Cựu chủ tịch FIFA từ chức vì tội hối lộ

T

T$

Guest
111205090426_havelange_304x171_reuters.jpg
Chủ tịch danh dự của FIFA, ông Joao Havelange vì nhận 'hối lộ'


Chủ tịch danh dự của FIFA, ông Joao Havelange, vừa từ chức sau khi bị nêu tên trong một bản phúc trình là ông đã nhận hối lộ.
Bản phúc trình của Chủ tịch ủy ban về đạo đức nghề nghiệp của FIFA, ông Hans-Joachim Eckert, cũng nêu tên ông Nicolas Leoz đã nhận tiền lại quả từ Cơ quan tiếp thị thể thao và giải trí quốc tế về bản quyền Cúp bóng đá thế giới.
Ông Leoz đã từ chức khỏi Ủy ban điều hành của FIFA vào tuần trước.
Ông bị cáo buộc trong bản phúc trình là đã "không hoàn toàn thẳng thắn" trong giải thích của ông về vụ việc này.
Tuy nhiên trong khi bản phúc trình viết rằng các khoản thanh toán cho ông Havelenge, 96 tuổi, ông Leoz, 84 tuổi, và cựu giám đốc FIFA Ricardo Teixeira, 65 tuổi, đủ điều kiện để bị coi là các khoản hối lộ nhưng tại thời điểm đó chúng lại không bị quy là phạm tội.
FIFA đã cho công ty ISL quyền granted ISL exclusive rights to market World Cup tournaments to some of the world's biggest brands and ISL received millions more from negotiating television broadcast rights.
Vụ vệc theo sau một tường thuật của BBC, chương trình Panorama, năm 2010. Chương trình này cáo buộc ba quan chức cấp cao FIFA nhận hối lộ từ công ty ISL có trụ sở tại Thụy Sĩ vào những năm 1990.
Chủ tịch FIFA, ông Sepp Blatter, tuyên bố hồi vào tháng 7 năm 2012 rằng Ủy ban mới về đạo đức nghề nghiệp của FIFA sẽ xem xét trước các cáo buộc hối lộ này. Kết quả của cuộc điều tra đó là bản phúc trình được công bố hôm nay, thứ Ba.
[h=2]'Lượng tiền đáng kể'[/h]
120711173352_dois.jpg
"Chắc chắn là một lượng tiền đáng kể đã được chuyển cho cựu chủ tịch FIFA, ông Havelange, và con rể ông là Ricardo Teixeira (trái)"
Phúc trình về tham nhũng của Fifa






Bản phúc trình viết: "Chắc chắn là một lượng tiền đáng kể đã được chuyển cho cựu chủ tịch FIFA, ông Havelange, và con rể ông là Ricardo Teixeira cũng như tới Tiến sĩ Nicolas Leoz, mà không có dấu hiệu nào rằng những người này đã cung cấp bất kỳ một hình thức dịch vụ nào để đổi lại cho những khoản tiền đó.
"Các khoản thanh toán dường như được thực hiện thông qua các công ty được sử dụng để ra mặt thay cho người sự thật nhận số tiền đó và những khoản tiền này bị coi là 'tiền hoa hồng', mà ngày nay bị xem là "các khoản hối lộ".
Các câu hỏi về hành xử của chủ tịch FIFA, ông Sepp Blatter, cũng đã được nêu ra trong quá khứ nhưng bản phúc trnfh này nói rằng không có bằng chứng ông Blatter đã nhận tiền từ công ty ISL mà nay đã không còn hoạt động.
Nhưng nó đặt ra câu hỏi về việc liệu ông Blatter đang lẽ phải biết về những hối lộ cho các viên chức trong ban điều hành và người ta coicách ông Blatter giải quyết các khía cạnh của vụ việc này là "vụng về".
Phản ứng trước việc bản phúc trình được công bố ông Blatter nói:
"Tôi không có nghi ngờ gì là FIFA, nhờ vào quá trình cải cách quản lý mà tôi đề xuất, nay đã có các cơ chế và phương tiện để đảm bảo rằng một vấn đề đã gây ra thiệt hại không thể kể xiết tới danh tiếng của tổ chức của chúng tôi như vậy sẽ không lặp lại.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top