Theo các hộ trồng rau trong khu vực ở một xã thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh, những luống rau mập mạp, màu mỡ, nhìn rất ngon mắt được trồng ngay tại những luống đất dành để an táng cho người chết.
7 giờ sáng, bà Mật lọ mọ đi ra cắt rau cần đem bán. Nơi bà canh tác trồng rau là con mương nhỏ ngay sát nghĩa địa của thôn, một dòng nước đen kịt, hôi thối bao vây vạt rau bên dưới.
Nước đâu để làm rau tươi xanh?
Chỉ tay vào những luống rau xanh mượt, phổng phao, mập mạp, bà Mật chia sẻ kinh nghiệm: “Thường trồng rau thì cần có nước tiểu, phân heo thì tốt, nhưng ở đây, chỗ nào gần mồ mả là chúng phát triển tốt um lên, hai ba hôm là hái được một lần”.
Những luống rau xanh ngậy được trồng ngay trong nghĩa địa, lớn lên từ nước rửa hài cốt.
Thấy chúng tôi nhăn mặt, bà Mật nói: “Nghĩ thì sợ thôi chứ rau hái lên tươi ngon lắm, chả việc gì phải sợ. Rau nhà tôi được các mối chở rau ra Hà Nội bán rất thích, sáng nào tôi cũng phải dậy từ 5-6h sáng cắt rau để kịp giao cho họ. Ruộng rau này gia đình tôi đã canh tác cả chục năm nay rồi”.
Những luống rau nằm xa địa phận nghĩa địa quả nhiên không được xanh ngậy như các luống rau của bà Mật. Bà cho hay, gia đình bà trồng để bán chứ không bao giờ ăn. Sở dĩ rau tốt và xanh thế, do bà thường xuyên múc nước mát từ những huyệt đã bốc hót hài cốt đi.
Theo quan sát của chúng tôi, rau không chỉ được trồng xung quanh nghĩa địa mà ngay trong khuôn viên nghĩa địa, những khu đất trống cũng được tận dụng để trồng rau, củ. “Rau trồng trong nghĩa địa ngoài việc tưới nước, chả cần bón thêm gì vẫn cứ xanh tốt, cây rau nào cũng mập ú. Chắc được “ngửi” hơi và “ăn thịt” người chết nên vậy”, bà Mật nói.
Chỉ vào con mương chứa vô số những mảnh gỗ quan tài đã mục nát do người dân vứt lại. Bà Mật cho biết thêm, ngoài nguồn nước từ các huyệt trống, nước để tưới cho rau ở đây chủ yếu lấy từ con mương nhỏ chảy ngay cạnh nghĩa địa. Con mương là nơi người dân cọ rửa những vật dụng dùng để “tắm rửa cho người chết”.
Rời những luống rau của bà Mật, chúng tôi đi vòng qua khu rau cần, rau cải xoong rộng mênh mông của gia đình anh Tưởng. Trong vai lái buôn rau vào bán tại các chợ trong nội thành, chúng tôi được anh Tưởng giới thiệu: “Ở đây đất đai màu mỡ, lại được tưới phân tươi liên tục nên rau rất xanh. Người Hà Nội rất chuộng”.
Tỏ ra khá am hiểu vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, anh Tưởng chia sẻ, gia đình anh theo nghề trồng rau được gần chục năm, nhưng chưa khi nào bị người tiêu dùng kêu ca, rau ngắt lên, cho vào nước rửa sạch là xanh mượt, chưa thấy trường hợp nào bị chết khi ăn rau nhà anh.
Tuy nhiên, theo nhiều người dân trong khu vực khẳng định, anh Tưởng chỉ nói thế cho sướng miệng chứ chẳng khi nào anh ấy dám hái ăn. Đặc biệt, những hộ trồng rau nơi đây thường trồng riêng một khu để cho gia đình ăn.
Từ đây chúng sẽ được dân buôn phân phối ra khắp các quận của Thủ đô Hà Nội.
Nạp sán vào người từ rau xanh
Nhiều người tiêu dùng lầm tưởng chỉ những rau thủy sinh mới bị nhiễm ký sinh trùng (KST) do trồng dưới nước và cứ chọn rau xanh, mập mạp, tươi là vô tư ăn. Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đề, chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng - Đại học Y Hà Nội, rất nhiều người có suy nghĩ sai về cách dùng rau, không phải rau cứ xanh tươi, trồng trên cạn là không bị nhiễm KST. Thực tế là có rất nhiều loại rau được trồng trên cạn nhưng lại được tưới bằng nguồn nước ô nhiễm, nên cũng nhiễm KST này. Do ăn phải các loại rau nhiễm KST nhưng chưa được nấu chín, nên KST từ rau bám vào ruột non, kí sinh và trưởng thành, gây bệnh giun sán.
