Hạt hướng dương chứa chất gây teo não
Kết quả kiểm tra mới đây của các cơ quan chức năng Trung Quốc cho thấy, có 7 loại hạt hướng dương đã rang chín bán trên thị trường có chất độc hại gây teo não và ung thư.
Theo "Giờ cao điểm tin tức tối" của CCTV lên sóng ngày 22/02, cơ quan chức năng thành phố Tô Châu đã cho lấy mẫu kiểm tra các loại hạt hướng dương rang được tiêu thụ trên thị trường, kết quả phát hiện 7 loại hạt hướng dương có chất nhôm dễ gây teo não.
Trên thực tế, để cho hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn, nhà sản xuất đã thêm phèn vào. Phèn này có chứa nhôm mà khi vào cơ thể sẽ rất khó bị đào thải ra ngoài, ảnh hưởng đến tế bào não, tế bào thần kinh, dẫn đến suy giảm trí nhớ, nghiêm trọng hơn sẽ làm teo não, đãng trí, ung thư. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các cơ quan như gan, phổi, hệ xương, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.
Thông tin trên được lan truyền nhanh chóng trên các diễn đàn, trang sức khỏe khiến người tiêu dùng hoang mang, lo sợ. Các cơ quan chức năng Trung Quốc cũng đang tiến hành kiểm định đại trà những sản phẩm hạt khô được sản xuất và bày bán trên trị trường.
Hạt dưa nhuộm phẩm màu ăn vào ung thư
Mới đây, người ta đã phát hiện một số cơ sở làm hạt dưa bằng công nghệ hết sức độc hại ở Tây Ninh và TP.HCM. Các cơ sở này đã ngâm chất tẩy trắng và phẩm màu công nghiệp với nhớt thải để hạt dưa đẹp và bóng. Trước khi tẩy hạt dưa, người ta cho nước lạnh vào bể chứa, sau đó lấy từ trong bao ra những viên xút màu trắng với trọng lượng khoảng 2-3kg cho vào nước.
Giữa lúc nước lạnh gặp xút bắt đầu sôi lên sùng sục, họ đổ hạt dưa vào bể ngâm. Theo các công nhân, để hạt dưa được tẩy sạch hoàn toàn ít nhất chúng phải được ngâm trong dung dịch này 30 phút. Người ta còn dùng dầu ăn loại thải để rang và dùng dầu nhớt để làm bóng hạt dưa.
Và để bảo quản hạt dưa trong thời gian lâu mà không phai màu, hầu hết phẩm màu được dùng là phẩm màu công nghiệp của Trung Quốc. Để tẩy mùi nhớt và phẩm màu, trước khi cho ra lò, hạt dưa cũng được bỏ thêm ít bơ vào lò rang nên khi cắn cảm thấy có vị thơm, béo.
Theo các chuyên gia, mặc dù hạt dưa khi ăn thì bỏ vỏ nhưng việc dùng các loại chất xút, nhớt và phẩm màu để chế biến đều có thể gây nguy cơ cho sức khỏe người dùng. Ngay cả việc rang hạt dưa nhưng dùng dầu thực vật loại thải, đã bị hydro hoá cũng không tốt bởi loại dầu ăn này gây nên bệnh tim mạch nếu dùng nhiều và lâu dài.
Các loại hạt dưa có màu sắc rực rỡ, bắt mắt thường dùng phẩm màu công nghiệp có chứa chất Rhodamine B thường được dùng để nhuộm vải, cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm vì có khả năng gây ung thư.
Khi nhuộm hạt dưa bằng chất Rhodamine, người ta pha loãng rồi đổ hạt dưa vào trộn lên, sau đó đem phơi khô. Chưa nói chất này có thể qua vỏ dưa ngấm vào bên trong hạt mà chỉ cần cắn hạt dưa, tiếp xúc vỏ dưa dính hoá chất này cũng đã rất nguy hiểm. Sự tích tụ lâu ngày trong cơ thể chất này trước hết gây tổn thương gan, thận, lâu dần gây ung thư. Còn với những người gan kém, sự đào thải qua gan kém có thể gây dị ứng tức thì, biểu hiện là nổi mẩn trên da, xung huyết.
