T
T$
Guest
Đã có nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam ở Campuchia
Trong chưa đầy một tuần Bộ Ngoại giao Campuchia đã gửi ba công hàm phản đối Việt Nam vi phạm đất đai Campuchia.
BBC có trong tay ba công hàm đề ngày 12/6, 14/6 và 17/6 nói về các hoạt động đào đất và làm mương thủy lợi của phía Việt Nam mà phía Campuchia nói là ở trên đất của họ.
Các công hàm này đều đã được gửi tới Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh nhưng chưa có phản hồi.
Công hàm mới nhất đề ngày 17/6 nói tỉnh An Giang của Việt Nam từ tháng Tư năm nay đã đào đất xây móng cơ sở quân đội ở đất "thuộc huyện Koh Thom, tỉnh Kandal" của Campuchia.
Bộ Ngoại giao Campuchia nói đã phản đối hai lần vào tháng Tư và tháng Sáu mới đây, nhưng tỉnh An Giang vẫn tiếp tục công việc "trái phép".
Một lần nữa, phía Campuchia yêu cầu Việt Nam "chấm dứt ngay hoạt động của mình cho tới khi Ủy ban Liên hợp Biên giới cắm xong mốc đường biên" ở khu vực này.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Campuchia phản đối Việt Nam đào 8 ao mương thủy lợi "sâu trong lãnh thổ Campuchia thuộc tỉnh Ratanakiri".
Các khu vực nói trên hiện chưa cắm mốc phân giới được giữa hai bên.
Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 ký năm 2005.
Thế nhưng trên thực tế việc phân giới cắm mốc còn nhiều khó khăn và còn khoảng 20% đường biên chưa cắm mốc.
Cáo buộc Việt Nam xâm chiếm đất của Campuchia thường xuyên được các đảng phái chính trị Campuchia sử dụng trong nghị trình của mình.
Tuy nhiên điều đáng chú ý là Chính phủ Hun Sen, vốn bị chỉ trích là thân Việt Nam, nay cũng quay sang cáo buộc Việt Nam lấn đất.
Cho tới nay phía Việt Nam vẫn im lặng trước các cáo buộc lấn đất của Campuchia, nhưng trước áp lực gia tăng chắc chắn Hà Nội sẽ phải sớm có câu trả lời cho quan ngại của nước láng giềng.
Theo BBC Vietnamese