Nhiều trường hợp vì quá tin vào cách lựa chọn rau xanh bằng kinh nghiệm đã vô tình mang mầm bệnh vào người. Chị Nguyễn Hải Hà ở Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: “Mình thích ăn món rau cần nấu tái, lo ngại rau ở thành phố không sạch, mỗi tuần, nhờ mẹ đẻ mua rau của những người dân xung quanh nhà để gửi lên và vô tư ăn. Đến khi mang thai được 6 tháng, thấy người hay mệt, da xanh xao, nhưng lại nghĩ do mang thai, nên không đi khám. Một thời gian thấy sức khỏe suy kiệt, đến viện chuẩn đoán mới biết, mình bị nhiễm giun sán nặng do hay ăn rau sống và không rõ nguồn gốc”.
Còn anh Thế Khương (tập thể Nam Thành Công, Hà Nội) lại được khẳng định nhiễm giun sán do một món ăn khoái khẩu khác là nộm rau muống. Rất thích món nộm rau muống bóp gỏi, trộn lạc nên anh thường xuyên được vợ làm cho ăn. Đã từng đọc báo thấy nói các loại rau thủy sinh tỉ lệ nhiễm KST cao, nên vợ anh luôn cẩn thận, chỉ chọn rau muống cạn dù ống rau không được to, giòn như rau muống nước. Thời gian gần đây, anh thường xuyên có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khi thì phân sống, khi thì lại tiêu chảy, nhưng anh vẫn chỉ tự uống thuốc ở nhà mà không đi khám. Đến khi có biểu hiện phù toàn thân, phù mặt, phù thành bụng… anh vội tới Viện Sốt rét và Kí sinh trùng TƯ khám mới được khẳng định, nhiễm sán lá ruột nhỏ.
Trước những nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ các loại rau xanh, PGS.TS. Nguyễn Văn Đề cho biết thêm, loài sán Fasciolopsis buski (sán lá ruột) dài từ 30 - 70mm, chiều ngang từ 14 - 15mm. Trứng của sán lá ruột là loại trứng lớn trong các loại trứng giun sán, có màu sẫm. Một con sán lá ruột trưởng thành mỗi ngày có thể đẻ tới 2.500 trứng, trứng theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt, ao hồ, đồng ruộng. Khoảng 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, di động, xâm nhập một số loài ốc và chuyển thành bào ấu.
Nhiều người dân quá tin vào kinh nghiệm chọn rau, nên thường mắc bệnh hiểm nghèo từ các loại rau không rõ nguồn gốc.
Trong con ốc, sau 4 - 7 tuần, bào ấu phát triển nở thành rất nhiều ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời vỏ ốc, sống bám vào một số cây mọc dưới nước như củ ấu, bắp niễng, ngó sen, ngó khoai, rau muống, rau cần, rau rút... phát triển thành nang trùng. Người và lợn ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này sẽ nhiễm bệnh. Trong cơ thể người hoặc lợn, nang trùng sẽ mất vỏ nang ở tá tràng vật chủ, bám vào ruột non để ký sinh và phát triển thành sán trưởng thành. Thời gian từ khi xâm nhập đến khi thành sán trưởng thành khoảng 3 tháng.
Tất cả các loại rau (cả trên cạn và dưới nước) đều có thể mang mầm ấu trùng này. Ăn phải loại rau này, bệnh sẽ có những biểu hiện trên người tiêu dùng qua 3 giai đoạn: Khởi phát với các triệu chứng mệt mỏi, giảm sút sức khỏe, thiếu máu. Toàn phát: người bệnh thấy đau bụng, thường đau âm ỉ ở vùng hạ vị, có thể có những cơn đau dữ dội, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thất thường, kéo dài nhiều tuần, phân lỏng, không có máu, nhưng có nhầy lẫn thức ăn không tiêu, bụng bị trướng, nhất là ở trẻ em. Giai đoạn nặng: Ở người bệnh bị nhiễm sán nhiều và không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng với các triệu chứng: phù toàn thân, phù mặt, phù thành bụng, phù chân, tràn dịch ở tim, phổi, cổ trướng, bệnh nhân có thể tử vong do suy kiệt.
Chuẩn đoán sán lá ruột chủ yếu dựa vào các dấu hiệu: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, phù nề, suy nhược, xét nghiệm phân theo phương pháp trực tiếp hoặc Kato phát hiện sán và trứng sán.
Để tránh loại bệnh nguy hiểm này, người tiêu dùng cần tìm những loại rau có nguồn gốc rõ ràng. Không nên quá phụ thuộc vào kinh nghiệm trong chọn rau. Dù mua ở bất kỳ đâu, cũng cần phải tẩy rửa sạch trước khi ăn.