Hạt dẻ: Tết này ăn không hết để... tết sau
Cổng sau chợ Đồng Xuân là "thủ phủ" của các loại hạt. Ở đây, người tiêu dùng có thể "vô tư" chọn cho mình những loại hạt "nhấm nháp" phù hợp với sở thích của gia đình vào dịp Tết: sen sấy, hạt điều sấy, hạt bí, hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hạt dẻ rừng,...
Các tiểu thương tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội) đều khẳng định họ thu mua các loại hạt khô, sấy: từ nguồn trong nước. Nhưng thực chất, các mặt hàng này đều là hàng "3 không".
Một người bán trà đá gần cổng chợ Đồng Xuân cho hay: Hàng bán trong chợ Đồng Xuân đa phần là hàng Trung Quốc. Đừng thấy người ta giới thiệu hàng Việt chất lượng cao mà vội tin. Đến ở Cao Bằng còn ít khi mua được hạt dẻ Cao Bằng, thì lấy đâu hàng mà bán ở chợ Đồng Xuân nhiều thế. Hạt dẻ ở đây tết này không ăn hết, để đến tết sau vẫn ngon...
Được biết, vào đầu tháng 1/2013, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chị cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Phòng CSĐT trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an TP.Hà Nội) đã tổ chức kiểm tra ba xe tải đang tập kết hàng hoá tại cổng chợ Đồng Xuân. Qua kiểm tra phát hiện, lô hàng trên gồm các loại quần áo, đồ chơi trẻ em cùng ô mai, mứt, hạt dẻ cười... đều có nhãn mác và chữ Trung Quốc.
Ô mai, xí muội ngập trong hóa chất
Ngày 24/5/2012, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM đã lấy 10 mẫu ô mai, xí muội tại các cửa hàng, siêu thị, chợ để kiểm tra. Kết quả, đã phát hiện nhiều mẫu có sử dụng cyclamate, hàm lượng saccharine và chì (các chất có thể gây ung thư) không được phép sử dụng trong thực phẩm.
Sau đó, thanh tra Sở Y tế TP HCM và Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Sở Y tế TPHCM đã phối hợp kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng ô mai, xí muội.
Tại chợ Bình Tây (quận 6), qua kiểm tra phát hiện hầu hết các mặt hàng ô mai, xí muội đều không có bao bì, nhãn mác, không hóa đơn chứng từ. Thay vì được đóng gói ghi rõ nguồn gốc, ngày sản xuất, ngày sử dụng hầu hết các sản phẩm trên được cơ sở kinh doanh chứa trong bịch nilon, đóng trong bao giấy. Tại thời điểm kiểm tra, nhiều sản phẩm ô mai, xí muội đã nổi nấm mốc. Đoàn kiểm tra đã tiến hành niêm phong, thu giữ nhiều mặt hàng; đồng thời tiến hành lấy mẫu mang đi xét nghiệm. Thông tin này đã khiến nhiều tín đồ của món ăn vặt "đáng yêu"' này chững lại, ngần ngại hơn khi tiêu thụ mặt hàng này.
Cuối tháng 4/2012, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an đã lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên các loại ô mai. Kết quả cho thấy sản phẩm Preserved Fruits có chứa chất cấm cyclamate và loại đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam.
Cùng thời điểm đó, báo chí cũng đã thông tin về việc các cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện rất nhiều loại trái cây sấy khô như đào khô, xí muội, hồng khô... của nước này có sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Điều đáng nói là những loại trái cây sấy khô này cũng đang được bày bán tràn lan tại Hà Nội, TP HCM. Ghi nhận tại chợ Bình Tây (TP HCM) cho thấy, hầu hết các sạp đều có bán các mặt hàng như táo tàu, xí muội, đào khô... Trên nhãn không thể hiện cơ sở sản xuất, xuất xứ hàng hóa, hạn sử dụng theo đúng quy định...
