Phú Lễ, môi cắn chỉ đường trầu nên nổi tiếng trong xã là đẹp hơn, duyên hơn đấy.”, anh bạn không dấu vẻ tự hào khoe. Anh cho biết thêm, không chỉ đám cưới mà nhà nào có công có việc dù cỗ có ngon đến mấy mà không có đĩa trầu cau là coi như chưa được chu đáo. Thậm chí, làng có công việc gì, người đứng ra tổ chức cũng phải có đĩa trầu cho bà con.
Quy tiên vẫn muốn… nhai trầu
Không chỉ đám thứ, miếng trầu còn len lỏi vào từng hoạt động trong cuộc sống thường nhật của người dân Phú Lễ. Trên con đường làng, thỉnh thoảng tôi lại bắt gặp đám người ngồi túm tụm chuyện trò, cơi trầu đặt giữa. Đây đó bên bờ mương, mấy bà cô bà bác tranh thủ giờ nghỉ ngơi lên bờ ngồi nhai trầu bỏm bẻm. Nhà nào trong làng cũng phải có hơn chục quả cau vừa để ăn vừa đem ra mời mỗi khi nhà có khách.
“Không chỉ là cái thú ăn chơi, cái anh trầu này lạ lắm, ăn vào đâu ấm người đến đấy. Xưa nghèo làm gì có áo ấm như bây giờ, mùa đông đi làm đồng buổi sớm ai cũng phải nhai miếng trầu mới đỡ rét. Ăn trầu còn giúp chắc răng, thơm miệng, cũng nhờ nó mà hơn 70 rồi răng tôi vẫn chắc khỏe”, cụ Thiều, một người dân ở đây cười để lộ hàm răng đen nhánh. Nói rồi cụ lấy thêm miếng cau, một nhúm thuốc lào, miếng rễ rồi cho vào miệng. Tôi đùa hỏi, nhai chầu hơn 50 năm rồi cụ có định bỏ không. Cụ lắc đầu nguầy nguậy: “Bỏ là bỏ thế nào. Ăn thành nghiện mất rồi. Giờ một ngày nhịn cơm thì được chứ nhịn trầu thì không chịu nổi. Tôi quy tiên, con cháu cũng phải cúng trầu để dưới đó còn có cái mà ăn chứ”.
Cụ Thiều: "Nhịn cơm một ngày còn chịu được, chứ nhịn trầu thì chịu".
Theo cụ Thiều, nếu không biết chọn thì miếng trầu sẽ không thắm đỏ, không ngon mà dễ bị say.“Say trầu sẽ bị tức ngực, choáng váng, người đi loạng choạng như người say rượu”. Vì thế, cụ Thiều cho biết chọn cau không nên chọn quả cau dài (cau dừa) nên chọn loại quả tròn (cau sung) nửa màu nửa hạt thì ngọt mà không say. Lá trầu cũng phải chọn loại trầu không quế, lá nhỏ vừa cay vừa thơm. Khi ăn trầu có thể thêm vôi, vỏ chay, vỏ quạch, vỏ quế và thuốc lào. Các loại thực vật khác cũng được dùng ăn kèm có vỏ trầm, rễ sen, vỏ khoai, vỏ đỏ… Nhìn miếng trầu trên môi cụ đỏ thắm, tôi bất chợt nhớ tới sự tích trầu cau nói về mối tình nồng thắm, thủy chung. Phải chăng cũng nhờ miếng trầu mà cái tình của thôn Phú Lễ đậm đà đến thế!
Tiếp tôi cùng chén nước chè nóng, miếng trầu cay, ông Nguyễn Văn Hải, trưởng thôn Phú Lễ vừa nhai trầu vừa trầm ngâm: “Tập tục ăn trầu không chỉ có ở thôn Phú Lễ. Nhưng điều đáng tự hào là trải qua bao đổi thay, nhiều giá trị văn hóa đã mai một do xong tại đây miếng trầu vẫn giữ nguyên giá trị và được con cháu nâng niu, gìn giữ”.
