Cờ đỏ kháng chiến và đồng euro

T

T$

Guest

Các vở bi kịch Hy Lạp thời cổ luôn gồm phần dạo đầu, màn ca hát, nhảy múa, đoạn thoại đầy kịch tính trước khi kết thúc, có thể bằng chiến thắng, bằng tàn sát hoặc cảnh đoàn viên thanh bình.


Thành viên Đảng Cộng sản Hy Lạp biểu tình năm 2011

Nay, người ta lại nói nhiều về bi kịch Hy Lạp (Greek tragedy) để nói tới thảm họa kinh tế tài chính của quốc gia Nam Âu 11 triệu dân có thể bị mời ra khỏi khu vực đồng euro.
Và tất nhiên, không vở kịch nào, dù bi hay hài, lại thiếu các nhân vật nổi trội.
Hy Lạp ngày nay có thủ tướng Alexis Tsipras (rất trẻ) và ông Manolis Glezos (đã già) là hai tiếng nói quyết định về chuyện chống lại kế hoạch thắt lưng buộc bụng châu Âu áp đặt lên quốc gia có nền văn hóa lâu đời.
Đầu tiên là về ông Manolis Glezos, nhân vật hàng đầu của đảng Syriza.
Năm nay 92 tuổi, ông từng bỏ học vào núi tham gia cuộc kháng chiến chống phát-xít Đức hồi năm 1941.
Có công giật đổ cờ Nazi trên đỉnh Acropolis, ông là người anh hùng của cuộc chiến đấu chống chế độ Hitler chiếm đóng Hy Lạp trong Thế Chiến II và bị bỏ tù ba lần.
Glezos được chính Tướng Charles de Gaulle của phong trào Nước Pháp Tự do tôn vinh là ‘du kích quân đầu tiên của châu Âu’ trong Thế Chiến II.
Sau chiến tranh, ông tiếp tục là một nhà hoạt động của Đảng Cộng sản Hy Lạp và tin rằng nước ông tuy nhỏ nhưng luôn vững vàng với ý thức hệ phản kháng.
Thậm chí ngày nay, khi đã làm thành viên của Nghị viện châu Âu, ông Glezos vẫn tin là cuộc đấu tranh chống tư bản toàn cầu đang tiếp diễn.


Hai nhân vật nổi tiếng ở Hy Lạp: Tsipras và Glezos

Ngày nay, ông kêu gọi phản kháng chống lại các chủ tín dụng vốn đang đòi Hy Lạp phải cải cách hệ thống an sinh xã hội và cắt chi tiêu công.
Vì chính phủ nước này không thu nổi thuế của dân nên tư vấn quốc tế muốn họ tăng thuế VAT để Hy Lạp có nổi một ngân sách cân bằng, hoặc ít ra là tạo viễn cảnh giảm được lạm thu ngân sách và trả được nợ trong một tương lai xa xôi nào đó.
Chưa bằng nửa số tuổi của nhà cách mạng lão thành Glezos nhưng thủ tướng Alexis Tsipras cũng chia sẻ quan điểm rằng Hy Lạp phải phản kháng và đấu lý với châu Âu.
Vì ông Tsipras cũng từng là một người cộng sản.
Sinh năm 1974, khi còn là một thiếu niên, năm 17 tuổi Tsipras đã tổ chức chiếm trường học để đấu tranh và gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hy Lạp, một tổ chức theo đường lối Stalin.
Tinh thần đấu tranh của Tsipras cũng rất mạnh mẽ, và không hề sợ nước lớn nhất EU là Đức.
Sau khi lên làm thủ tướng tháng 1/2015, ông đến thăm ngay Đài tưởng niệm Kháng chiến ở Kaisariani, nơi phát-xít Đức xử bắn 200 thành viên quân du kích Hy Lạp năm 1944.
Trước đó chưa đầy một năm, tại tòa Nghị viện nổi tiếng Bundestag Berlin, ông dõng dạc đọc bài diễn văn bằng tiếng Anh lên án các chủ nợ, gồm chính nước Đức, và kêu gọi những người thua thiệt bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008-2014 đoàn kết lại.
Chắc chắn không ai có thể bác bỏ tinh thần chống tư bản của cả hai nhân vật Hy Lạp này.
[h=2]Nợ nhiều, thất nghiệp cao[/h]
[h=2]Tình hình kinh tế xã hội Hy Lạp[/h]
Thất nghiệp 25%, trong đó thất nghiệp của giới trẻ lên tới 50% (tỉ lệ chung tại các nước dùng đồ̉ng euro: 11.4% và 23%)