Hạt trân châu chứa chất tẩy trắng độc hại
Năm 2009, các cơ quan chức năng phát hiện chất tẩy trắng độc hại trong hạt trân châu trà sữa. Kết quả xét nghiệm vào ngày 1/9/2009 của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho thấy, có chất tẩy trắng công nghiệp Natri Sulfat - vốn bị cấm sử dụng cho thực phẩm - trong hạt trân châu dùng cho trà sữa. Theo đó, có 6/12 mẫu hạt trân châu mang đi xét nghiệm có chứa chất tẩy trắng độc hại với hàm lượng cao nhất là 0,07% và thấp nhất là 0,04%.
Ngoài chất tẩy trắng, trước đó không lâu, thanh tra Sở Y tế TP HCM còn phát hiện 4/4 mẫu sữa trân châu thành phẩm bị nhiễm vi sinh như Coliforms, vi khuẩn hiếu khí và bào tử nấm men nấm mốc.
Ngày 26/8/2009, Sở Y tế Hà Nội thông báo, có 2 cơ sở sản xuất hạt trân châu để làm chè dùng chất bảo quản vượt giới hạn cho phép 1,4 - 2,5 lần. Chất này là axit Benzoic và axit Sorbic, nếu sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến gan, thận, thậm chí gây ung thư
Trà sữa được pha chế gồm nước, sữa, trà, hương liệu hoặc nước ép trái cây. Song thành phần không thể thiếu của mỗi ly trà chính là hạt trân châu (loại hạt tròn nhỏ bằng đầu ngón tay út, được làm bằng bột sắn). Người uống trà dùng một loại ống hút lớn để hút hạt trân châu.
Hạnh Giang (tổng hợp)
Kết quả kiểm tra mới đây của các cơ quan chức năng Trung Quốc cho thấy, có 7 loại hạt hướng dương đã rang chín bán trên thị trường có chất độc hại gây teo não và ung thư.
Theo "Giờ cao điểm tin tức tối" của CCTV lên sóng ngày 22/02, cơ quan chức năng thành phố Tô Châu đã cho lấy mẫu kiểm tra các loại hạt hướng dương rang được tiêu thụ trên thị trường, kết quả phát hiện 7 loại hạt hướng dương có chất nhôm dễ gây teo não.
Trên thực tế, để cho hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn, nhà sản xuất đã thêm phèn vào. Phèn này có chứa nhôm mà khi vào cơ thể sẽ rất khó bị đào thải ra ngoài, ảnh hưởng đến tế bào não, tế bào thần kinh, dẫn đến suy giảm trí nhớ, nghiêm trọng hơn sẽ làm teo não, đãng trí, ung thư. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các cơ quan như gan, phổi, hệ xương, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.
Thông tin trên được lan truyền nhanh chóng trên các diễn đàn, trang sức khỏe khiến người tiêu dùng hoang mang, lo sợ. Các cơ quan chức năng Trung Quốc cũng đang tiến hành kiểm định đại trà những sản phẩm hạt khô được sản xuất và bày bán trên trị trường.
Hạt dưa nhuộm phẩm màu ăn vào ung thư
Mới đây, người ta đã phát hiện một số cơ sở làm hạt dưa bằng công nghệ hết sức độc hại ở Tây Ninh và TP.HCM. Các cơ sở này đã ngâm chất tẩy trắng và phẩm màu công nghiệp với nhớt thải để hạt dưa đẹp và bóng. Trước khi tẩy hạt dưa, người ta cho nước lạnh vào bể chứa, sau đó lấy từ trong bao ra những viên xút màu trắng với trọng lượng khoảng 2-3kg cho vào nước.