(theo zing)
“Nhai trầu từ thủa 13”
Tưởng như cái tục ăn trầu chỉ còn trong những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, hay chỉ còn các cụ già ngoài 70 mới nghiện ăn trầu. Thế nhưng, trong dịp dự đám cưới anh bạn thân tại Phú Lễ tại dân thôn Phú Lễ, Xã Cần Kiệm, Huyện Thạch Thất, Hà Nội, tôi không khỏi ngạc nhiên. Mỗi bàn uống nước bầy một đĩa trầu cau, thuốc lá, bánh kẹo nhưng hầu như bàn nào đĩa trầu cũng hết đầu tiên. Mấy chú bé trạc 13 tuổi ngồi bàn bên cạnh đưa miếng trầu vào miệng, bỏm bẻm nhai.
Thấy tôi tròn mắt, chú bé tên Nam dúi vào tay tôi miếng trầu, mời nhiệt tình: “Chị nhai thử một miếng đi, ngon lắm!”. Đưa miếng trầu vào miệng, vị nồng của vôi bốc lên, gặp cái đắng của vỏ rễ, lại thêm cái chan chát của cau cùng lá trầu quế cay xé giọng, tôi chợt nhăn trán rồi lè vội. Nam cười khanh khách: “Tại chị ăn lần đầu nên chưa quen thôi. Ăn quen thấy ngon lắm vừa ngòn ngọt lại vừa thơm. Có đứa trong đám bọn em còn nghiện cơ. Đi học chúng nó còn giắt miếng trầu trong cặp đợi giờ ra chơi nhai cho đỡ… buồn”. Nói rồi Nam đứng dậy nhổ miếng nước trầu đỏ lựng và tiếp tục nhai ngon lành.
Tôi đem câu chuyện kể với anh bạn, anh bạn vỗ vai tôi cười hỉ hả: “Làng này, từ già trẻ gái trai ai cũng biết ăn trầu cả. Người nọ học người kia, trẻ 13 đã tập tành ăn. Anh cũng nhai trầu “thành sùng” đấy. Anh không nghiện, nhưng nhiều lúc ở Hà Nội cũng thấy thèm thèm”. Nói rồi, anh chỉ cho tôi đám thanh niên cỡ 5,7 người đang ngồi têm trầu trong buồng. “Đám cưới nơi khác chỉ mua đến 300 cau là nhiều, làng này thì phải mua đến gần nghìn cau mới đủ mời khách. Thế nên, đám nào cũng phải có cả “đội quân” têm trầu”, anh bạn rỉ tai.
Tôi ngỏ ý muốn học cách têm trầu, cô gái tên Thanh trong “đội quân” têm trầu vừa cầm dao tiện chỏm cau vừa chỉ cho tôi. “Tiện cau phải khéo vì chỉ cắt vứt đi chừng 1/3 vỏ phía dưới thôi, rồi tiễn chũm. Xong đâu đấy, lấy loại dao tỉa thủy tiên khắc hoa trên phần vỏ xanh còn lại”. Miếng cau được đặt ngay ngắn ở đĩa, cô gái chuyển sang têm trầu cánh phượng.
Cô gấp lá trầu làm hai theo chiều dọc, đoạn đưa một nhát dao hơi xéo vào hai bên phiến lá, khoảng từ giữa lá lên phía cuống, nhưng không để đứt lìa. Phần giữa lá, xén bỏ hai bên mép lại cho thẳng rồi dùng que phết một chút vôi ở giữa, dùng tay nhẹ nhàng cuộn tròn lại. Sau đó cô dùng một que xiên vót nhọn dùi một lỗ ở giữa cuộn trầu, cuối cùng gài cuống lá vào cho chặt. Hai rẻo lá hình cong được cắt gần sát cuống lúc đầu, vì không cuộn nên vểnh lên trông như hai cánh con chim phượng rất đẹp mắt. Nhìn các cô gái 18 đôi mươi miệng nhai, tay têm trầu thành thạo tôi không khỏi thán phục.