7 giờ sáng, bà Mật lọ mọ đi ra cắt rau cần đem bán. Nơi bà canh tác trồng rau là con mương nhỏ ngay sát nghĩa địa của thôn, một dòng nước đen kịt, hôi thối bao vây vạt rau bên dưới.
Nước đâu để làm rau tươi xanh?
Chỉ tay vào những luống rau xanh mượt, phổng phao, mập mạp, bà Mật chia sẻ kinh nghiệm: “Thường trồng rau thì cần có nước tiểu, phân heo thì tốt, nhưng ở đây, chỗ nào gần mồ mả là chúng phát triển tốt um lên, hai ba hôm là hái được một lần”.
Những luống rau xanh ngậy được trồng ngay trong nghĩa địa, lớn lên từ nước rửa hài cốt.
Thấy chúng tôi nhăn mặt, bà Mật nói: “Nghĩ thì sợ thôi chứ rau hái lên tươi ngon lắm, chả việc gì phải sợ. Rau nhà tôi được các mối chở rau ra Hà Nội bán rất thích, sáng nào tôi cũng phải dậy từ 5-6h sáng cắt rau để kịp giao cho họ. Ruộng rau này gia đình tôi đã canh tác cả chục năm nay rồi”.
Những luống rau nằm xa địa phận nghĩa địa quả nhiên không được xanh ngậy như các luống rau của bà Mật. Bà cho hay, gia đình bà trồng để bán chứ không bao giờ ăn. Sở dĩ rau tốt và xanh thế, do bà thường xuyên múc nước mát từ những huyệt đã bốc hót hài cốt đi.
Theo quan sát của chúng tôi, rau không chỉ được trồng xung quanh nghĩa địa mà ngay trong khuôn viên nghĩa địa, những khu đất trống cũng được tận dụng để trồng rau, củ. “Rau trồng trong nghĩa địa ngoài việc tưới nước, chả cần bón thêm gì vẫn cứ xanh tốt, cây rau nào cũng mập ú. Chắc được “ngửi” hơi và “ăn thịt” người chết nên vậy”, bà Mật nói.
Chỉ vào con mương chứa vô số những mảnh gỗ quan tài đã mục nát do người dân vứt lại. Bà Mật cho biết thêm, ngoài nguồn nước từ các huyệt trống, nước để tưới cho rau ở đây chủ yếu lấy từ con mương nhỏ chảy ngay cạnh nghĩa địa. Con mương là nơi người dân cọ rửa những vật dụng dùng để “tắm rửa cho người chết”.
Rời những luống rau của bà Mật, chúng tôi đi vòng qua khu rau cần, rau cải xoong rộng mênh mông của gia đình anh Tưởng. Trong vai lái buôn rau vào bán tại các chợ trong nội thành, chúng tôi được anh Tưởng giới thiệu: “Ở đây đất đai màu mỡ, lại được tưới phân tươi liên tục nên rau rất xanh. Người Hà Nội rất chuộng”.
Tỏ ra khá am hiểu vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, anh Tưởng chia sẻ, gia đình anh theo nghề trồng rau được gần chục năm, nhưng chưa khi nào bị người tiêu dùng kêu ca, rau ngắt lên, cho vào nước rửa sạch là xanh mượt, chưa thấy trường hợp nào bị chết khi ăn rau nhà anh.
Tuy nhiên, theo nhiều người dân trong khu vực khẳng định, anh Tưởng chỉ nói thế cho sướng miệng chứ chẳng khi nào anh ấy dám hái ăn. Đặc biệt, những hộ trồng rau nơi đây thường trồng riêng một khu để cho gia đình ăn.
Từ đây chúng sẽ được dân buôn phân phối ra khắp các quận của Thủ đô Hà Nội.
Nạp sán vào người từ rau xanh
Nhiều người tiêu dùng lầm tưởng chỉ những rau thủy sinh mới bị nhiễm ký sinh trùng (KST) do trồng dưới nước và cứ chọn rau xanh, mập mạp, tươi là vô tư ăn. Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đề, chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng - Đại học Y Hà Nội, rất nhiều người có suy nghĩ sai về cách dùng rau, không phải rau cứ xanh tươi, trồng trên cạn là không bị nhiễm KST. Thực tế là có rất nhiều loại rau được trồng trên cạn nhưng lại được tưới bằng nguồn nước ô nhiễm, nên cũng nhiễm KST này. Do ăn phải các loại rau nhiễm KST nhưng chưa được nấu chín, nên KST từ rau bám vào ruột non, kí sinh và trưởng thành, gây bệnh giun sán.