Giữa lúc nước lạnh gặp xút bắt đầu sôi lên sùng sục, họ đổ hạt dưa vào bể ngâm. Theo các công nhân, để hạt dưa được tẩy sạch hoàn toàn ít nhất chúng phải được ngâm trong dung dịch này 30 phút. Người ta còn dùng dầu ăn loại thải để rang và dùng dầu nhớt để làm bóng hạt dưa.
Và để bảo quản hạt dưa trong thời gian lâu mà không phai màu, hầu hết phẩm màu được dùng là phẩm màu công nghiệp của Trung Quốc. Để tẩy mùi nhớt và phẩm màu, trước khi cho ra lò, hạt dưa cũng được bỏ thêm ít bơ vào lò rang nên khi cắn cảm thấy có vị thơm, béo.
Theo các chuyên gia, mặc dù hạt dưa khi ăn thì bỏ vỏ nhưng việc dùng các loại chất xút, nhớt và phẩm màu để chế biến đều có thể gây nguy cơ cho sức khỏe người dùng. Ngay cả việc rang hạt dưa nhưng dùng dầu thực vật loại thải, đã bị hydro hoá cũng không tốt bởi loại dầu ăn này gây nên bệnh tim mạch nếu dùng nhiều và lâu dài.
Các loại hạt dưa có màu sắc rực rỡ, bắt mắt thường dùng phẩm màu công nghiệp có chứa chất Rhodamine B thường được dùng để nhuộm vải, cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm vì có khả năng gây ung thư.
Khi nhuộm hạt dưa bằng chất Rhodamine, người ta pha loãng rồi đổ hạt dưa vào trộn lên, sau đó đem phơi khô. Chưa nói chất này có thể qua vỏ dưa ngấm vào bên trong hạt mà chỉ cần cắn hạt dưa, tiếp xúc vỏ dưa dính hoá chất này cũng đã rất nguy hiểm. Sự tích tụ lâu ngày trong cơ thể chất này trước hết gây tổn thương gan, thận, lâu dần gây ung thư. Còn với những người gan kém, sự đào thải qua gan kém có thể gây dị ứng tức thì, biểu hiện là nổi mẩn trên da, xung huyết.
Hạt dẻ: Tết này ăn không hết để... tết sau
Cổng sau chợ Đồng Xuân là "thủ phủ" của các loại hạt. Ở đây, người tiêu dùng có thể "vô tư" chọn cho mình những loại hạt "nhấm nháp" phù hợp với sở thích của gia đình vào dịp Tết: sen sấy, hạt điều sấy, hạt bí, hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hạt dẻ rừng,...
Các tiểu thương tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội) đều khẳng định họ thu mua các loại hạt khô, sấy: từ nguồn trong nước. Nhưng thực chất, các mặt hàng này đều là hàng "3 không".
Một người bán trà đá gần cổng chợ Đồng Xuân cho hay: Hàng bán trong chợ Đồng Xuân đa phần là hàng Trung Quốc. Đừng thấy người ta giới thiệu hàng Việt chất lượng cao mà vội tin. Đến ở Cao Bằng còn ít khi mua được hạt dẻ Cao Bằng, thì lấy đâu hàng mà bán ở chợ Đồng Xuân nhiều thế. Hạt dẻ ở đây tết này không ăn hết, để đến tết sau vẫn ngon...
Được biết, vào đầu tháng 1/2013, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chị cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Phòng CSĐT trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an TP.Hà Nội) đã tổ chức kiểm tra ba xe tải đang tập kết hàng hoá tại cổng chợ Đồng Xuân. Qua kiểm tra phát hiện, lô hàng trên gồm các loại quần áo, đồ chơi trẻ em cùng ô mai, mứt, hạt dẻ cười... đều có nhãn mác và chữ Trung Quốc.
