T
T$
Guest
Các vụ bắt bớ hôm thứ Năm diễn ra sau một đêm có bạo động tại thủ đô giữa hai phe ủng hộ và chống đối chính phủ. Họ đã dùng đá, gậy gộc và bom xăng. Nhiều tiếng súng được bắn đi.
Cuộc đối đầu trái ngược hẳn với cảnh biểu tình ôn hòa từ cả tuần qua.
Thủ tướng Ahmed Shafik lên đài truyền hình xin lỗi nhân dân:
“Tôi chỉ xin nói một điều với cả hai phe đối nghịch, chúng ta đều là anh em, chúng ta không giết nhau vì bất đồng ý kiến, tổn thất đã xảy ra dứt khoát là một sai lầm.”
Ông nói chính phủ không hề can dự vào các cuộc xô xát:
“Tôi xin hứa và xin nhấn mạnh rằng những chuyện như thế này không thể bỏ qua. Những người tiến vào quảng trường Tahrir là ai và ai đã lên kế hoạch đó? Nếu không có ai lên kế hoạch thì ai đã lèo lái người ta vào quảng trường?”
Những người biểu tình chống chính phủ chưa tin lời ông. Họ tố giác chính quyền đã khuyến khích hoặc ít ra là cho phép những người thân với Tổng thống Mubarak tiến vào quảng trường Tahrir và hành hung những người biểu tình chống chính phủ.
Hiện giờ thì quân đội không cho ai vào quảng trường này. Một thanh niên ra khỏi quảng trường cho VOA biết:
“Trong đó đánh nhau loạn đả. Người của Mubarak trong đó rất đông.”
Người ủng hộ Tổng thống cũng tấn công các nhà báo nước ngoài vì cho rằng các nhà báo này đã khích động biểu tình.
Mấy ngày trước đây vắng mặt cảnh sát, người biểu tình phát biểu thoải mái, trút bực tức lên chế độ Mubarak, để hưởng một quyền tự do mà họ chưa bao giờ được hưởng.
Nhưng chiều thứ Năm, cảnh sát mặc thường phục kè kè những người biểu tình chống chính phủ và dọa nạt những ai nói chuyện với các nhà báo. Nhiều cảnh sát mặc đồng phục xuất hiện trở lại.
Một người biểu tình đứng nép vào một bên nói với VOA những người biểu tình đã đạt đến một điểm quá xá, không thể quay trở lại được nữa. Anh này định quay lại quảng trường để tiếp tục biểu tình:
“Chúng tôi là người Ai Cập. Chúng tôi có lòng dũng cảm. Chúng tôi muốn đòi lại tự do. Từ 30 năm qua Ai Cập không có tự do.”
Chính phủ yêu cầu ngưng biểu tình và đối thoại nhưng người biểu tình chỉ muốn ông Mubarak từ bỏ quyền lực, ra khỏi nước, hoặc sẽ bị mang ra xử.
Người biểu tình dọa sẽ có biểu tình lớn vào thứ Sáu, thời hạn chót mà họ nói Tổng thống phải ra đi.
Cuộc đối đầu trái ngược hẳn với cảnh biểu tình ôn hòa từ cả tuần qua.
Thủ tướng Ahmed Shafik lên đài truyền hình xin lỗi nhân dân:
“Tôi chỉ xin nói một điều với cả hai phe đối nghịch, chúng ta đều là anh em, chúng ta không giết nhau vì bất đồng ý kiến, tổn thất đã xảy ra dứt khoát là một sai lầm.”
Ông nói chính phủ không hề can dự vào các cuộc xô xát:
“Tôi xin hứa và xin nhấn mạnh rằng những chuyện như thế này không thể bỏ qua. Những người tiến vào quảng trường Tahrir là ai và ai đã lên kế hoạch đó? Nếu không có ai lên kế hoạch thì ai đã lèo lái người ta vào quảng trường?”
Những người biểu tình chống chính phủ chưa tin lời ông. Họ tố giác chính quyền đã khuyến khích hoặc ít ra là cho phép những người thân với Tổng thống Mubarak tiến vào quảng trường Tahrir và hành hung những người biểu tình chống chính phủ.
Hiện giờ thì quân đội không cho ai vào quảng trường này. Một thanh niên ra khỏi quảng trường cho VOA biết:
“Trong đó đánh nhau loạn đả. Người của Mubarak trong đó rất đông.”
Người ủng hộ Tổng thống cũng tấn công các nhà báo nước ngoài vì cho rằng các nhà báo này đã khích động biểu tình.
Mấy ngày trước đây vắng mặt cảnh sát, người biểu tình phát biểu thoải mái, trút bực tức lên chế độ Mubarak, để hưởng một quyền tự do mà họ chưa bao giờ được hưởng.
Nhưng chiều thứ Năm, cảnh sát mặc thường phục kè kè những người biểu tình chống chính phủ và dọa nạt những ai nói chuyện với các nhà báo. Nhiều cảnh sát mặc đồng phục xuất hiện trở lại.
Một người biểu tình đứng nép vào một bên nói với VOA những người biểu tình đã đạt đến một điểm quá xá, không thể quay trở lại được nữa. Anh này định quay lại quảng trường để tiếp tục biểu tình:
“Chúng tôi là người Ai Cập. Chúng tôi có lòng dũng cảm. Chúng tôi muốn đòi lại tự do. Từ 30 năm qua Ai Cập không có tự do.”
Chính phủ yêu cầu ngưng biểu tình và đối thoại nhưng người biểu tình chỉ muốn ông Mubarak từ bỏ quyền lực, ra khỏi nước, hoặc sẽ bị mang ra xử.
Người biểu tình dọa sẽ có biểu tình lớn vào thứ Sáu, thời hạn chót mà họ nói Tổng thống phải ra đi.