Cụ ông 'cướp cơm' của Hà Bá

Jolie

Member
[h=2]Rất nhớ lời nguyền sống nhờ sông nước không được cướp cơm của Hà Bá, thấy người chết đuối không được cứu, không được vớt thi thể, nhưng trước ánh mắt thất thần của thân nhân người bị nạn, ông Việt lại lao đi cứu.[/h]Chiều muộn, con đường nhỏ cạnh cầu Bến Thủy dẫn xuống xóm chài sông Lam sâu hun hút. Ngồi trầm ngâm trên chiếc thuyền nhỏ được chằng với bờ bằng sợi dây thừng, cụ ông Nguyễn Văn Việt (72 tuổi) kể về cuộc đời mình.
Sinh ra trên chiếc thuyền nan, cuộc đời ông Việt gắn với những ngày tháng theo bố mẹ đi đánh cá dọc ngang trên sông Lam (Nghệ An). Từ nhỏ, Nguyễn Văn Việt đã nghe mọi người kể về lời nguyền truyền kiếp rằng đã sống nhờ sông nước thì không được cướp cơm của Hà Bá, thấy người chết đuối thì không được cứu, không được vớt thi thể trên sông. Ai trót phạm phải lời nguyền thì phải lên bờ, bỏ nghề chài lưới hoặc phải thí mạng cho thần sông.
vot-xac.jpg
Cụ Việt đã vớt hơn 400 thi thể người chết đuối đưa lên bờ. Ảnh: Thiên Thảo
Năm 18 tuổi, khi đang dong thuyền đánh lưới ở khúc sông Lam chảy qua huyện Hưng Nguyên, bỗng cơn gió lạ ập đến. Với kinh nghiệm sông nước, Nguyễn Văn Việt khéo léo lái thuyền nan vào bờ an toàn. Khi cập bến thì bỗng từ xa, một chiếc đò dọc chở đầy người và hàng hóa từ Hà Tĩnh xuống chợ Vinh bị lật vì gió thổi mạnh. Nhìn hàng chục người chới với giữa sông, quên hết lời nguyền, Việt lao xuống cứu người. Đợt đó, Việt cứu được 18 người, nhiều người khác bị nước cuốn chết, một số không tìm thấy xác.
Sau lần đó, nhìn ánh mắt vô hồn của người thân nạn nhân bị lật đò và hình ảnh hoảng hốt xen lẫn vui mừng của người được cứu sống, Nguyễn Văn Việt bỗng thay đổi quan niệm và không nghĩ gì đến lời nguyền thần sông. Mặc cho nhiều người can ngăn, hễ gặp người chết đuối, Việt đều lao xuống dòng sông để cứu hoặc để vớt xác nạn nhân.
Năm 1989, cầu Bến Thủy qua sông Lam được được khởi công xây dựng. Phía Bắc là cửa ngõ thành phố Vinh, phía Nam thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Do mực nước sâu đến mấy chục mét và nhiều chỗ xoáy, cây cầu trở thành nơi “dữ” nhất của dòng sông Lam. Không biết bao nhiêu người đã chọn nơi đây để kết liễu cuộc đời. Cũng từ đó, ngoài việc lênh đênh sông nước mưu sinh, ông Việt kiêm thêm nghề vớt xác và cứu người dưới chân cầu Bến Thủy.
vot-xac1.jpg
Cầu Bến Thủy bắc qua sông Lam là điểm đen, nơi xảy ra hàng trăm vụ nhảy cầu tự tử. Ảnh:Nguyên Khoa
Là dân vạn chài, bơi lặn như con rái cá, đã lặn vớt không biết bao nhiêu nạn nhân đuối nước, nhưng nói đến công việc này, cụ ông 72 tuổi vẫn rùng mình. "Hầu hết thi thể nằm dưới sông đã bị trương phình, bốc mùi vì ngấm nước. Thời gian đầu, khi mới tập đi vớt xác, dù đã xác định tư tưởng từ trước nhưng khi lặn xuống sông, đưa tay sờ lấy thi thể người rồi ôm họ lên bờ, tôi phải nhịn ăn cả tuần vì mỗi lần bưng bát cơm lên đều muốn nôn ọe", ông Việt nhớ lại.
Đồ nghề của ông Việt ngoài chiếc thuyền nhỏ còn có một bộ câu vương dài khoảng 300 m bằng lưới cước, phía dưới có hàng ngàn lưỡi câu sắc ngọt. Theo kinh nghiệm của ông Việt, những người nhảy cầu tự tử xác sẽ chìm ngay tại chỗ, chưa trôi đi ngay. Khi đó, tùy theo con nước triều và dòng hải lưu ra hay vào, những người làm nghề vớt xác sẽ tổ chức câu và lặn tìm ở mạch trong sông hay mạn ngoài biển.
Nếu không tìm được ngay thì thường 3 ngày sau, tử thi sẽ nổi nhưng cũng có trường hợp không đi theo quy luật ấy. “Khi thả lưỡi câu vương xuống sông, nếu gặp thi thể, nó sẽ móc vào quần áo, da thịt. Lúc đó, mình phải giữ cố định câu và lặn xuống để kiểm tra. Nếu đúng thì ôm xác vào bờ", ông Việt kể.