Ô mai, xí muội ngập trong hóa chất
Ngày 24/5/2012, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM đã lấy 10 mẫu ô mai, xí muội tại các cửa hàng, siêu thị, chợ để kiểm tra. Kết quả, đã phát hiện nhiều mẫu có sử dụng cyclamate, hàm lượng saccharine và chì (các chất có thể gây ung thư) không được phép sử dụng trong thực phẩm.
Sau đó, thanh tra Sở Y tế TP HCM và Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Sở Y tế TPHCM đã phối hợp kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng ô mai, xí muội.
Tại chợ Bình Tây (quận 6), qua kiểm tra phát hiện hầu hết các mặt hàng ô mai, xí muội đều không có bao bì, nhãn mác, không hóa đơn chứng từ. Thay vì được đóng gói ghi rõ nguồn gốc, ngày sản xuất, ngày sử dụng hầu hết các sản phẩm trên được cơ sở kinh doanh chứa trong bịch nilon, đóng trong bao giấy. Tại thời điểm kiểm tra, nhiều sản phẩm ô mai, xí muội đã nổi nấm mốc. Đoàn kiểm tra đã tiến hành niêm phong, thu giữ nhiều mặt hàng; đồng thời tiến hành lấy mẫu mang đi xét nghiệm. Thông tin này đã khiến nhiều tín đồ của món ăn vặt "đáng yêu"' này chững lại, ngần ngại hơn khi tiêu thụ mặt hàng này.
Cuối tháng 4/2012, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an đã lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên các loại ô mai. Kết quả cho thấy sản phẩm Preserved Fruits có chứa chất cấm cyclamate và loại đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam.
Cùng thời điểm đó, báo chí cũng đã thông tin về việc các cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện rất nhiều loại trái cây sấy khô như đào khô, xí muội, hồng khô... của nước này có sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Điều đáng nói là những loại trái cây sấy khô này cũng đang được bày bán tràn lan tại Hà Nội, TP HCM. Ghi nhận tại chợ Bình Tây (TP HCM) cho thấy, hầu hết các sạp đều có bán các mặt hàng như táo tàu, xí muội, đào khô... Trên nhãn không thể hiện cơ sở sản xuất, xuất xứ hàng hóa, hạn sử dụng theo đúng quy định...
Hạt trân châu chứa chất tẩy trắng độc hại
Năm 2009, các cơ quan chức năng phát hiện chất tẩy trắng độc hại trong hạt trân châu trà sữa. Kết quả xét nghiệm vào ngày 1/9/2009 của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho thấy, có chất tẩy trắng công nghiệp Natri Sulfat - vốn bị cấm sử dụng cho thực phẩm - trong hạt trân châu dùng cho trà sữa. Theo đó, có 6/12 mẫu hạt trân châu mang đi xét nghiệm có chứa chất tẩy trắng độc hại với hàm lượng cao nhất là 0,07% và thấp nhất là 0,04%.
Ngoài chất tẩy trắng, trước đó không lâu, thanh tra Sở Y tế TP HCM còn phát hiện 4/4 mẫu sữa trân châu thành phẩm bị nhiễm vi sinh như Coliforms, vi khuẩn hiếu khí và bào tử nấm men nấm mốc.
Ngày 26/8/2009, Sở Y tế Hà Nội thông báo, có 2 cơ sở sản xuất hạt trân châu để làm chè dùng chất bảo quản vượt giới hạn cho phép 1,4 - 2,5 lần. Chất này là axit Benzoic và axit Sorbic, nếu sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến gan, thận, thậm chí gây ung thư
Trà sữa được pha chế gồm nước, sữa, trà, hương liệu hoặc nước ép trái cây. Song thành phần không thể thiếu của mỗi ly trà chính là hạt trân châu (loại hạt tròn nhỏ bằng đầu ngón tay út, được làm bằng bột sắn). Người uống trà dùng một loại ống hút lớn để hút hạt trân châu.
Hạnh Giang (tổng hợp)