T
T$
Guest
Cử tri Ai Cập đã tán thành cuộc trưng cầu dân ý về thay đổi hiến pháp, mở đường cho các cuộc bầu cử sớm.
Hơn 14,1 triệu cử tri, tức 77,2%, tán thành các tu chính hiến pháp trong khi 4 triệu cử tri, tức 22,8%, bỏ phiếu chống.
Hôm qua, chính phủ loan báo 41% cử tri đi bỏ phiếu trong số 45 triệu cử tri có quyền đi bầu là con son số kỷ lục trong tất cả các cuộc bỏ phiếu gần đây tại nước này.
Một số các cử tri bỏ phiếu thuận cho biết họ ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý với hy vọng sẽ giúp phục hồi ổn định sau nhiều tuần lễ biến động.
Nhiều người đã tới các phòng phiếu trong nỗ lực quy mô lớn vào giờ chót của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo, đảng đối lập lớn nhất và có tổ chức nhất tại Ai Cập.
Đảng này cùng những người còn lại của Đảng Dân chủ Quốc gia nắm quyền trước kia là các thành phần ủng hộ chính của cuộc trưng cầu dân ý.
Họ nói rằng thời biểu của cuộc bỏ phiếu sẽ giúp nhanh chóng quay lại một thể chế dân sự.
Đa số các nhóm có chủ trương thế tục và các nhân vật hàng đầu của phe cải cách phản đối cuộc đầu phiếu, nói rằng họ không có đủ thời gian hình thành các tổ chức chính trị hữu hiệu.
Cuộc trưng cầu dân ý được xem như cuộc trắc nghiệm đầu tiên trong tiến trình tiến tới dân chủ của Ai Cập, gồm 9 tu chính hiến pháp được đề nghị bởi một hội đồng do quân đội bổ nhiệm.
Quân đội hiện đang nắm quyền lãnh đạo ở Ai Cập kể từ khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ hồi tháng trước.
Hơn 14,1 triệu cử tri, tức 77,2%, tán thành các tu chính hiến pháp trong khi 4 triệu cử tri, tức 22,8%, bỏ phiếu chống.
Hôm qua, chính phủ loan báo 41% cử tri đi bỏ phiếu trong số 45 triệu cử tri có quyền đi bầu là con son số kỷ lục trong tất cả các cuộc bỏ phiếu gần đây tại nước này.
Một số các cử tri bỏ phiếu thuận cho biết họ ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý với hy vọng sẽ giúp phục hồi ổn định sau nhiều tuần lễ biến động.
Nhiều người đã tới các phòng phiếu trong nỗ lực quy mô lớn vào giờ chót của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo, đảng đối lập lớn nhất và có tổ chức nhất tại Ai Cập.
Đảng này cùng những người còn lại của Đảng Dân chủ Quốc gia nắm quyền trước kia là các thành phần ủng hộ chính của cuộc trưng cầu dân ý.
Họ nói rằng thời biểu của cuộc bỏ phiếu sẽ giúp nhanh chóng quay lại một thể chế dân sự.
Đa số các nhóm có chủ trương thế tục và các nhân vật hàng đầu của phe cải cách phản đối cuộc đầu phiếu, nói rằng họ không có đủ thời gian hình thành các tổ chức chính trị hữu hiệu.
Cuộc trưng cầu dân ý được xem như cuộc trắc nghiệm đầu tiên trong tiến trình tiến tới dân chủ của Ai Cập, gồm 9 tu chính hiến pháp được đề nghị bởi một hội đồng do quân đội bổ nhiệm.
Quân đội hiện đang nắm quyền lãnh đạo ở Ai Cập kể từ khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ hồi tháng trước.