Có nhiều xác còn nguyên vẹn nhưng cũng có những thi thể đã trương phình, phân hủy, khó nhận dạng. Lúc đưa được lên bờ, vì quá đau xót mà thân nhân của những người bị nạn thường ngất lịm đi. Khi đó ông Việt và những người trong gia đình phải làm luôn việc tắm rửa, liệm vải cho thi thể. "Dân sông nước vốn ăn gió, nằm sương, thường có sức khỏe phi thường nhưng tiếp xúc quá nhiều với tử khí khiến sức khỏe suy giảm nhiều lắm. Ngâm nước lạnh quá nhiều, chân tay đều chai cứng, phổi bị viêm mà không dám đi khám", ông Việt thở dài.
Nói đến chuyện đi khám, ông lão buồn thiu bởi nếu có khám cũng không có tiền chữa bệnh. Nghề chài lưới chỉ đủ ăn, việc vớt xác đối với ông cụ là làm phúc. Thỉnh thoảng có người bồi dưỡng ông vài ba trăm nghìn sau khi tìm được thi thể. Có mùa lũ, ông lão và người nhà đi đánh lưới, mò trúng xác chết vì lũ cuốn, thi thể đã phân hủy đành phải mua bạt bọc lại đưa lên bờ. Nếu không có người nhà đến nhận, ông lại phải bỏ tiền túi để khâm liệm, mai táng...
Ông Việt sinh được 9 người con, tất cả đều theo nghề chài lưới và kiêm luôn nghề vớt xác của cha. Trong số các con ông thì chị Nguyễn Thị Nguyệt nổi tiếng với biệt danh "chị Nguyệt vớt xác", "chị Nguyệt cầu Bến Thủy". Theo nghiệp cha từ lúc 13 tuổi, đến nay đã bước sang tuổi bà nhưng chị Nguyệt vẫn ngày đêm mò mẫm với tấm lưới và chiếc thuyền độc mộc. Mỗi khi có người dại dột nhảy cầu tự tử hoặc có người chết đuối, không cần người khác phải nhờ, chị và anh em trong gia đình lại vác câu vương, dong thuyền ra sông ngụp lặn... Với bộ đồ câu sắc ngọt, bố con ông Việt từng rong ruổi khắp các khúc sông, con suối, từ vụ chìm đò ở Chôm Lôm năm 2006, vụ lật xe khách ở sông Lam năm 2010 đến việc ra biển tìm thi thể ngư dân bị lật thuyền...
54 năm làm nghề vớt xác, tự tay đưa hơn 400 thi thể từ dưới nước lên bờ nhưng điều mà cả ông Việt và những người con trăn trở là cái chết của những mái đầu xanh. Ngồi bấm đốt ngón tay, ông Việt nhẩm tính, từ ngày xây cầu Bến Thủy đến nay, năm nào cũng có người nhảy cầu tự tử, năm ít thì vài người, năm nhiều có khoảng 15-16. Đó là chưa kể người chết “chìm sông lạc suối” từ mạn ngược trôi về. Hầu hết là học sinh, sinh viên, có đứa thi trượt tốt nghiệp, đứa trượt đại học, đứa thất tình, đứa bế tắc trong cuộc sống... Có đôi yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cản nên hẹn nhau đến cầu, dùng dây thừng trói chặt nhau lại và nhảy xuống...
vot-xac3.jpg
Cụ Việt tâm sự, hơn 54 năm qua, cụ vớt xác là vì nghĩa, vì tâm. Nghề mưu sinh của gia đình cụ là chài lưới trên dòng sông Lam. Ảnh: Nguyên Khoa
"Trong số những người nhảy cầu tự tử, một phần rất nhỏ là người lớn tuổi, làm ăn thua lỗ hoặc buồn chuyện vợ chồng, còn lại là người trẻ. Đứa nhỏ nhất mới thi xong tốt nghiệp lớp 9, nhiều đứa là sinh viên sắp ra trường. Cứ sau mỗi kỳ thi, kiểu gì cũng có chuyện", ông lão trầm ngâm, đưa mắt về phía cầu Bến Thủy 2 nằm sừng sững trên sông Lam. Ông sợ rằng cây cầu Bến Thủy 2 sẽ lại là một điểm đen mới, song song với cây cầu thứ nhất.
Hỏi đến chuyện bỏ nghề vớt xác, ông lão trầm ngâm rồi thở dài: "Nghề mưu sinh của chúng tôi là đánh lưới bắt cá, bất đắc dĩ lắm mới phải đi vớt xác. Nếu mà theo như lời nguyền của dân sông nước, cứu một người, phải bỏ mạng mình cho thần sông thì chắc mấy người trong gia đình tôi không đền nổi hơn 400 cái xác mà chúng tôi đã cướp của ngài. Chỉ mong các bạn trẻ đừng bao giờ kết thúc cuộc đời một cách vô nghĩa nữa, gia đình tôi mới từ bỏ được cái nghề lắm thị phi này", ông Việt vừa tâm sự, vừa gỡ lại tấm lưới để chuẩn bị cho buổi đánh cá đêm.
Nguyên Khoa







***Home Improvement Loans: No Equity Needed. Up to $25,000. Fixed Rates. Low Payment. Instant App


***Need a Business Loan?: Borrow up to $25,000. Fixed Rates. Use for Any Purpose. Instant Application.


***Consolidate Your Debts : Lower Your Monthly Payment & Save. Fixed Rate Loans Up to $25,000.
 
Back
Top