Kinh tế giảm tỷ trọng 25% kể từ cuộc khủng hoảng bắt đầu

Nợ cả nước bằng 175% GDP

Borrowed €240bn (£188bn) from the EU, the ECB and the IMF


Dù thuộc hai thế hệ khác hẳn nhau, họ tiêu biểu cho cảm xúc của không ít người dân ở Hy Lạp và trên thế giới là bực bội với thế lực tư bản nước ngoài và đại diện cho các nước nhỏ cảm thấy bị các quốc gia giàu mạnh hơn o ép.
Vấn đề của họ, theo ý tôi, chỉ nằm ở chỗ họ chống tư bản nhưng không muốn buông nguồn trợ cấp quốc tế.
Người Hy Lạp không muốn bỏ khu vực đồng euro nhưng cũng không thích làm theo các quy tắc chung để một khu vực tiền tệ chung có thể tồn tại.
Đây cũng là tâm lý rất phổ biến trong chúng ta: vừa muốn ăn hết miếng bánh nhưng lại vẫn có bánh để dành.
Từ cả chục năm qua, chi tiêu công của Hy Lạp luôn cao hơn thu nhập, nợ nước ngoài vượt cao so với GDP trong khi tuổi nghỉ hưu vẫn thấp, thị trường lao động gò bó, thất nhiệp cao.
Trong mấy năm qua, các chính phủ Hy Lạp chỉ cam kết nhưng đều trì hoãn với các kế hoạch cải cách và cũng vì thế, không chỉ quan hệ với châu Âu bị sứt mẻ, mà hàng tỷ USD cam kết đầu tư cũng bị ngưng.
Chẳng hạn, mới tháng 6 năm ngoái, Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc sang thăm và ký các hợp đầu trên 6 tỷ USD với chính phủ tiền nhiệm ở Athens.
Nhưng cho đến nay, vì tình hình không rõ ràng, cả gần 20 dự án tiền tỷ từ Trung Quốc vẫn án binh bất động.
Trong những giờ tới, có khả năng một thỏa thuận đột phá giữa EU và Hy Lạp sẽ đạt được để giữ nước này trong khu vực đồng euro.
Tuy thế, vấn đề chính vẫn là liệu Hy Lạp có thực hiện được cải cách để Ngân hàng Trung ương châu Âu mở hầu bao giúp Athens giải quyết thanh khoản hay không.
Có vẻ như các biện pháp ông Alexis Tsipras muốn áp dụng để thỏa mãn phe tả và thiên cộng sản ở Hy Lạp vẫn là tăng thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập của người giàu, thay vì cắt giảm chi tiêu công.
Đây cũng vẫn là các biện pháp mang màu sắc ‘kinh tế xã hội chủ nghĩa’, thậm chí mỵ dân vì đưa ra thông điệp ‘công bằng, chĩa mũi nhọn vào giới giàu có.


Các khoản nợ của Hy Lạp lên tới trên 300 tỷ euro

Ngay cả khi gói cứu trợ đi kèm cải cách được chính phủ đồng ý với EU, nó vẫn có nguy cơ bị Cương lĩnh Cánh Tả (Left Platform, gồm Đảng Cộng Sản và một số nhân vật cực đoan), hiện giữ 40 ghế trong nghị viện chặn lại.
Cùng lúc, châu Âu ngày càng trở bên nóng ruột về việc có nên có duy trì Hy Lạp trong khu vực đồng euro hay không.
Các tiếng nói ở Anh tuần qua cho rằng để Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng tiền chung thực ra có thể có lợi cho nước này vì để họ có thể tự chủ tài chính và cải cách theo nhịp độ riêng.
Các báo tại Anh nêu ví dụ Hungary, Ba Lan, đều là những nước không dùng đồng euro mà vẫn cải cách được kinh tế và khai thác tối đa lợi thế là thành viên EU.
Cùng lúc, khu vực kinh tế euro vẫn tăng đều trong bốn năm qua, không hề bị ảnh hưởng bởi tình hình Hy Lạp, theo trang Telegraph ở Anh hôm 23/06.
Trong bi kịch cổ đại Hy Lạp, các vở diễn đều kết bằng màn kịch tính có tính giải thoát (liberation) hoặc thanh tẩy (cleansing) cho các nhân vật trong câu chuyện và cho cả công chúng.
Dù phá sản hay vượt qua thời khắc quyết định này, dù ở trong khu vực tiền euro hay bị ‘đá ra’, Hy Lạp chắc chắn cần một màn kết ‘thoát nợ’ cho cuộc khủng hoảng đã kéo dài nhiều năm.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top