“Con gái ở đây có khéo hay không cứ nhìn cách têm trầu là biết. Gái làng Phú Lễ, môi cắn chỉ đường trầu nên nổi tiếng trong xã là đẹp hơn, duyên hơn đấy.”, anh bạn không dấu vẻ tự hào khoe. Anh cho biết thêm, không chỉ đám cưới mà nhà nào có công có việc dù cỗ có ngon đến mấy mà không có đĩa trầu cau là coi như chưa được chu đáo. Thậm chí, làng có công việc gì, người đứng ra tổ chức cũng phải có đĩa trầu cho bà con.
Quy tiên vẫn muốn… nhai trầu
Không chỉ đám thứ, miếng trầu còn len lỏi vào từng hoạt động trong cuộc sống thường nhật của người dân Phú Lễ. Trên con đường làng, thỉnh thoảng tôi lại bắt gặp đám người ngồi túm tụm chuyện trò, cơi trầu đặt giữa. Đây đó bên bờ mương, mấy bà cô bà bác tranh thủ giờ nghỉ ngơi lên bờ ngồi nhai trầu bỏm bẻm. Nhà nào trong làng cũng phải có hơn chục quả cau vừa để ăn vừa đem ra mời mỗi khi nhà có khách.
“Không chỉ là cái thú ăn chơi, cái anh trầu này lạ lắm, ăn vào đâu ấm người đến đấy. Xưa nghèo làm gì có áo ấm như bây giờ, mùa đông đi làm đồng buổi sớm ai cũng phải nhai miếng trầu mới đỡ rét. Ăn trầu còn giúp chắc răng, thơm miệng, cũng nhờ nó mà hơn 70 rồi răng tôi vẫn chắc khỏe”, cụ Thiều, một người dân ở đây cười để lộ hàm răng đen nhánh. Nói rồi cụ lấy thêm miếng cau, một nhúm thuốc lào, miếng rễ rồi cho vào miệng. Tôi đùa hỏi, nhai chầu hơn 50 năm rồi cụ có định bỏ không. Cụ lắc đầu nguầy nguậy: “Bỏ là bỏ thế nào. Ăn thành nghiện mất rồi. Giờ một ngày nhịn cơm thì được chứ nhịn trầu thì không chịu nổi. Tôi quy tiên, con cháu cũng phải cúng trầu để dưới đó còn có cái mà ăn chứ”.
Theo cụ Thiều, nếu không biết chọn thì miếng trầu sẽ không thắm đỏ, không ngon mà dễ bị say.“Say trầu sẽ bị tức ngực, choáng váng, người đi loạng choạng như người say rượu”. Vì thế, cụ Thiều cho biết chọn cau không nên chọn quả cau dài (cau dừa) nên chọn loại quả tròn (cau sung) nửa màu nửa hạt thì ngọt mà không say. Lá trầu cũng phải chọn loại trầu không quế, lá nhỏ vừa cay vừa thơm. Khi ăn trầu có thể thêm vôi, vỏ chay, vỏ quạch, vỏ quế và thuốc lào. Các loại thực vật khác cũng được dùng ăn kèm có vỏ trầm, rễ sen, vỏ khoai, vỏ đỏ… Nhìn miếng trầu trên môi cụ đỏ thắm, tôi bất chợt nhớ tới sự tích trầu cau nói về mối tình nồng thắm, thủy chung. Phải chăng cũng nhờ miếng trầu mà cái tình của thôn Phú Lễ đậm đà đến thế!
Tiếp tôi cùng chén nước chè nóng, miếng trầu cay, ông Nguyễn Văn Hải, trưởng thôn Phú Lễ vừa nhai trầu vừa trầm ngâm: “Tập tục ăn trầu không chỉ có ở thôn Phú Lễ. Nhưng điều đáng tự hào là trải qua bao đổi thay, nhiều giá trị văn hóa đã mai một do xong tại đây miếng trầu vẫn giữ nguyên giá trị và được con cháu nâng niu, gìn giữ”.
(theo zing)