Nhiều trường hợp vì quá tin vào cách lựa chọn rau xanh bằng kinh nghiệm đã vô tình mang mầm bệnh vào người. Chị Nguyễn Hải Hà ở Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: “Mình thích ăn món rau cần nấu tái, lo ngại rau ở thành phố không sạch, mỗi tuần, nhờ mẹ đẻ mua rau của những người dân xung quanh nhà để gửi lên và vô tư ăn. Đến khi mang thai được 6 tháng, thấy người hay mệt, da xanh xao, nhưng lại nghĩ do mang thai, nên không đi khám. Một thời gian thấy sức khỏe suy kiệt, đến viện chuẩn đoán mới biết, mình bị nhiễm giun sán nặng do hay ăn rau sống và không rõ nguồn gốc”.
Còn anh Thế Khương (tập thể Nam Thành Công, Hà Nội) lại được khẳng định nhiễm giun sán do một món ăn khoái khẩu khác là nộm rau muống. Rất thích món nộm rau muống bóp gỏi, trộn lạc nên anh thường xuyên được vợ làm cho ăn. Đã từng đọc báo thấy nói các loại rau thủy sinh tỉ lệ nhiễm KST cao, nên vợ anh luôn cẩn thận, chỉ chọn rau muống cạn dù ống rau không được to, giòn như rau muống nước. Thời gian gần đây, anh thường xuyên có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khi thì phân sống, khi thì lại tiêu chảy, nhưng anh vẫn chỉ tự uống thuốc ở nhà mà không đi khám. Đến khi có biểu hiện phù toàn thân, phù mặt, phù thành bụng… anh vội tới Viện Sốt rét và Kí sinh trùng TƯ khám mới được khẳng định, nhiễm sán lá ruột nhỏ.
Trước những nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ các loại rau xanh, PGS.TS. Nguyễn Văn Đề cho biết thêm, loài sán Fasciolopsis buski (sán lá ruột) dài từ 30 - 70mm, chiều ngang từ 14 - 15mm. Trứng của sán lá ruột là loại trứng lớn trong các loại trứng giun sán, có màu sẫm. Một con sán lá ruột trưởng thành mỗi ngày có thể đẻ tới 2.500 trứng, trứng theo phân ra ngoài, phát triển trong nước ngọt, ao hồ, đồng ruộng. Khoảng 3 - 7 tuần, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng và thoát ra, di động, xâm nhập một số loài ốc và chuyển thành bào ấu.
Nhiều người dân quá tin vào kinh nghiệm chọn rau, nên thường mắc bệnh hiểm nghèo từ các loại rau không rõ nguồn gốc.
Trong con ốc, sau 4 - 7 tuần, bào ấu phát triển nở thành rất nhiều ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời vỏ ốc, sống bám vào một số cây mọc dưới nước như củ ấu, bắp niễng, ngó sen, ngó khoai, rau muống, rau cần, rau rút... phát triển thành nang trùng. Người và lợn ăn phải các loại cây thủy sinh có chứa các nang trùng này sẽ nhiễm bệnh. Trong cơ thể người hoặc lợn, nang trùng sẽ mất vỏ nang ở tá tràng vật chủ, bám vào ruột non để ký sinh và phát triển thành sán trưởng thành. Thời gian từ khi xâm nhập đến khi thành sán trưởng thành khoảng 3 tháng.
Tất cả các loại rau (cả trên cạn và dưới nước) đều có thể mang mầm ấu trùng này. Ăn phải loại rau này, bệnh sẽ có những biểu hiện trên người tiêu dùng qua 3 giai đoạn: Khởi phát với các triệu chứng mệt mỏi, giảm sút sức khỏe, thiếu máu. Toàn phát: người bệnh thấy đau bụng, thường đau âm ỉ ở vùng hạ vị, có thể có những cơn đau dữ dội, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thất thường, kéo dài nhiều tuần, phân lỏng, không có máu, nhưng có nhầy lẫn thức ăn không tiêu, bụng bị trướng, nhất là ở trẻ em. Giai đoạn nặng: Ở người bệnh bị nhiễm sán nhiều và không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng với các triệu chứng: phù toàn thân, phù mặt, phù thành bụng, phù chân, tràn dịch ở tim, phổi, cổ trướng, bệnh nhân có thể tử vong do suy kiệt.
Chuẩn đoán sán lá ruột chủ yếu dựa vào các dấu hiệu: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, phù nề, suy nhược, xét nghiệm phân theo phương pháp trực tiếp hoặc Kato phát hiện sán và trứng sán.
Để tránh loại bệnh nguy hiểm này, người tiêu dùng cần tìm những loại rau có nguồn gốc rõ ràng. Không nên quá phụ thuộc vào kinh nghiệm trong chọn rau. Dù mua ở bất kỳ đâu, cũng cần phải tẩy rửa sạch trước khi ăn.